Hacker bắt đầu rửa tiền sau vụ hack Axie Infinity

Số Ethereum trị giá khoảng 7 triệu USD từ ví của hacker đã được chuyển vào “máy trộn” Tornado Cash nhằm xóa dấu vết và rút tiền.

Đây là động thái đầu tiên của hacker sau khi vụ tấn công vào hệ thống Ronin Bridge được công bố hôm 29/3. Theo dữ liệu được hiển thị trên công cụ theo dõi Etherscan, hacker đã tiến hành hơn 20 giao dịch, mỗi giao dịch có giá trị 100 ETH vào ngày 4/4.

Những giao dịch này chuyển tiền từ địa chỉ ví trung gian mang tên Ronin Bridge Exploiter 8 vào công cụ Tornado Cash với tổng số tiền là hơn 2.000 ETH, tương đương gần 7 triệu USD. Lượng Ethereum còn lại trong ví chứa tiền đánh cắp là khoảng 173.000 ETH, tương đương 607 triệu USD.

Một phần trong số hàng chục giao dịch được hacker thực hiện nhằm chuyển tiền vào hệ thống Tornado Cash. Ảnh: Etherscan

Một phần trong số hàng chục giao dịch được hacker thực hiện nhằm chuyển tiền vào Tornado Cash. Ảnh: Etherscan

Theo các chuyên gia, động thái chuyển tiền vào Tornado Cash cho thấy kẻ tấn công đang có ý định rút tiền từ phi vụ này. Tornado Cash là “máy trộn” phổ biến nhất hiện nay, thường được giới tội phạm mạng sử dụng để xóa dấu vết.

Công cụ hỗ trợ người dùng gửi tiền điện tử Ethereum (ETH), sau đó rút số tiền tương tự và dấu vết của mọi giao dịch được che giấu. “Bất cứ khi nào ETH được rút bằng địa chỉ mới, không có cách nào liên kết việc rút tiền với khoản tiền gửi ở địa chỉ cũ, điều đó đảm bảo sự riêng tư tuyệt đối”, website Tornado Cash mô tả. Trước đây, Tornado cũng đã được sử dụng bởi các hacker trong vụ đánh cắp 34 triệu USD từ sàn Crypto.com.

Theo Cryptoslate, cách thức dễ dàng nhất để hacker có thể rút tiền đánh cắp là chuyển chúng lên các sàn giao dịch tập trung với lượng thanh khoản đủ lớn. Tuy nhiên, do địa chỉ ví của hacker đã nằm trong danh sách đen của các sàn, nên sẽ không thể thực hiện cách thức trên. Phương án hữu hiệu nhất là qua các mixer như Tornado Cash. Trước đó, hacker cũng chuyển hàng nghìn ETH lên một số sàn như FTX, Houbi. Các sàn này cho biết sẽ phối hợp để điều tra danh tính kẻ tấn công, nhưng hiện vẫn chưa có bất cứ thông tin nào được công bố.

Hôm 4/4, Ronin Network cho biết vụ việc đang trong quá trình điều tra nên sẽ không đưa bình luận. Dự án cũng cam kết sẽ hoàn lại toàn bộ số tiền bị bị đánh cắp cho các nhà đầu tư.

Vụ tấn công xảy ra từ ngày 23/3 và được công bố hôm 29/3. Theo công bố của Sky Mavis, cầu nối Ronin Network bị hacker kiểm soát ít nhất năm node xác thực, từ đó thực hiện các giao dịch trái phép với tổng số tiền gồm 173.600 Ethereum cùng 25,5 triệu USDC, tương đương khoảng 615 triệu USD.

 

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Mạng của Axie Infinity bị hack, nhà đầu tư hoảng loạn bán tháo

Giá các loại tiền số do Sky Mavis phát hành đồng loạt giảm sau vụ hack. Đây được xem là vụ tấn công lớn nhất…

Chia sẻ :


Đánh cắp hơn 600 triệu USD tiền ảo, hacker được thưởng nửa triệu USD và mời làm cố vấn an ninh

Bị mất hơn hơn 600 triệu USD tiền ảo, Poly Network mời luôn thủ phạm vụ trộm làm cố vấn an ninh và hứa thưởng 500.000 USD

Chia sẻ :


Thị trường tiền ảo tuần qua: Bitcoin kéo vốn hóa thị trường vượt 2,100 tỷ USD

Sắc xanh tràn ngập trên thị trường tiền ảo trong tuần qua, với Bitcoin có lúc vượt ngưỡng 48,000 USD trước khi hạ nhiệt về gần 46,400 USD.

Chia sẻ :


Startup Việt được ‘rót’ 150 triệu USD sau vụ hack lịch sử

Sky Mavis, công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Việt Nam vừa huy động được 150 triệu USD trong một vòng gọi vốn do sàn giao dịch tiền điện tử Binance dẫn đầu.

Chia sẻ :


Người chơi Axie Infinity: ‘Tôi cảm thấy rất buồn’

Các nhà đầu tư (người chơi) là người chịu tổn hại nhiều nhất trong vụ trộm 600 triệu USD của Axie Infinity.

Chia sẻ :


Hiếu PC chỉ rõ 6 điều cần biết khi giao dịch ngân hàng online, đề phòng những chiêu trò tinh vi của hacker

Thủ đoạn của hacker hay những kẻ lừa đảo ngày càng tinh vi, khó kiểm soát nên người dùng cần nâng mức cảnh giác lên tối đa. Hiếu PC cũng đã chỉ điểm 6 điều cần phải làm khi thực hiện thanh toán trực tuyến.

Chia sẻ :


Bộ Công an khuyến cáo người dân tuyệt đối không được sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả

Thủ đoạn các đối tượng thường sử dụng là dùng kỹ thuật quay phim, chụp ảnh để quảng cáo, tạo niềm tin với người tiêu dùng với những nội dung như “mua 1 triệu đồng tiền thật được 10 triệu đồng tiền giả”, “tiền giả giống tiền thật đến 99%”, “tiêu dùng thoải mái không lo phát hiện”… nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân…

Chia sẻ :


Vạch trần 6 chiêu lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) đã cảnh báo 6 chiêu thức lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng.

Chia sẻ :


Chủ tịch SEC: “Tiền ảo đầy rẫy gian lận và lửa đảo”

Có một mảng trong thế giới tiền ảo mà Chủ tịch SEC đặc biệt lo ngại, đó là stablecoin. Quan chức giám sát cấp cao nhất của thị trường chứng khoán Mỹ nói ông tin rằng tiền ảo là một loại chứng khoán, theo đó nên nằm dưới sự giám sát của SEC…

Chia sẻ :


Lừa đảo tài chính ngân hàng: Làm gì để không thành nạn nhân?

Người tiêu dùng tuyệt đối không truy cập hoặc nhập thông tin tên truy cập, mật khẩu đăng nhập Internet Banking/Mobile Banking, mã xác thực OTP, số tài khoản… của người tiêu dùng vào trang web/liên kết lạ.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *