Gần 12h đêm, Thủ tướng gọi lãnh đạo huyện An Phú: ‘Huyện đỏ quạch như thế rồi mà vẫn không triển khai trạm xá lưu động là như thế nào?’

Gần 12h đêm, Thủ tướng gọi lãnh đạo huyện An Phú: Huyện đỏ quạch như thế rồi mà vẫn không triển khai trạm xá lưu động là như thế nào? - Ảnh 1.

Sau 4 tiếng liên tục kiểm tra, Thủ tướng đánh giá việc chống dịch ở một số nơi vẫn còn nhiều sơ hở, chủ quan, thiếu mục tiêu cụ thể rõ ràng, khiến cho dịch bệnh lai rai và kéo dài. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ ra các điểm yếu trong công tác phòng chống dịch mà các địa phương này cần phải rút kinh nghiệm.

Gần 12h đêm, Thủ tướng gọi lãnh đạo huyện An Phú: Huyện đỏ quạch như thế rồi mà vẫn không triển khai trạm xá lưu động là như thế nào? - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh chụp màn hình từ VTV1

Thủ tướng đã trao đổi trực tuyến với lãnh đạo 6 phường xã: Phường Rạch Sỏi, thành phố Rạch Giá; Xã Hòa Điền, huyện Kiên Lương của tỉnh Kiên Giang; Xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè; Xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo của tỉnh Tiền Giang; Phường An Hòa, thành phố Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp và thị trấn Long Bình, huyện An Phú của tỉnh An Giang.

Qua kiểm tra cho thấy, hầu hết các địa phương này đều đang thực hiện giãn cách xã hội từ giữa tháng 7. Tuy nhiên, công tác chống dịch vẫn còn nhiều sơ hở từ cấp tỉnh, huyện, xã. Việc thực hiện xét nghiệm, trả kết quả còn chậm và chưa theo hướng dẫn, chưa triển khai xây dựng trạm y tế lưu động tại các khu vực có ca mắc cao.

Nhiều nơi số ca trong cộng đồng vẫn tăng lên, như thị trấn Long Bình của huyện An Phú, tỉnh An Giang ngày 14/9 đã phát hiện tới 32 ca trong cộng đồng. Nhận định tình hình tại An Phú đang rất nguy hiểm, Thủ tướng đã điện thoại chỉ đạo trực tiếp Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, yêu cầu dồn toàn lực tập trung kiểm soát dịch tại huyện này. Sau đó, 11h đêm, Thủ tướng kết nối trực tuyến với lãnh đạo Trung tâm chỉ huy phòng chống dịch của huyện An Phú.

Gần 12h đêm, Thủ tướng gọi lãnh đạo huyện An Phú: Huyện đỏ quạch như thế rồi mà vẫn không triển khai trạm xá lưu động là như thế nào? - Ảnh 2.

“Cái huyện đỏ quạch như thế này rồi, mà vẫn không triển khai trạm xá lưu động là như thế nào? Vì vậy, bây giờ phải tập trung làm mấy việc. Thứ nhất, sơ tán dân ra khỏi khu vực này. Vì hiện đang đông dân, sẽ lây tiếp rất nhanh”. Lúc Thủ tướng gọi, đồng hồ đã chỉ gần 11h30 đêm 14/9.

Thủ tướng nói thêm: “Tập trung toàn lực để xét nghiệm trong vòng 1 tuần và phải ít nhất là 3 lần. Nếu như âm tính thì đưa ra các trường học để sơ tán, ai dương tính thì đưa đi chăm sóc, điều trị và làm sạch khu vực để đưa dân trở lại trong tuần này. Thứ 3, triển khai các trạm xá lưu động. Quan trọng nhất của trạm xá lưu động là phải đầy đủ oxy, thuốc men để người dân được tiếp cận nhanh nhất”.

Gần 12h đêm, Thủ tướng gọi lãnh đạo huyện An Phú: Huyện đỏ quạch như thế rồi mà vẫn không triển khai trạm xá lưu động là như thế nào? - Ảnh 3.

Thủ tướng chỉ ra 3 điểm yếu các địa phương này cần rút kinh nghiệm đó là: Thực hiện giãn cách nhưng không có mục tiêu; giãn cách nhưng thực hiện biện pháp y tế không đúng và giãn cách nhưng thực hiện không nghiêm các chỉ đạo trong các công điện của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Y tế ngay trong sáng 15/9 phải có công điện gửi tất cả các tỉnh, thành đang thực hiện Chỉ thị 16 về việc: thực hiện giãn cách phải có mục tiêu cụ thể, rõ ràng và phải đạt được mục tiêu; Thực hiện xét nghiệm nhanh đối với toàn bộ dân khu vực giãn cách, 2 ngày/lần; xét nghiệm ít nhất 3 lần; và chuẩn bị sẵn sàng các trạm y tế lưu động tại xã, phường, thị trấn.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Trước ngày 15/9, các địa phương đang thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách phải hoàn thành xét nghiệm Covid-19 cho toàn dân

Ngày 8/9, theo chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính, người đứng đầu các tỉnh, thành phố phải khẩn trương chỉ đạo quán triệt đầy đủ, sâu sắc mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch. Các địa phương thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội phải hoàn thành mục tiêu xét nghiệm toàn dân trước ngày 15/9/2021.

Chia sẻ :


Thần tốc xét nghiệm là then chốt, quan trọng nhằm sớm kiểm soát dịch

Nhiều tỉnh, thành phố chưa thực hiện nghiêm việc giãn cách, chưa xác định được mục tiêu, phạm vi, thời gian, các giải pháp kiểm soát dịch, nhất là công tác xét nghiệm, dẫn đến phải thực hiện giãn cách kéo dài, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và phát triển kinh tế xã hội…

Chia sẻ :


Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Không để dịch bệnh lây lan vào cảng biển

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý, Bà Rịa – Vũng Tàu có rất nhiều hoạt động kinh tế như dầu khí, nhất là cảng biển, cần tập trung bảo vệ an toàn, nghiêm ngặt. Nếu hệ thống cảng biển bị lây lan dịch bệnh sẽ tác động hoàn toàn đến mạng lưới vận tải, logistics của Việt Nam…

Chia sẻ :


Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19

Tại cuộc họp ngày 24/8, lãnh đạo chủ chốt đã thống nhất phân công Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch; trực tiếp chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất từ Trung ương xuống địa phương…

Chia sẻ :


Hải Phòng cho phép nhà hàng, quán ăn hoạt động trở lại từ 15/9

Từ ngày mai (15/9), TP Hải Phòng cho phép nhiều hoạt động trở lại nhưng phải đảm bảo yêu cầu và hướng dẫn về phòng chống dịch.

Chia sẻ :


Dịch ở Bình Dương lây nhiễm “đậm đặc” không kém TP.HCM

Một số khu vực tại Bình Dương có mức độ lây nhiễm đậm đặc và sâu không kém TP.HCM, cần khẩn trương tăng cường lực lượng chi viện cho Bình Dương…

Chia sẻ :


Thủ tướng kiện toàn Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19

Theo Quyết định, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng ban chỉ đạo; Phó Ban chỉ đạo gồm Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Phó Thủ tướng Lê Văn Thành…

Chia sẻ :


Sở Công thương TP.HCM chỉ ra lý do các cửa hàng ăn uống vẫn ‘im lìm’ dù đã được phép mở trở lại

Mặc dù các cửa hàng ăn uống được phép kinh doanh trở lại dưới hình thức bán mang đi qua ứng dụng công nghệ, shipper, thế nhưng, sau 2 ngày kể từ khi được phép mở cửa, hầu hết quán ăn, cafe vẫn tiếp tục đóng cả “im lìm”, chưa có dấu hiệu mở bán lại.

Chia sẻ :


Nơi này bỗng dưng lọt “tầm ngắm” của hàng loạt đại gia BĐS

FLC, Sao Mai Group, HANO – VID,… cùng loạt đại gia địa ốc khác đang tìm kiếm cơ hội, đồng thời săn quỹ đất đẹp tại Hậu Giang.

Chia sẻ :


Khởi công dự án trục Đông – Tây và hai nút giao cao tốc Hà Nội – Hải Phòng có mức đầu tư hơn 2.100 tỷ

Với tổng mức đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng,  dự án đầu tư xây dựng đường trục Đông – Tây tỉnh Hải Dương và hai nút giao cao tốc Hà Nội – Hải Phòng là dự án quan trọng, có tính kết nối vùng trong tỉnh và kết nối Hải Dương với các tỉnh lân cận…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *