“Dư chấn” sau dịch bệnh, lời giải bài toán lao động hậu COVID-19?

Dư chấn sau dịch bệnh, lời giải bài toán lao động hậu COVID-19? - Ảnh 1.

Tại các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, dịch COVID-19 đang từng bước được kiểm soát.

Các biện pháp giãn cách xã hội theo đó cũng dần nới lỏng để tạo đà cho các hoạt động khôi phục sản xuất, kinh doanh gắn với đảm bảo an toàn, phòng dịch. Thế nhưng sau một thời gian dài sản xuất bị đình trệ, nhà máy đóng cửa hoặc hoạt động một phần để chống dịch, lực lượng lao động cũng bị phân tán, không dễ để hồi phục…

Trước ngày 1/10, các khu công nghiệp, khu chế xuất TP Hồ Chí Minh có khoảng 288.000 lao động. Hiện chỉ còn 135.000 lao động, nghĩa là chưa đến một nửa. Nhưng đây mới chỉ là con số so sánh trong điều kiện dịch bệnh, chưa tính đến điều kiện lao động lý tưởng để hoạt động bình thường.

Với tỉnh Bình Dương, theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh, dự báo tỉnh có thể thiếu hụt tới 40.000 – 50.000 lao động.

Còn tại tỉnh Đồng Nai, có khoảng 630.000 người lao động làm việc trong các khu công nghiệp. Hiện chỉ còn 1/5, thức là khoảng hơn 134.000 người lao động đang làm việc theo phương án “3 tại chỗ”. Còn lại là lao động tạm nghỉ chờ việc tại các địa phương trong tỉnh hoặc đã trở về các tỉnh, thành khác.

Dư chấn sau dịch bệnh, lời giải bài toán lao động hậu COVID-19? - Ảnh 1.

Nhiều doanh nghiệp tại các tỉnh thành phía Nam đang đối diện thách thức thiếu hụt lao động sau khi nới lỏng giãn cách (Ảnh minh hoạ)

Theo quy định của TP Hồ Chí Minh, doanh nghiệp muốn khôi phục sản xuất thì phải đáp ứng 9 tiêu chí của Bộ tiêu chí an toàn COVID-19. Trong đó doanh nghiệp phải đảm bảo 100% người lao động có “thẻ xanh COVID”, doanh nghiệp phải tổ chức xét nghiệm định kỳ cho người lao động từ 3 – 7 ngày/lần, thực hiện giữ khoảng cách giữa 2 người lao động tối thiểu 2m. Doanh nghiệp phải có khả năng xử lý, chăm sóc ca nhiễm.

“Những lao động trở lại làm việc phải thực hiện tốt 5K theo hướng dẫn của ngành Y tế. Trong đó nếu chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine để đảm bảo điều kiện làm việc an toàn khi quay trở lại TP Hồ Chí Minh thì TP tiếp tục tiêm cho đủ”, ông Lê Minh Tấn – Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh cho biết

Cũng theo ông Tấn, còn với con em của người lao động thì tới đây sẽ đề nghị ngành Giáo dục tới nơi họ sinh sống, tạm trú bố trí vào các lớp học. Rồi hỗ trợ các phương tiện, dụng cụ học tập cũng như tiêm vaccine cho trẻ em khi có hướng dẫn của Bộ Y tế.

“Ngoài ra, các quận huyện của TP Thủ Đức chủ động làm việc với các chủ nhà trọ để tiếp tục giảm tiền thuê phòng cho người lao động. Cùng với đó là cơ cấu lại các phòng trọ cho khang trang sạch đẹp hơn, bảo đảm vệ sinh môi trường hơn”, ông Tấn cho biết.

Còn với những lao động đã về quê có nhu cầu trở lại làm việc ở các doanh nghiệp, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh cho biết TP sẽ kết nối với các tỉnh thành, Sở GTVT các tỉnh thành để đưa đón công nhân trở lại một cách an toàn, cũng như hỗ trợ đưa đón cho phù hợp.

“Đây là một bài toàn rất khó lúc này cho TP Hồ Chí Minh bởi dư chấn dịch bệnh đang còn ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm lý, tinh thần của đội ngũ công nhân. Lần này TP Hồ Chí Minh sẽ tạo ra môi trường an tâm cho họ quay lại làm việc, nhất là làm việc trong các khu công nghiệp, chế xuất, khu công nghệ cao trước để ổn định hơn”, ông Tấn nhấn mạnh.

Dư chấn sau dịch bệnh, lời giải bài toán lao động hậu COVID-19? - Ảnh 2.

Các chính sách hỗ trợ người lao động rất quan trọng ở thời điểm hiện tại

Đối với tỉnh Bình Dương, thiếu lao động đang là vấn đề rất lớn khi mà khoảng 85% doanh nghiệp tại các khu công nghiệp đã hoạt động trở lại. Hiện tỉnh xây dựng nhiều chính sách hỗ trợ người lao động an tâm tiếp tục… hoặc quay trở lại làm việc.

Trong đó giao quyền quyết định đảm bảo an toàn sản xuất cho doanh nghiệp để đảm bảo giữ chân được người lao động. Hay là tăng cường thông tin về thị trường lao động, đa dạng hình thức kết nối cung – cầu nhân lực gắn với tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp giai đoạn “bình thường mới”.

“Chúng tôi cũng chỉ đạo Trung tâm dịch vụ việc làm để qua cái kênh này kết nối lại điều tiết những người mất việc và doanh nghiệp cần lao động để có sự kết nối phù hợp nhất giúp người lao động nhanh chóng tìm việc”, ông Phạm Văn Tuyên – Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương thông tin.

Bên cạnh đó, tỉnh Bình Dương cũng dự kiến có thêm hàng loạt chính sách an sinh xã hội để giữ chân và thu hút người lao động trong tình hình bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

“Chúng tôi cũng sẽ đẩy mạnh các chính sách của công đoàn hỗ trợ F0, F1, F2. Đồng thời cũng sẽ có chính sách cho công nhân hoạt động theo mô hình “3 tại chỗ””, bà Nguyễn Kim Loan – Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương cho biết.

Để các doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh thì có đủ lực lượng lao động là quan trọng nhất. Vì thế lúc này, chính quyền các địa phương vừa phải lo phòng chống dịch nhưng cũng phải có giải pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp giữ được chân người lao động, thông qua các giải pháp về hỗ trợ đời sống cho người lao động. Có như vậy, việc khôi phục lại sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế mới thành công.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Đồng Nai cho phép doanh nghiệp chấm dứt phương án “3 tại chỗ”

UBND tỉnh Đồng Nai ban hành văn bản, theo đó các doanh nghiệp đang thực hiện phương án “3 tại chỗ” được tự quyết định duy trì hoặc chấm dứt phương án này…

Chia sẻ :


Trả lương nghỉ việc để giữ chân lao động trước làn sóng “ồ ạt về quê”

Trả “lương tạm nghỉ việc”, hỗ trợ tài chính để người lao động tiếp tục duy trì cuộc sống, tăng lương, thưởng, phúc lợi khi doanh nghiệp đi vào sản xuất… là những giải pháp để giữ chân người lao động trước làn sóng di chuyển “ồ ạt về quê” thời gian qua…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp rời bỏ thị trường, nguy cơ hàng nghìn lao động mất việc làm

Tính riêng trong tháng 8, Hà Nội có trên 1.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, gây ra hệ lụy hàng nghìn lao động phải đối mặt với nguy cơ ngừng việc, mất việc làm và mất thu nhập…

Chia sẻ :


Những trăn trở của doanh nghiệp khi mở cửa

Mở cửa trở lại nền kinh tế là điều DN nào cũng mong mỏi. Mỗi DN cũng đang chuẩn bị những kế hoạch thích hợp cho giai đoạn bình thường mới. Thế nhưng vẫn còn nhiều trăn trở vì có những điều tự thân DN không thể giải quyết được.

Chia sẻ :


Doanh nghiệp dệt may Tiền Giang viết đơn kêu cứu xin hỗ trợ vaccine phòng Covid-19

Các doanh nghiệp dệt may đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản vì hầu hết khách hàng đã thông báo huỷ đơn hàng, phạt xuất hàng, năm sau các doanh nghiệp sẽ không có đơn hàng…

Chia sẻ :


Đồng Nai ưu tiên vaccine cho doanh nghiệp sản xuất

Vaccine hiện được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và để duy trì sản xuất, kinh doanh. Do đó, tỉnh Đồng Nai đã triển khai tiêm phòng cho lao động đang làm việc trong các nhà máy giúp doanh nghiệp bớt lo lắng…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp nhựa điêu đứng, “cầu cứu” xin giãn nợ vay ngân hàng

Hiệp hội nhựa Việt Nam (VPA) đã gửi văn bản đến Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, đưa ra nhiều đề xuất để ổn định sản xuất, nhất là tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam…

Chia sẻ :


TP.HCM sẽ thí điểm mở lại dịch vụ ăn uống tại chỗ

TP.HCM sẽ thí điểm mở lại các dịch vụ ăn uống tại chỗ trên tinh thần khẩn trương, nhưng phải đánh giá kỹ tình hình trong thời gian tới…

Chia sẻ :


Thủ tướng chỉ đạo ban hành cơ chế hỗ trợ lãi suất, tín dụng, hướng dẫn về miễn giảm thuế cho doanh nghiệp

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký ban hành Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 3/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Chia sẻ :


Năm 2022, sẽ thanh tra doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội trên toàn quốc

Trong năm 2022, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai chiến dịch thanh tra lĩnh vực bảo hiểm xã hội trên phạm vi toàn quốc, tập trung vào việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp nợ đọng…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *