FLC đề nghị tạm dừng giao dịch cổ phiếu để điều tra bất thường trong phiên 01/04, hủy bỏ giao dịch nếu có vi phạm

CTCP Tập đoàn FLC (HOSE: FLC) mới có văn bản gửi Bộ Tài chính, Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam về giao dịch của cổ phiếu FLC ngày 01/04.

* Họ FLC đang được “giải cứu”, cần cẩn trọng với tin đồn

Trong văn bản, CTCP Tập đoàn FLC cho biết phiên giao dịch 01/04/2022, mã FLC có thanh khoản tăng đột biến với tổng khối lượng khớp lệnh 59 triệu đơn vị ngay trong phiên sáng. Kết thúc phiên giao dịch 01/04, khối lượng khớp đạt hơn 100 triệu đơn vị và đóng cửa ở giá 10,850 đồng/cp.

Trong khi đó, tại 2 phiên giao dịch liền trước đó (ngày 30/03 và 31/03/2022), cổ phiếu FLC liên tục giảm kịch sàn với khối lượng giao dịch trung bình mỗi phiên chỉ bằng 1% khối lượng khớp trong phiên giao dịch ngày 01/04 (thanh khoản tăng đột biến gấp 100 lần).

Ngoài ra, trước đó vào tối 31/03, mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin mua gom cổ phiếu FLC, thậm chí còn có thông tin Chủ tịch HĐQT mới của Tập đoàn FLC là ông Đặng Tất Thắng đăng ký mua cổ phiếu FLC. Tuy nhiên, FLC khẳng định thông tin này là thông tin sai sự thật, làm ảnh hưởng lớn đến tâm lý cổ đông FLC nói riêng và các nhà đầu tư nói chung.

Trong trường hợp có tổ chức hoặc cá nhân nào phát tán thông tin nói trên thì có thể được xem là hành vi có mục đích thâu tóm doanh nghiệp, làm mất an ninh, an toàn của thị trường, gây tâm lý hoang mang, mất niềm tin với TTCK của nhiều nhà đầu tư.

Việc phát sinh nhiều dấu hiện bất thường trước, trong và sau phiên giao dịch ngày 01/04 đối với cổ phiếu FLC có thể ảnh hưởng nghiệm trọng đến hoạt động của Tập đoàn FLC nói riêng và sự ổn định của TTCK nói chung. Việc tiếp tục có những dấu hiệu bất thường nói trên sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức của Tập đoàn FLC, tiềm ẩn rõ ràng nguy cơ gây thiệt hại cho cổ đông của Công ty.

Vì vậy, bằng văn bản này, Tập đoàn FLC đề nghị các cơ quan Nhà nước xem xét làm rõ những dấu hiệu bất thường trong phiên giao dịch ngày 01/04 đối với cổ phiếu FLC, nhanh chóng có các biện pháp nhằm ổn định TTCK, hạn chế tối đa các thiệt hại cho cổ đông, nhà đầu tư.

Đồng thời, FLC đề nghị UBCKNN và Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM áp dụng biện pháp đảm bảo an ninh an toàn TTCK theo quy định Luật Chứng khoán bao gồm nhưng không giới hạn biện pháp tạm ngừng, đình chỉ giao dịch với mã FLC, kiểm tra làm rõ các dấu hiệu bất thường trong phiên 01/04 và xem xét hủy bỏ toàn bộ giao dịch thực hiện trong phiên ngày 01/04, nếu phát hiện các vi phạm pháp luật.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

FLC đề nghị cơ quan quản lý thị trường kiểm tra giao dịch đột biến ở cổ phiếu FLC ngày 1/4

Ngày 1/4, FLC đã công văn gửi Bộ tài chính, Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán TP HCM và Trung tâm Lưu ký chứng khoán đề nghị kiểm tra giao dịch đột biến trong ngày đối với cổ phiếu FLC và có các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư.

Chia sẻ :


FLC lo bị thâu tóm sau khi ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố

FLC đề nghị Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán, HoSE và VSD kiểm tra phiên giao dịch hôm nay khi khối lượng giao dịch cổ phiếu FLC lên tới 14% vốn điều lệ.

Chia sẻ :


Vì sao FLC đang dễ bị thâu tóm?

Tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản của Tập đoàn FLC lên tới gần 34.000 tỷ đồng. Sở hữu khối tài sản khủng với hàng loạt dự án khu đô thị, phức hợp nhà ở, văn phòng và trung tâm thương mại trả dài trên khắp cả nước, nhất là khi giá đất hiện tại đã tăng hàng chục lần so với vài năm trước thì FLC chắc chắn là “miếng mồi ngon” cho những ai muốn có cơ hội trở thành cổ đông lớn.

Chia sẻ :


UBCKNN yêu cầu các CTCK báo cáo dư nợ cho vay ký quỹ của 7 cổ phiếu ‘họ FLC’

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa có văn bản gửi các công ty chứng khoán (CTCK) về việc yêu cầu báo cáo dư nợ cho vay giao dịch ký quỹ (margin) của nhóm cổ phiếu liên quan tới Tập đoàn FLC.

Chia sẻ :


Kể cả có mục đích thâu tóm, FLC cũng phải chấp nhận nếu đúng luật

Đã là doanh nghiệp thì phải chấp nhận câu chuyện thâu tóm, sáp nhập, giao dịch cổ phiếu. Trên thị trường, rủi ro của người này có thể là cơ hội của kẻ khác, theo ông Trương Thanh Đức.

Chia sẻ :


‘Kịch bản’ bán cổ phiếu nhằm hưởng lợi 530 tỷ đồng của ông Trịnh Văn Quyết ra sao?

Cơ quan điều tra làm rõ việc ông Trịnh Văn Quyết thông đồng thổi giá cổ phiếu FLC; đồng thời xác định ông Quyết đã hưởng lợi bất chính hơn 530 tỷ đồng từ việc bán không công bố 74,8 triệu cổ phiếu.

Chia sẻ :


Cổ phiếu công nghệ, tiêu dùng ngược dòng thị trường bứt phá trong tháng 7

Các chỉ số ngành ghi nhận sự tăng trưởng cao trong tháng 7 bao gồm: công nghệ thông tin (VNIT) tăng 7,23%, ngành hàng tiêu dùng (VNCOND) tăng 3,37%.

Chia sẻ :


Chứng khoán Tuần 28/03-01/04/2022: VN-Index tiến vào vùng kháng cự 1,510-1,535 điểm

VN-Index khởi đầu tuần giao dịch tương đối ảm đạm khi sụt giảm hơn 15 điểm. Tuy nhiên, sự phục hồi ở phiên cuối tuần đã giúp chỉ số giữ được đà tăng. Khối lượng giao dịch cũng có sự phục hồi so với tuần trước, cho thấy dòng tiền chưa rời khỏi thị trường.

Chia sẻ :


Chứng khoán Tuần 04-08/04/2022: VN-Index giảm mạnh sau khi test vùng 1,510-1,535 điểm

VN-Index khởi đầu tuần giao dịch tương đối tích cực. Tuy nhiên, áp lực bán tăng cao sau khi test kháng cự mạnh đã khiến chỉ số quay đầu giảm sâu. Khối ngoại cũng trở lại bán ròng trên cả hai sàn HOSE và HNX với tổng mức bán ròng hơn 995 tỷ đồng.

Chia sẻ :


Công ty chứng khoán “họ Louis” gia tăng sở hữu tại Khang Minh Group (GKM) lên gần 18%

Cùng ngày, thị trường ghi nhận lượng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu GKM với tổng khối lượng giao dịch đạt khoảng 1,3 triệu đơn vị – trùng khớp với lượng mua vào của APG, giá trị xấp xỉ 32 tỷ đồng.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *