Foxconn sẽ “đổ bộ” thị trường châu Âu, Ấn Độ, Mỹ Latinh với xe điện

Những mẫu xe điện mới được Foxconn công bố cách đây ít hôm.

Foxconn có tên chính thức là Hon Hai Precision Industry, đặt mục tiêu trở thành một công ty lớn trong thị trường xe điện toàn cầu và đã đạt được các thỏa thuận với công ty khởi nghiệp Fisker của Mỹ và tập đoàn năng lượng PTT PCL của Thái Lan.

Phát biểu với các phóng viên tại một diễn đàn kinh doanh ở Đài Bắc sau khi tiết lộ ba nguyên mẫu EV mới đây, Liu nói rằng do các hạn chế về thông tin, ông không thể cung cấp bất kỳ chi tiết nào về kế hoạch của mình với châu Âu, Ấn Độ và Mỹ Latinh.

“Châu Âu sẽ nhanh hơn một chút, tôi đồng ý với điều đó. Nhưng cụ thể hơn, tôi không thể nói”, Chủ tịch Liu Young-Way nhấn mạnh.

Trước câu hỏi có hợp tác với các hãng xe hơi của Đức hay không, Liu Young-Way nói rằng mốc thời gian sẽ là Châu Âu trước tiên, sau đó đến Ấn Độ và Châu Mỹ Latinh, Mexico “rất có thể”.

Ông Liu Young-Way trước đây đã từng đề cập đến Mexico như một địa điểm sản xuất xe điện có thể có trong kế hoạch của hãng.

Liu cho biết họ sẽ sử dụng những gì Foxconn đề cập đến là làm mô hình BOL, nghĩa là Xây dựng, Vận hành và Bản địa hóa – đầu tư với các đối tác để xây dựng và vận hành các nhà máy địa phương, sau đó bán cho người tiêu dùng địa phương.

Vào tháng 5 vừa qua, Foxconn và nhà sản xuất ô tô Stellantis đã công bố kế hoạch thành lập một liên doanh để cung cấp các công nghệ trong xe hơi và xe hơi được kết nối trong toàn ngành công nghiệp ô tô.

Foxconn trong cũng đã mua một nhà máy từ công ty khởi nghiệp Lordstown Motors của Mỹ để sản xuất ô tô điện.

Vào tháng 8, họ đã mua một nhà máy sản xuất chip ở Đài Loan nhằm cung cấp nhu cầu về chip ô tô trong tương lai.

Foxconn nổi tiếng với việc sản xuất iPhone cho Apple, đã đặt mục tiêu cung cấp các linh kiện hoặc dịch vụ cho 10% xe điện trên thế giới vào giữa năm 2025 và 2027, vì công ty này tìm cách đa dạng hóa các nguồn doanh thu khỏi việc trở thành một nhà sản xuất điện tử theo hợp đồng.

Phát biểu trước đó tại, ông Liu Young-Way cho biết Đài Loan có lợi thế tự nhiên khi sản xuất xe điện vì thế mạnh hiện có về phần mềm và chất bán dẫn.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Lộ diện đối thủ của VinFast trong mảng xe điện ở Đông Nam Á: Do tập đoàn dầu khí của Chính phủ Thái Lan hậu thuẫn, vừa ký liên doanh với Foxconn

PTT thuộc ở hữu của Nhà nước Thái Lan sẽ cùng với nhà sản xuất Đài Loan sản xuất xe điện và các linh kiện liên quan sớm nhất vào năm 2023.

Chia sẻ :


Tuyển kỷ lục 10.000 nhân công một ngày, nhà máy Foxconn chạy hết tốc lực để sản xuất iPhone 13

Trang Sina của Trung Quốc cho biết, mỗi nhân viên sản xuất iPhone 13 có thể được hưởng phụ cấp lên đến 10.000 nhân dân tệ (35 triệu đồng)/tháng.

Chia sẻ :


Cuộc đua sản xuất chip: Samsung, TSMC, Intel rót hàng trăm tỷ USD mở nhà máy mới

Theo tin từ Wall Street Journal, hãng công nghệ Intel Corp. của Mỹ đang có kế hoạch xây dựng hai nhà máy sản xuất chip mới tại châu Âu nhằm tăng sản lượng trong bối cảnh thế giới đang thiếu chip trầm trọng…

Chia sẻ :


Nổi lên nhờ cung ứng cho Apple, Luxshare phá kỷ lục kinh doanh, riêng hai nhà máy tại Bắc Giang năm ngoái doanh thu gần 1,7 tỷ USD

Kết quả kinh doanh của công ty Trung Quốc – Luxshare dự kiến tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm nay khi sản phẩm iPhone 13 sắp được cho ra mắt vào cuối năm.

Chia sẻ :


Volvo huy động 2,9 tỷ USD phát triển xe điện

Để phục vụ việc chuyển đổi sang xe điện, Volvo đang tìm cách huy động 25 tỷ kronor (2,9 tỷ USD) trong đợt chào bán cổ phiếu công khai lần đầu ở Stockholm…

Chia sẻ :


Báo Nhật nói gì khi VinFast dần bước vào thị trường phương Tây, cạnh tranh với các ‘ông lớn’ Tesla, Volkswagen?

VinFast hiện đang chuẩn bị cho mục tiêu tiến vào thị trường xe điện tại Mỹ và châu Âu trong thời gian tới.

Chia sẻ :


Tỷ phú giàu nhất Đài Loan khởi nghiệp từ nhà máy giày thể thao trên trang trại lợn

Ông Zhang Congyuan, được mệnh danh là “vua giày”, đã vượt qua Terry Gou – nhà sáng lập Foxconn, trở thành người giàu nhất Đài Loan với tài sản hơn 14 tỷ USD…

Chia sẻ :


Nhiều “ông lớn” trong ngành điện tử tiếp tục đầu tư tại Việt Nam

Nhiều “ông lớn” trong ngành điện tử tiếp tục đầu tư hoặc mở rộng sản xuất tại Việt Nam thông qua các dự án lớn. Bắc Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Thanh Hóa và Đà Nẵng tiếp tục trở thành các địa phương nhận được các đầu tư rất lớn từ các dự án FDI này….

Chia sẻ :


Cam Cao Phong lên sàn điện tử

Hòa Bình đã khẩn trương tổ chức các buổi kết nối tiêu thụ cam Cao Phong giữa các hộ gia đình, hợp tác xã với doanh nghiệp, sàn thương mại điện tử để đưa ra các giải pháp tiêu thụ cam trong thời gian tới.

Chia sẻ :


VinFast vừa đầu tư vào một startup công nghệ pin của Mỹ

Các nhà đầu tư rót 3 triệu USD vào AM Batteries trong vòng hạt giống.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *