Lập ngân sách cơ bản và kiểm soát chặt chi tiêu
Trước hết, bạn cần phải có một bức tranh tổng thể rõ ràng về tình hình tài chính của mình hiện tại, trước khi có thể thực hiện bất kỳ động thái nào.
Về ngắn hạn, cần xem cụ thể các khoản thu, chi, những gì bạn sắp phải tiêu, con số còn lại. Đó là ba câu hỏi cơ bản để xây dựng ngân sách. Bằng cách không chi tiêu nhiều hơn số tiền bạn có, bạn sẽ không bị nợ nần chồng chất.
Trong trường hợp bạn bị mất việc hoặc vừa có công việc mới với mức thu nhập thay đổi, bạn cần xem xét lại ngân sách dựa trên thu nhập mới của mình.
Cắt giảm toàn bộ chi tiêu
Nên nhìn vào tình hình chi tiêu của bạn và tìm ra những cách hợp lý nhất để cắt giảm chi phí. Đó cũng là cơ hội để bạn có thể có được thêm những kỹ năng mới. Bạn cũng nên phân biệt giữa chi tiêu thiết yếu và chưa thiết yếu để tìm ra những thứ có thể cắt giảm.
Chi tiêu thiết yếu bao gồm những khoản cố định như điện, nước, Internet, phí ăn uống, sinh hoạt… Trong khi đó, chi tiêu chưa thiết yếu có thể là quần áo, giải trí…
Trong trường hợp bạn có khoản nợ ngân hàng hoặc nợ tiền một ai đó, nên gọi cho họ để hỏi về các chương trình hỗ trợ, ví dụ giãn nợ, giảm lãi suất, chỉ thanh toán một phần… Bạn có thể gọi điện thương lượng với người cho vay bằng thái độ kiên trì, nhẫn nại và tử tế, sau đó lắng nghe phản hồi của họ.
Tìm kiếm sự hỗ trợ của các tổ chức
Bạn nên tìm kiếm xem có bất kỳ tổ chức phi lợi nhuận nào tại địa phương cung cấp hỗ trợ tài chính hoặc vật chất như thực phẩm miễn phí, dịch vụ y tế, sửa chữa… có thể hỗ trợ mình.
Lập lại quỹ tiết kiệm ngay khi tình hình bớt khó khăn
Quỹ khẩn cấp không chỉ là một vùng đệm tài chính trong thời kỳ khó khăn, nó còn mang lại cho bạn sự an tâm. Nên cố gắng để tiết kiệm khoảng 6 tháng lương, dự phòng cho những tình huống khẩn cấp.
Phản hồi