Đừng lăn tăn “thẻ xanh” F0

Đừng lăn tăn thẻ xanh F0 - Ảnh 1.

Nếu “xếp hạng” an toàn trong cộng đồng hiện nay thì F0 khỏi bệnh, đã đủ 28 ngày từ khi mắc bệnh xếp đầu tiên. Nhiều người còn lăn tăn chuyện những F0 này tái nhiễm, không có chuyện đó. Các tình huống tái dương tính trước đây đã được phân tích rõ rồi, chỉ là tống xác virus, mà xác thôi thì không lây, không gây bệnh lại.

Không cần xét nghiệm định lượng kháng thể F0 đã khỏi bệnh, vì bệnh xong là đã có kháng thể. Đừng bận tâm chuyện bệnh ít ngày, bệnh mà không có triệu chứng gì thì không tạo được kháng thể. Điều đó chắc chắn không đúng vì sức đề kháng của mình mạnh, mình tạo ra kháng thể tốt thì mình mới khỏi bệnh nhẹ nhàng hơn người ta.

Đừng lăn tăn thẻ xanh F0 - Ảnh 1.

Bệnh này về cơ bản vẫn là tự khỏi, các biện pháp điều trị chỉ là để giải quyết triệu chứng và biến chứng, thuốc kháng virus cũng chỉ hỗ trợ một phần. Để qua khỏi cơn bệnh, chính là cơ thể bạn tự chiến đấu, tự sinh ra kháng thể.

F0 đã khỏi bệnh là an toàn nhất vì họ không bệnh lại nên cũng không lây cho ai, trong khi người “thẻ xanh” vắc-xin vẫn có thể bệnh dù nguy cơ thấp hơn nhiều và cũng ít lây hơn nhiều.

Vì vậy người có “thẻ xanh” nhờ là F0 có thể an tâm khi “tái xuất”, đi làm, cũng không cần lo lắng chuyện mình tái nhiễm mà mang bệnh về lây cho những thành viên gia đình chưa bị bệnh. Tuy nhiên vẫn phải chú ý việc rửa tay, nhất là khi trong nhà có người thuộc đối tượng nguy cơ mà chưa tiêm đủ 2 mũi, vì khả năng mình mang virus trên bàn tay chạm vào lan can, tay nắm cửa… trong nhà. Vì vậy đi làm về nhà rửa tay trước, rồi làm gì thì làm.

F0 “thẻ xanh” cũng có thể tham gia các hoạt động tình nguyện liên quan đến việc chăm sóc bệnh nhân Covid-19 an toàn, với một mức bảo hộ vừa phải. Kêu gọi họ vì họ an toàn nhất, không lo chuyện bị nhiễm như người chưa bệnh. Vì vậy cũng không có lý do gì cần sợ họ sẽ “nguy hiểm” cho người khác khi tham gia các hoạt động này rồi lại về với cộng đồng.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Bình tĩnh khi con trẻ thành F0

Có thể bạn nghe đâu đó 1-2 ca trẻ em bị mắc Covid-19 nặng. Điều này rất hiếm gặp và thường chỉ xảy ra ở…

Chia sẻ :


Cụ bà 91 tuổi khỏi Covid-19 sau ba tuần nguy kịch

Là người lớn tuổi, có nhiều bệnh nền, khi mắc Covid-19, cụ M. nhanh rơi vào nguy kịch. Bà nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, SpO2 dưới 85%.

Chia sẻ :


Thuốc kháng thể của AstraZeneca cho hiệu quả tốt trong điều trị các ca Covid nhẹ

Thuốc kết hợp kháng thể (antibody cocktail) của AstraZeneca cho hiệu quả tốt trong việc ngăn những ca bệnh Covid-19 thể nhẹ hoặc thể vừa chuyển thành thể nặng…

Chia sẻ :


Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Test nhanh âm tính, đừng vội chủ quan!

Test nhanh âm tính, có thể thở phào. Độ chính xác của test nhanh cũng rất cao. Tuy nhiên, nếu test xong tự cho mình…

Chia sẻ :


Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu kiến nghị về 2 phương pháp điều trị F0

Đây là 2 phương pháp điều trị F0 đã được thế giới áp dụng thành công do Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương đề xuất nhằm giảm tỷ lệ tử vong…

Chia sẻ :


Nguy cơ khan hiếm giả tạo bình oxy y tế

Trước tình hình dịch Covid-19 tăng cao tại một số địa phương, nhiều người dân đã đổ xô đi tìm mua các thiết bị y tế cung cấp khí ô xy để dự trữ nếu chẳng may mắc bệnh.

Chia sẻ :


Nghiên cứu mới về nhóm người có ‘siêu kháng thể’ đánh bại COVID-19

Những nghiên cứu gần đây cho thấy, có một bộ phận dân chúng gần như không có nguy cơ mắc COVID-19 và số này được gọi là “miễn dịch siêu nhiên”.

Chia sẻ :


4 bức ảnh chụp phổi của bệnh nhân Covid-19 đã tiêm các loại vắc xin khác nhau và không tiêm: Kết quả gây sốc!

Tiến sĩ Anne Gabriel-Chan cung cấp 4 bức ảnh chụp phổi của 4 bệnh nhân đã tiêm 3 loại vắc xin khác nhau và chưa tiêm, nhiều người đã bất ngờ khi nhìn thấy sự khác biệt.

Chia sẻ :


CEO Moderna: Một năm nữa, đại dịch COVID-19 sẽ kết thúc

Giám đốc điều hành hãng Moderna cho rằng, đại dịch COVID-19 sẽ kết thúc trong 1 năm nữa.

Chia sẻ :


Giám đốc Bệnh viện Phổi: ‘Mục tiêu không Covid-19 rất khó đạt được’

Việt Nam cần điều chỉnh linh hoạt chiến lược chống Covid-19, từ quyết tâm loại bỏ triệt để F0 trong cộng đồng sang giảm ca nặng và tử vong, theo PGS Nguyễn Viết Nhung.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *