GDP năm 2022 tăng cao nhất 12 năm

Nền kinh tế phục hồi sau Covid giúp GDP năm 2022 ước tính tăng 8,02%, mức cao nhất giai đoạn 2011-2022.

Công bố số liệu sáng 29/12, Tổng cục Thống kê cho biết, GDP quý IV ước tăng 5,92% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng này cao hơn của cùng kỳ năm 2020, 2021 (thời điểm diễn ra đại dịch Covid-19) nhưng thấp hơn tốc độ tăng của quý IV các năm 2011-2019.

Ước tính GDP năm 2022 tăng 8,02%. Đây cũng là mức cao nhất giai đoạn 2011-2022.

Một tuần trước, HSBC đã đánh giá, 2022 là năm phục hồi bùng nổ giúp Việt Nam có nhiều khả năng tiếp tục là một trong những nước tăng trưởng vượt trội ở châu Á. Tổ chức này khi đó cũng nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam lên 8,1% từ mức dự báo 7,6% trước đó, do “những thuận lợi nhờ mở cửa trở lại vẫn còn”.

GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2022 đạt 8.083 USD một lao động, tăng 622 USD so với năm trước.

Về lạm phát, CPI bình quân quý IV tăng 0,67% so với quý trước, tăng 4,41% so với cùng kỳ năm 2021. Tính chung, CPI bình quân cả năm tăng 3,15% so với năm 2021, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra (dưới 4%).

Cơ quan thống kê thông tin, trong mức tăng của tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế, khu vực dịch vụ đóng góp nhiều nhất (56,65%); tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng (góp 38,24%) và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng (5,11%).

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn đóng vai trò động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 8,1%; cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,45%; sản xuất và phân phối điện tăng 7,05%. Ngành khai khoáng tăng 5,19% còn xây dựng tăng 8,17%. Khu vực dịch vụ cũng được khôi phục và tăng trưởng mạnh với tốc độ tăng năm 2022 đạt 9,99%, cao nhất trong giai đoạn 2011-2022.

Những ngành có mức tăng trưởng cao, đóng góp nhiều vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế là: bán buôn, bán lẻ tăng; vận tải kho bãi; dịch vụ lưu trú và ăn uống… Riêng ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội giảm do dịch bệnh đã được kiểm soát nên chi cho phòng, chống dịch bệnh giảm so với năm 2021.

Xuất nhập khẩu tiếp tục là điểm sáng trong năm nay với tổng kim ngạch ước đạt 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm trước, trong đó, xuất khẩu tăng 10,6%, nhập khẩu tăng 8,4%. Cán cân thương mại hàng hoá ước tính xuất siêu 11,2%.

Về cơ cấu nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,88%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,26%; khu vực dịch vụ chiếm 41,33%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,53%.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Tổng cục Thống kê: Tình hình kinh tế – xã hội quí II còn đối mặt nhiều thách thức

DNVN – Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I năm 2022 tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước. Bước sang quý II, tình hình kinh tế – xã hội còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Chia sẻ :


HSBC dự báo lãi suất sẽ tăng 50 điểm cơ bản trong quý 3/2022

Các chuyên gia phân tích của HSBC dự báo Ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh lãi suất tăng 50 điểm cơ bản trong quý 3/2022 trong bối cảnh nhận định rủi ro lạm phát gia tăng.

Chia sẻ :


Tiền thuế thu nhập cá nhân, bất động sản tăng mạnh

Theo Tổng cục Thuế, tiền thu từ thuế thu nhập cá nhân, cho thuê đất và sử dụng đất là những khoản thu, sắc thuế có mức tăng trưởng cao trong quý I/2022.

Chia sẻ :


Đất nền đang nóng nhất ở khu vực này

Đất nền là loại hình bất động sản “nóng” nhất trong hơn 2 năm dịch Covid-19 và cũng là phân khúc phục hồi nhanh nhất sau mỗi đợt Covid-19 bùng phát.

Chia sẻ :


Kinh tế 3 tháng đầu năm có nhiều điểm sáng

Sau nhiều năm chống chịu với đại dịch, ngay quý đầu năm 2022, kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, khởi sắc ở hầu hết lĩnh vực, tạo sức bật cho những tháng còn lại. Số lượng doanh nghiệp (DN) thành lập mới cao kỷ lục, nhu cầu vốn “tăng tốc”. Đáng chú ý, việc xử lý các vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, sai phạm trong phát hành trái phiếu… cũng đem lại lợi ích lâu dài cho thị trường.

Chia sẻ :


Gần 4.000 doanh nghiệp đăng ký mới sau Nghị quyết 128

10 ngày sau Nghị quyết 128 về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đã có gần 4.000 doanh nghiệp được đăng ký thành lập mới…

Chia sẻ :


HSBC hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam xuống 6,1%, nhận định tỷ giá sẽ biến động mạnh

HSBC cho rằng, đại dịch bùng phát nhiều nơi và diễn biến phức tạp, sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng GDP và tỷ giá biến động mạnh trong nửa cuối năm…

Chia sẻ :


Ngân sách nhà nước “ngấm đòn” từ dịch Covid-19

Theo số liệu của Bộ Tài chính, tháng 9, thu NSNN ước đạt 65.200 tỷ đồng, giảm khoảng 17.000 tỷ đồng so với tháng 8. Điều này cho thấy tác động nặng nề của làn sóng COVID-19 thứ 4 tới tình hình ngân sách, dù dịch bệnh đã dần được kiểm soát và có chuyển biến tích cực tại nhiều địa phương.

Chia sẻ :


World Bank hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Mặc dù tháng 10/2021, World Bank (WB) dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng trong năm 2022 là 6,5% nhưng đến nay WB dự báo chỉ còn 5,3%. Tuy nhiên, đó chỉ là kịch bản cơ bản, xấu hơn nữa kịch bản dự báo có thể chỉ còn 4,4%.

Chia sẻ :


Mỗi tháng có hơn 17.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

DNVN – Trong quý I/2022, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng 49,7% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 17,1 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *