Đừng để nỗi sợ lạm phát thành sự thật

“Cú sốc” đẩy lạm phát ở nhiều nước tăng mạnh trong quý đầu tiên năm 2022 lại chính là cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine, thay vì chỉ là cầu kéo hay chi phí đẩy. Tuy nhiên, nếu nhìn vào nhóm hàng hóa có tỷ trọng lớn trong rổ tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là nhóm ăn uống, nhà ở, chi phí đi lại, thì việc kiểm soát lạm phát là hoàn toàn trong tầm tay…

Trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng cả quốc tế và trong nước, lạm phát đang là một chủ đề nóng mà từ người dân, doanh nghiệp, đến các nhà hoạch định chính sách đều quan ngại.

Nhưng vì sao cách ứng phó với lạm phát của các chính phủ và ngân hàng trung ương lại khác nhau? Vì sao lạm phát tâm lý lại nguy hiểm?

Khi đại dịch Covid-19 có xu hướng được kiểm soát và các nền kinh tế tính đến chuyện hồi phục từ cuối năm 2021, thì lạm phát đã được các nhà hoạch định chính sách và thị trường lưu ý một cách thận trọng. Bởi khi các hoạt động kinh tế – xã hội quay trở lại bình thường, dù là bình thường mới, thì giá cả sẽ tăng do cầu kéo.

Tuy nhiên, sự phục hồi của chuỗi cung ứng toàn cầu đã không như dự tính, khiến cho giá cả tăng ở nhiều nền kinh tế là do chi phí đẩy. Chi phí vận chuyển, đặc biệt là đường biển tăng vọt là nguyên nhân đẩy giá cả nhiều loại hàng hóa, dịch vụ tăng mạnh, kéo theo đó là hiệu ứng domino.

Nhưng cú sốc đẩy lạm phát ở nhiều nước tăng mạnh trong quý đầu tiên năm 2022 lại chính là cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine. Giá của thị trường hàng hóa có liên quan trực tiếp đến chỉ số giá tiêu dùng như năng lượng, thực phẩm, hoặc gián tiếp như kim loại nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành sản xuất đã đẩy lạm phát của nhiều quốc gia lên mốc lịch sử, như ở Mỹ và một số nước EU.

Trong khi đó, chuỗi cung ứng toàn cầu với các trung tâm xuất khẩu lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đông Nam Á vẫn còn nhiều bất định với làn sóng Covid-19 mới. Việc Trung Quốc mới đây phong tỏa ở một số thành phố lớn ngay lập tức ảnh hưởng đến đơn hàng ở nhiều nước, dây chuyền sản xuất ở nhiều nơi phải giảm công suất hoặc bị buộc phải tạm ngừng.

Bối cảnh và xuất phát điểm lạm phát của các nước là khác nhau nên chính sách cũng rất khác biệt. Các nền kinh tế đã phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản sau nhiều năm lạm phát thấp và ảnh hưởng của Covid-19 thì lạm phát được cho là sẽ tăng vọt trong một thời gian ngắn rồi sẽ quay về lại với lạm phát mục tiêu. Đối với các nền kinh tế này, điểm quan trọng của lạm phát là vấn đề chi phí đẩy, tức bài toán chuỗi cung ứng.

Hơn nữa, dự phóng tăng trưởng của các nền kinh tế là khác nhau, nên lúc này chính sách của các nền kinh tế lớn cũng rất khác nhau. Chẳng hạn, tại Mỹ thì Fed tăng lãi suất, giảm mua trái phiếu khi tin ở sự phục hồi của nền kinh tế; trong khi ECB thì vẫn tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế, chưa vội tăng lãi suất; Nhật Bản thì tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế với hy vọng lạm phát chỉ tăng trong ngắn hạn; còn riêng Trung Quốc thì dự kiến giảm lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng.

Khi đề cập đến lạm phát, phần lớn đều nói đến con số % tăng mà ít để ý là cái gì tăng. Lạm phát tính theo CPI là dựa trên một rổ hàng hóa dịch vụ với các tỷ trọng khác nhau. Trong một thời kỳ thì có những loại hàng hóa, dịch vụ tăng và có những loại giảm, nhưng quan trọng là những loại tăng, giảm chiếm tỷ trọng có lớn hay không trong rổ hàng hóa.

Ví dụ như cơ quan thống kê của Chính phủ Pháp (INSEE), họ thu thập giá hàng tháng của 160.000 mặt hàng dịch vụ ở 30.000 điểm bán, 500.000 mặt hàng từ internet (thủ công hoặc bot), cũng như theo dõi qua phiếu tính tiền của các cửa hàng lên đến 80 triệu mức giá.

Tỷ trọng của các hàng hóa dịch vụ trong chỉ số giá tiêu dùng ở Pháp hiện nay cao nhất là thực phẩm, với 17,5%, nếu tính cả ăn uống ở nhà hàng là 23,9%. Nếu so sánh với Việt Nam thì riêng tỷ trọng này ở Việt Nam đã là 33,56%. Các nhóm hàng hóa dịch vụ trong rổ tính CPI cũng khác nhau giữa Pháp và Việt Nam. Chẳng hạn Pháp chia cụ thể: xe hơi, xăng dầu, chăm sóc cá nhân và giáo dục không đáng kể, thì ở Việt Nam lại có giáo dục, quần áo, giầy dép.

Bởi vì nhóm hàng hóa dịch vụ và tỷ trọng khác nhau nên khi lạm phát tăng cao, các chính phủ sẽ phải có cách thích ứng khác nhau.

Ở Pháp, khi giá xăng dầu tăng thì Chính phủ có các chính sách trợ giá như giảm thuế, giảm cho những cá nhân doanh nghiệp phải sử dụng phương tiện đi lại nhiều. Mới đây nhất là dự định đánh thuế những tập đoàn năng lượng có lợi nhuận đột biến do giá năng lượng tăng và lấy nguồn đó để hỗ trợ. Pháp cũng đang thực hiện việc tuyên truyền ý thức tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm chi phí sinh hoạt vì ước tính tiết kiệm có thể giúp giảm đến 20-30% chi phí.

Lạm phát giai đoạn này ở các nước là do chi phí đẩy và phần lớn là do giá thế giới tăng chung. Tuy nhiên, tỷ trọng trong rổ hàng hóa dịch vụ tính CPI của Việt Nam phần lớn là ăn uống, nhà ở, chi phí đi lại, nên việc kiểm soát lạm phát là hoàn toàn trong tầm tay.

Điều cần nhất là Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước phát đi các thông điệp rõ ràng nhất quán trong việc bình ổn giá cả, kiểm soát lạm phát, bởi vì lạm phát là kỳ vọng. Như Bộ Xây dựng mới đây vừa có chỉ đạo cho các địa phương trong việc minh bạch giá xây dựng, vật liệu nhằm kiểm soát việc đầu cơ thổi giá. Trong trường hợp cần thiết, việc hỗ trợ giá xăng dầu qua giảm thuế phí cũng là một chính sách phù hợp, như việc giảm thuế bảo vệ môi trường từ ngày 1/4/2022.

Như vậy, việc hiểu rõ cách tính chỉ số lạm phát cũng như bối cảnh hiện tại của nền kinh tế, mục tiêu của nền kinh tế trong trung và dài hạn là rất cần thiết từ phía người dân và doanh nghiệp. Từ đó tránh rơi vào tình trạng vì quá lo lắng mà “bệnh sinh tại tâm”. Về phía các cơ quan quản lý nhà nước, cần đẩy mạnh tuyên truyền đúng và đủ, đề phòng và xử lý nghiêm những trường hợp trục lợi từ nỗi lo lạm phát của người dân.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Doanh nghiệp bảo hiểm hưởng lợi nhờ lạm phát?

Trong bối cảnh lạm phát tăng cao trên toàn cầu, lãi suất huy động được kỳ vọng tăng, giúp tăng lợi nhuận chung của các doanh nghiệp bảo hiểm, vì phần lớn danh mục đầu tư của các công ty này là tiền gửi ngân hàng.

Chia sẻ :


Giải mã thuật ngữ kinh tế mới: Pandexit

Liệu Covid-19 có còn là lực cản kinh tế duy nhất? Khi dịch bệnh chấm dứt, kinh tế sẽ bùng nổ như những gì mọi người kỳ vọng?

Chia sẻ :


HSBC hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam xuống 6,1%, nhận định tỷ giá sẽ biến động mạnh

HSBC cho rằng, đại dịch bùng phát nhiều nơi và diễn biến phức tạp, sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng GDP và tỷ giá biến động mạnh trong nửa cuối năm…

Chia sẻ :


Nikkei Asia: Cơ hội thay thế thép nhập khẩu cho Hòa Phát từ chính sách mới của Trung Quốc

Trung Quốc hiện đang áp đặt các hạn chế về môi trường khắt khe hơn đối với các nhà sản xuất thép của nước mình. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các công ty Đông Nam Á như Hòa Phát có cơ hội mở rộng.

Chia sẻ :


Kinh tế thế giới ra sao năm 2023?

2022 là một năm ảm đạm với nền kinh tế toàn cầu nhưng năm sau có thể còn tệ hơn, theo Bloomberg. Lịch sử cho…

Chia sẻ :


Lãnh đạo Tổng cục Thống kê: Lạm phát sẽ gia tăng, mục tiêu 4% là rất khó

Bão giá hàng hoá thế giới tăng cao trong khi Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn, do đó, việc giữ mục tiêu lạm phát 4% trong năm 2022 được Phó tổng cục trưởng tổng cục thống kê đánh giá là rất khó.

Chia sẻ :


Cần một giải pháp toàn diện để xử lý nợ xấu

Với rủi ro nợ xấu gia tăng, các chuyên gia đều cho rằng Việt Nam cần đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu và phải có giải pháp toàn diện…

Chia sẻ :


Nhiều “ông lớn” trong ngành điện tử tiếp tục đầu tư tại Việt Nam

Nhiều “ông lớn” trong ngành điện tử tiếp tục đầu tư hoặc mở rộng sản xuất tại Việt Nam thông qua các dự án lớn. Bắc Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Thanh Hóa và Đà Nẵng tiếp tục trở thành các địa phương nhận được các đầu tư rất lớn từ các dự án FDI này….

Chia sẻ :


Tổng cục Thống kê: Tình hình kinh tế – xã hội quí II còn đối mặt nhiều thách thức

DNVN – Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I năm 2022 tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước. Bước sang quý II, tình hình kinh tế – xã hội còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Chia sẻ :


Kinh tế Việt Nam 2022-2023: Kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ

Kinh tế Việt Nam 2022 đang tiếp tục phục hồi với những triển vọng tươi sáng nhưng những rủi ro thách thức mới cũng xuất hiện.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *