Hà Nội: phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng gần 11.000ha

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1045/QĐ-UBND về phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5.000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở) với quy mô gần 11.000ha, thuộc địa giới hành chính của 55 phường, xã thuộc 13 quận, huyện.

Phân khu quy hoạch có diện tích gần 11.000ha, trong đó, sông Hồng chiếm 3.600ha (33%), đất bãi sông trên 5.400ha (50%), phần diện tích còn lại là khu vực đã xây dựng gồm các khu làng xóm có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời như: xã Bát Tràng, Văn Khê, Tráng Việt; Các khu phố ngoài đê như Quảng An, Tứ Liên, Yên Phụ, Phúc Xá… Ngoài ra, còn có đất các công trình hạ tầng xã hội (công cộng, trường học), các công trình hạ tầng kỹ thuật, đất an ninh quốc phòng, công nghiệp (kho bãi, bến cảng). Dự báo quy mô dân số tối đa tại khu vực này đến năm 2030 vào khoảng 300.000 người. Trong đó, dân số hiện có giữ lại cải tạo chỉnh trang là 215.000 người, dân số đất nhóm nhà ở mới là 85.000 người.

Theo định hướng quy hoạch, phân khu đô thị sông Hồng có chức năng chính là không gian thoát lũ sông Hồng đoạn qua khu vực đô thị trung tâm được xác định tại Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, là trục không gian đặc trưng cây xanh mặt nước, văn hóa lịch sử, cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm, với chức năng chính là công trình công cộng, các công viên cây xanh, văn hóa dịch vụ du lịch giải trí biểu tượng của Thủ đô, phục vụ các hoạt động lễ hội, du lịch.

 

Theo đồ án quy hoạch, Hà Nội đã nghiên cứu quy hoạch 8 bãi sông Hồng. Những bãi sông này được đề xuất xây dựng các khu chức năng đô thị hiện đại, đồng bộ về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, có mật độ xây dựng thấp phù hợp với định hướng là trục không gian đặc trưng cây xanh, mặt nước, cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm…

Tại đây sẽ hình thành trục không gian văn hóa – cảnh quan sinh thái Hồ Tây – Cổ Loa; cải tạo chỉnh trang, tái thiết  hệ thống dân cư hiện hữu được tồn tại, bảo vệ theo Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình; bảo tồn các công trình di tích, kiến trúc có giá trị lịch sử, kết hợp khai thác quỹ đất phát triển mới tạo lập diện mạo đô thị hai bên sông Hồng;

Hệ thống giao thông và đầu mối hạ tầng kỹ thuật sẽ được phát triển để cải thiện điều kiện sống theo hướng hiện đại, an toàn và khuyến khích các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao ngoài trời (đi bộ, xe đạp,…). Trong đó sẽ xây dựng mới hai tuyến trục chính đô thị dọc sông Hồng;

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật kết nối với các khu vực liền kề, đặc biệt là hệ thống đường trục và hệ thống mạng lưới đường ven sông; cầu/hầm nối kết đô thị hai bên sông (Tả ngạn – Bắc sông Hồng và Hữu ngạn – Nam sông Hồng), kết nối giao thông đường bộ và đường thủy, tạo điều kiện và động lực phát triển cho khu vực và thành phố; Xây dựng các tuyến đường cảnh quan, tuyến đường dành cho người đi bộ và xe đạp trên cơ sở kế thừa nghiên cứu quy hoạch cơ bản phát triển không gian sông Hồng, hoàn chỉnh toàn tuyến đi qua TP Hà Nội.

Theo quy hoạch, sẽ phân đoạn quản lý phát triển gồm 3 phân đoạn chính: Từ cầu Hồng Hà tới cầu Thăng Long (đoạn R1-R2) là khu vực phát triển không gian sinh thái, bảo tồn tính tự nhiên trên cơ sở các làng xóm ven đô được dần đô thị hóa và đất bãi, đất nông nghiệp (trồng rau, hoa màu, cây cảnh…) của các huyện Mê Linh, Đông Anh, Đan Phượng, quận Bắc Từ Liêm. Khu vực này được định hướng phát triển công viên chuyên đề với mô hình trang trại sinh thái và nông nghiệp đô thị phục vụ du lịch và các khu vực đa chức năng gắn với các hoạt động thương mại, dịch vụ, vận chuyển (cụm cảng Chèm).

Từ cầu Thăng Long đến cầu Thanh Trì (đoạn R3-R4): khu vực trung tâm của phân khu đô thị sông Hồng, với phía Bắc gồm các khu vực làng xóm đô thị hóa thuộc huyện Đông Anh, quận Long Biên và khu vực đất bãi được nghiên cứu xây dựng, phía Nam thuộc các quận nội đô như Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai gồm đất ở đô thị với mật độ rất cao, đất bãi và khu vực bãi giữa. Khu vực này được định hướng là khu vực đa chức năng, với các công trình công cộng văn hóa, thương mại dịch vụ và các không gian cảnh quan thúc đẩy tiện nghi giải trí của đô thị ở khu vực bãi giữa, trục không gian lịch sử liên kết khu vực Hồ Tây – Cổ Loa.

Từ Cầu Thanh Trì đến Cầu Mễ Sở (đoạn R5): Là không gian sinh thái trọng tâm của phân khu đô thị sông Hồng, với các khu vực nông nghiệp trồng rau màu, cây cảnh, các khu vực nuôi trồng thủy sản cùng các làng nông nghiệp truyền thống và các công trình di tích lịch sử, khu vực này được định hướng bảo tồn và khôi phục các giá trị tự nhiên và vắn hóa phục vụ du lịch và phát triển các khu vực đa chức năng gắn với các hoạt động thương mại, dịch vụ, vận chuyển (cảng Thanh Trì, Bát Tràng), làng nghề Bát Tràng.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Cho phép xây mới ở khu vực ngoài đê 4 quận trung tâm Hà Nội

Quy hoạch phân khu sông Hồng cho phép nhà cửa ở khu vực đê tại các quận Hoàn Kiếm, Ba Ðình, Tây Hồ, Hai Bà Trưng được bảo tồn, xây dựng mới để cải thiện cuộc sống cho người dân. Ngoài ra, khu vực bãi sông được quy hoạch xây dựng 6 khu đô thị mới.

Chia sẻ :


Điều chỉnh Quy hoạch chung TP. Hải Dương đến năm 2040 là đô thị cấp vùng, phát triển công nghiệp nhẹ

 Hải Dương được xác định là đô thị trung tâm cấp vùng, phát triển công nghiệp nhẹ, kỹ thuật cao và hỗ trợ phát triển các loại công nghiệp chế biến của vùng Nam và Đông Nam Đồng bằng Sông Hồng…

Chia sẻ :


Đồng Nai duyệt quy hoạch phân khu C1 quy mô 1.921ha tại TP. Biên Hoà

Phân khu C1 có diện tích 1.921ha, là phân khu thành phần phía Nam của Khu đô thị phía Tây cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu…

Chia sẻ :


Quy hoạch đô thị ven sông ở Hà Nội và TP.HCM: Sẽ thành công như Thượng Hải, Sydney?

Đề án “Phát triển kè sông và kinh tế dịch vụ ven sông giai đoạn 2020-2045” được TP.HCM phê duyệt vào đầu năm 2022, Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và sông Đuống được UBND TP Hà Nội công bố ngày 5/4 vừa qua được các chuyên gia của Savills kỳ vọng sẽ làm thay đổi diện mạo đô thị dọc bờ sông của hai thành phố lớn vốn có nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác và đầu tư tương xứng.

Chia sẻ :


Hà Nội: đẩy mạnh phát triển không gian xây dựng ngầm

Theo định hướng của Hà Nội, thành phố sẽ phát triển đô thị nén, mật độ cao trên cả không gian nổi, không gian ngầm xung quanh các nhà ga, đường sắt đô thị với chức năng hỗn hợp. Trong đó ưu tiên phát triển xây dựng không gian ngầm trong các công trình công cộng, trung tâm thương mại đô thị…

Chia sẻ :


Hà Nội quy hoạch 78 bãi đỗ xe công cộng ngầm tại 4 quận nội thành cũ

Theo quy hoạch được UBND TP. Hà Nội phê duyệt thì các bãi đỗ xe công cộng ngầm bố trí tại khu vực 4 quận nội thành cũ với 78 địa điểm xây dựng, tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 104 ha, công trình xây dựng từ 3-4 tầng hầm…

Chia sẻ :


Phó Thủ tướng Lê Văn Thành phê duyệt quy hoạch thành phố Hạ Long đến năm 2040

Phạm vi thực hiện là toàn bộ đơn vị hành chính thành phố Hạ Long gồm 21 phường với diện tích tự nhiên khoảng 112.132 ha. Dân số thường trú tính đến năm 2020 khoảng 327.400 người…

Chia sẻ :


Sẽ có thêm 1 quận và 4 thành phố trực thuộc TP.HCM

Trong 5 huyện ngoại thành hiện hữu, mục tiêu của TP.HCM là chuyển 4 huyện trở thành thành phố trực thuộc TP.HCM, 1 huyện chuyển thành quận…

Chia sẻ :


Hải Dương sẽ có khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Hồ Bến Tắm 502,63 ha

Đây là khu vực có lợi thế về hệ thống suối, hồ cảnh quan kết hợp đồi núi, phong cảnh hữu tình với đầy đầy đủ các dịch vụ tiện ích và hạ tầng xã hội đi kèm…

Chia sẻ :


Thủ tướng đồng ý giảm diện tích Khu công nghiệp Phúc Khánh và Sông Trà ở Thái Bình

Thủ tướng Chính phủ đồng ý việc điều chỉnh giảm diện tích Khu công nghiệp Phúc Khánh từ 200 ha xuống còn 159,03 ha, giảm diện tích Khu công nghiệp Sông Trà từ 200 ha xuống còn 150,48 ha.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *