Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông: “Đội vốn” 9.200 tỷ, chưa hẹn ngày khai thác

Dự kiến Hội đồng nghiệm thu Nhà nước sẽ tổ chức họp kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư trong tháng 10/2021. 

Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội về tình hình triển khai thực hiện các dự án đường sắt đô thị trên địa bàn TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. 

Theo báo cáo này, dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông được phê duyệt năm 2008 với thời gian hoàn thành đưa vào sử dụng tháng 11/2013. Với nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, dự án phải điều chỉnh tiến độ nhiều lần.

Vừa qua, tại văn bản số 10137/VPCP-QHQT ngày 03/12/2020 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận gia hạn thời gian thực hiện dự án đến tháng 3/2021.

 
Tổng mức đầu tư điều chỉnh dự án được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 513/QĐ-BGTVT ngày 23/2/2016, và số 1511/QĐ-BGTVT ngày 25/5/2017 là 18.001,5 tỷ đồng, tương đương 868,04 triệu USD, tăng hơn 9.231 tỷ đồng, tương đương 105% so với tổng mức đầu tư được duyệt ban đầu. 

Dự kiến Hội đồng nghiệm thu Nhà nước sẽ tổ chức họp kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư trong tháng 10/2021. 

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, đặc biệt từ đầu năm 2020 do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến kế hoạch thực hiện các công việc còn lại, trong đó, có việc huy động các nhân sự sang Việt Nam để thực hiện bàn giao dự án của Tổng thầu, tư vấn đánh giá an toàn hệ thống và thực hiện các thủ tục bàn giao dự án.

Cập nhật tiến độ dự án, Chính phủ cho biết, đến 31/3/2021, dự án cơ bản hoàn thành các hạng mục xây lắp, lắp đặt thiết bị, đủ điều kiện để nghiệm thu hoàn thành, bàn giao. Tháng 5/2021, dự án được tư vấn đánh giá an toàn hệ thống cấp chứng chỉ chứng nhận an toàn; được cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành cấp chứng nhận thẩm định đánh giá an toàn hệ thống vào tháng 7/2021. Tuy nhiên, dự án vẫn “án binh bất động” cho đến nay.

Đáng lưu ý, báo cáo cho biết: “Do dự án chậm hoàn thành bàn giao, nên UBND TP. Hà Nội chưa tiếp nhận và thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc khoản vay lại theo cơ chế tài chính đã được phê duyệt”. Vừa qua, đến kỳ trả nợ gốc khoản vay lại của các Hiệp định vay, Bộ Tài chính ứng từ quỹ tích lũy để trả nợ theo cam kết của Chính phủ tại các Hiệp định vay đã ký.

Hiện Thủ tướng Chính phủ đang chỉ Bộ Giao thông vận tải sớm hoàn thành thủ tục để bàn giao dự án cho UBND TP. Hà Nội làm cơ sở chuyển giao khoản nợ, để thành phố thực hiện trả nợ theo cơ chế tài chính của dự án.

Đồng thời, theo chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép bổ sung danh mục “Trả nợ gốc các Hiệp định vay của dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông”, trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 – 2025 của Bộ Giao thông vận tải, nhằm trả nợ gốc khoản vay lại của dự án.

Dự kiến Hội đồng nghiệm thu Nhà nước sẽ tổ chức họp kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư trong tháng 10/2021. Sau khi có ý kiến chấp thuận của Hội đồng kiểm tra nhà nước, Bộ Giao thông vận tải sẽ tiến hành bàn giao dự án cho UBND TP. Hà Nội tiếp nhận, vận hành khai thác theo quy định.

“Với việc chậm tiến độ hoàn thành dự án để bàn giao cho UBND TP. Hà Nội đưa vào khai thác sử dụng, các mục tiêu liên quan đến giảm thiểu ùn tắc, tai nạn giao thông, giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng, đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng gia tăng của người dân chưa được giải quyết và gây ra những dư luận không tốt về dự án”, báo cáo Chính phủ nhấn mạnh.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

03 nhóm giải pháp “thúc” giải ngân vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài

Trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh đã chỉ đạo các bộ ngành, cơ quan, địa phương tập trung thực hiện 03 nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài.

Chia sẻ :


Mạnh tay xử lý địa phương “gây khó” xe luồng xanh

Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các đơn vị, địa phương rà soát, báo cáo kết quả thực hiện về việc kiểm soát xe luồng xanh.  Những tỉnh, thành chậm bãi bỏ quy định không phù hợp sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo xử lý và công bố công khai…

Chia sẻ :


Kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần các dự án vốn ngoài ngân sách sử dụng đất chậm triển khai

Các sở, ngành thành phố liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo, cập nhật thông tin về việc triển khai thực hiện dự án để định kỳ đánh giá, tổng hợp, báo cáo UBND thành phố Hà Nội…

Chia sẻ :


Khu tái định cư sân bay Long Thành: Khó bàn giao đúng hạn

Dự án xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư Lộc An- Bình Sơn sẽ bị kéo dài do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, cũng như một số gói thầu phát sinh thêm khối lượng công việc…

Chia sẻ :


Hà Nội sẽ có thêm 2 hầm chui đường Vành đai 3

Ban Quản lý dự án (QLDA) Đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội vừa đề xuất UBND thành phố Hà Nội cho phép nghiên cứu đầu tư xây dựng 2 hầm chui đường Vành đai 3 bằng nguồn vốn đầu tư công.

Chia sẻ :


Giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành mới đạt hơn 50%, ba vướng mắc cản tiến độ

Để đảm bảo tiến độ dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, công tác giải phóng mặt bằng cần phải tăng tốc…

Chia sẻ :


Tập trung thoái vốn, bán cổ phần lần đầu một số doanh nghiệp lớn trong năm 2021

Để đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN), theo Bộ Tài chính, trong những tháng còn lại của năm, cần tập trung thoái vốn tại Sabeco, Vinamilk, Tập đoàn FPT, Tổng công ty cổ phần Bảo Minh; hoàn thành bán cổ phần lần đầu đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Agribank, Công ty mẹ VNPT, MobiFone.

Chia sẻ :


Đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng, Cầu Thủ Thiêm 2 sẽ hoàn thành dịp 30/4/2022

Cầu Thủ Thiêm 2 bắc qua sông Sài Gòn nối Quận 1 và TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh dự kiến sẽ hoàn thành, đưa vào khai thác ngày 30/4/2022. Đây là một trong bảy công trình cấp bách được UBND Thành phố cho phép thi công trong thời gian giãn cách phòng chống Covid-19…

Chia sẻ :


Phê duyệt chủ trương đầu tư đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu hơn 19.600 tỉ đồng

Thủ tướng quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công tư (PPP), với tổng mức đầu tư 19.616 tỉ đồng.

Chia sẻ :


Hà Nội: 350 dự án chậm triển khai, vi phạm Luật

Tổng hợp danh mục các dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai còn tồn tại vi phạm từ thời điểm trước giám sát năm 2018 và phát sinh thêm từ năm 2018 đến nay cho thấy, trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có tới 350 dự án…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *