Dự án chuyển đổi mục đích có vị trí đắc địa tại Hà Nội: Phát hiện sai phạm gần 4.000 tỷ

Dự án chuyển đổi mục đích có vị trí đắc địa tại Hà Nội: Phát hiện sai phạm gần 4.000 tỷ

Sơ hở chính sách

Theo nội dung kết luận thanh tra được Thanh tra Chính phủ (TTCP) công bố công khai chiều 25/7 đã chỉ ra nhiều vi phạm, tồn tại trong quản lý, thực hiện dự án đầu tư xây dựng đối với một số dự án chuyển mục đích sử dụng đất.

Điển hình, TTCP cho rằng, UBND thành phố Hà Nội không có văn bản hướng dẫn và quy định cụ thể, nên các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi đưa vị trí đất vào hợp tác liên doanh thành lập pháp nhân mới làm chủ đầu tư để thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất đầu tư dự án kinh doanh, xác định giá trị lợi thế thương mại chưa sát với thị trường.

“Việc pháp luật không có quy định xác định lợi thế thương mại đối với giá trị quyền sử dụng đất cũng như việc đấu giá khi lựa chọn nhà đầu tư liên doanh, liên kết để chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện dự án, là một trong những sơ hở chính sách gây thất thoát ngân sách nhà nước trong quá trình chuyển mục đích sử dụng đất và thực hiện dự án đất ở những vị trí đắc địa” – TTCP chỉ rõ.

Mặt khác, kiểm tra 38 dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất có vị trí đắc địa, lợi thế về kinh doanh, TTCP phát hiện, công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng còn nhiều hạn chế, trong quá trình thực hiện phải điều chỉnh cục bộ nhiều lần; có 20/38 dự án vi phạm quy hoạch xây dựng, vi phạm một số nội dung về quản lý đầu tư xây dựng. Trong đó, 5 dự án chấp thuận quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 không phù hợp với quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đã được duyệt (số tầng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng hầm, tầng kỹ thuật, nâng chiều cao tầng nhà…).

Kết luận của TTCP cũng chỉ ra hàng loạt sai phạm của các cơ quan quản lý thuộc UBND TP Hà Nội, Bộ Xây dựng và chủ đầu tư trong việc đầu tư, xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn thành phố.

Trong đó, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội và UBND quận Hoàng Mai cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với 4 thửa đất thấp tầng của dự án Khu nhà ở và công trình công cộng tại 409 đường Tam Trinh do Tổng công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Việt Nam làm chủ đầu tư, khi không đủ điều kiện theo quy định. Cụ thể, các thửa đất tăng thêm 30m2 ra diện tích đất đường giao thông nội bộ do chủ đầu tư chuyển nhượng cho khách hàng nhưng chưa được các cơ quan chức năng và thành phố điều chỉnh quy hoạch cũng như cho phép chuyển mục đích sử dụng đất…vi phạm quy định của Luật Đất đai năm 2013.

Bộ Xây dựng “vẽ đường” miễn giấy phép sai quy định

Tại dự án Tổ hợp khách sạn, thương mại, văn phòng và nhà ở thấp tầng tại 107 đường Xuân La (Q.Bắc Từ Liêm) được chủ đầu tư khởi công xây dựng khi chưa được bàn giao hồ sơ mốc giới giao đất tại thực địa; chưa có quyết định phê duyệt thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, chủ đầu tư chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính, chưa có giấy phép xây dựng; xây dựng Khu nhà thấp tầng vượt 6 căn so với quy hoạch tổng mặt bằng được duyệt.

Đáng chú ý, tại dự án này, TTCP phát hiện Bộ Xây dựng có Văn bản số 13/BXD-HĐXD ngày 17/1/2017 hướng dẫn chủ đầu tư là Công ty cổ phần Đầu tư An Lộc thuộc đối tượng miễn giấy phép xây dựng đối với Khu nhà ở thấp tầng của dự án là không phù hợp với quy định tại Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014, vì bản vẽ tổng mặt bằng và phương án kiến trúc theo quy định không phải là quy hoạch chi tiết 1/500.

TTCP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND TP Hà Nội tổ chức kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân qua các thời kỳ và các cá nhân thuộc sở ngành liên quan trong việc chậm phát hiện xử lý sai phạm. Đồng thời yêu cầu Bộ Xây dựng kiểm điểm trong việc hướng dẫn Công ty cổ phần An Lộc được miễn giấy phép xây dựng công trình không đúng quy định tại dự án 107 đường Xuân La.

“Trách nhiệm thuộc Bộ Xây dựng; UBND TP Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký đất đai, UBND quận Hoàng Mai và các chủ đầu tư dự án” -TTCP kết luận.

Ngoài ra, TTCP còn phát hiện, việc chuyển nhượng vốn góp của một số nhà đầu tư tại một số dự án sau khi hợp tác đầu tư thực hiện dự án, có phát sinh về thu nhập chuyển nhượng vốn góp nhưng không kê khai hoặc kê khai thiếu, Cơ quan thuế chưa tiến hành thu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước.

Đoàn thanh tra tạm tính số tiền phải nộp, gồm: Công ty cổ phần Dệt Mùa Đông – Dự án tại 47 Nguyễn Tuân gần 23 tỷ đồng; Công ty Thực phẩm Miền Bắc – Dự án tại 210 Trần Quang Khải; Công ty cổ phần Dụng cụ số 1 – Dự án tại 108 đường Nguyễn Trãi hơn 20 tỷ đồng.

Vẫn theo TTCP, kiểm tra 38 dự án thì có tới 8 dự án còn nợ đọng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền chậm nộp với số tiền lên tới 1.900 tỷ đồng. Tổng số tiền sai phạm được phát hiện qua thanh tra là gần 4.000 tỷ đồng.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Bảo Lộc tạm dừng chuyển mục đích sử dụng đất của các hộ gia đình

Các hồ sơ xin chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang đất ở trên địa bàn không đủ điều kiện giải quyết, trong khi chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất ở trên địa bàn TP. Bảo Lộc được phê duyệt đã hết…

Chia sẻ :


Làm thế nào để kiểm soát giá đất?

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 diễn ra chiều 04/04, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường – ông Lê Công Thành đã nêu lên những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng giá đất ở nhiều nơi trên cả nước tăng nhanh cũng như nêu ra một số giải pháp để kiểm soát hiện tượng này.

Chia sẻ :


Thái Nguyên vượt thẩm quyền Thủ tướng ở dự án BT 18.000 tỷ của Phúc Lộc

Thanh tra Chính phủ chỉ ra loạt sai phạm trong quá trình thực hiện Dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu ở Thái Nguyên.

Chia sẻ :


Thủ tướng đồng ý giảm diện tích Khu công nghiệp Phúc Khánh và Sông Trà ở Thái Bình

Thủ tướng Chính phủ đồng ý việc điều chỉnh giảm diện tích Khu công nghiệp Phúc Khánh từ 200 ha xuống còn 159,03 ha, giảm diện tích Khu công nghiệp Sông Trà từ 200 ha xuống còn 150,48 ha.

Chia sẻ :


Bắc Giang: Đất ở đô thị tối thiểu là 32 m2/thửa

Tại Bắc Giang, hạn mức giao đất ở tối đa cho mỗi hộ gia đình thuộc các phường của thành phố là 100m2; diện tích tối thiểu của mảnh đất ở đô thị sau tách thửa là 32m2, kích thước mặt tiền phải đảm bảo từ 4 m trở lên..

Chia sẻ :


Sửa Luật Đầu tư: Kỳ vọng “cởi trói” cho hàng trăm dự án nhà ở đang bị ách tắc

“Sửa đổi điểm c, khoản 1, điều 75 Luật Đầu tư” bấy lâu là nỗi mong chờ “khắc khoải” của các doanh nghiệp bất động sản. Bởi vậy, khi thông tin điều Luật trên sẽ được sửa đang thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của giới doanh nhân và các luật sư…

Chia sẻ :


Hà Nội: 29 dự án vốn ngoài ngân sách tổng diện tích 1.844,3 ha bị kiến nghị thu hồi

UBND TP. Hà Nội vừa có báo cáo về các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai, vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn thành phố…

Chia sẻ :


Cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước: Vẫn nghẽn

Trong số các điểm nghẽn và lực cản khiến quá trình triển khai thực hiện cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước trong giai đoạn 2016 – 2021 bị chậm và trễ thì đất đai và định giá doanh nghiệp được coi là lực cản lớn nhất…

Chia sẻ :


Hà Nội: 350 dự án chậm triển khai, vi phạm Luật

Tổng hợp danh mục các dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai còn tồn tại vi phạm từ thời điểm trước giám sát năm 2018 và phát sinh thêm từ năm 2018 đến nay cho thấy, trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có tới 350 dự án…

Chia sẻ :


Đất tách thửa sẽ phải có ít nhất một cạnh giáp đường giao thông

Đây là quy định mới áp dụng từ ngày 10/4 tới tại Thái Nguyên đối với đất ở khi tách thửa.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *