Doanh nhân Vũ Văn Tiền: ‘Thời điểm này, nếu không mở cửa thị trường và sản xuất thì không chết vì COVID-19, mà chết vì đói nghèo’

Doanh nhân Vũ Văn Tiền: 'Thời điểm này, nếu không mở cửa thị trường và sản xuất thì không chết vì COVID-19, mà chết vì đói nghèo'

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Tập đoàn Geleximco, ông Vũ Văn Tiền cho rằng, khi độ phủ vaccine đã dần nâng cao thì cần có chính sách dần mở cửa để doanh nghiệp có thể “tự cứu” vì ngân sách cũng không thể hỗ trợ mãi được.

Theo ông Vũ Văn Tiền, đến nay, các doanh nghiệp đang dần mở cửa hoạt động trở lại, khu công nhân viên cũng từng bước yên tâm làm việc khi đã được tiêm 1 đến 2 mũi vaccine, vì vậy rất cần chính sách để từng bước mở cửa trở lại.

Doanh nhân Vũ Văn Tiền nhấn mạnh, thời điểm này, nếu không mở cửa thị trường và sản xuất thì không chết vì COVID-19 mà chết vì đói nghèo khi có rất nhiều đối tượng tổn thương, không có đủ điều kiện tối thiểu. Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp kéo dài, các địa phương áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội để chống dịch cũng đồng thời làm đứt gãy chuỗi cung ứng, lưu thông khiến khan hiếm nguyên vật liệu đẩy giá vốn tăng cao, hàng hóa khiến tồn đọng kéo dài, không bán được hàng.

Chủ tịch Geleximco nhận định, nếu kéo dài tình trạng như hiện nay thì rất nhiều doanh nghiệp có thể không tồn tại được và cũng không ngân sách nào có thể hỗ trợ mãi được, chỉ có thể mở cửa, mở cửa từng bước.

Dẫn chứng cụ thể đối với chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp tái vận hành trong bối cảnh “bình thường mới” hiện nay, doanh nhân Vũ Văn Tiền cho rằng, các cơ chế chính sách tháo gỡ là rất quan trọng với đối tượng hỗ trợ chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa và các hộ kinh doanh.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Geleximco cũng thông tin thêm, các chính sách cần có sự đặc thù để xử lý dứt điểm những tồn tại bây lâu nay. Chẳng hạn như chính sách về phát triển nhà ở xã hội lâu nay vốn chưa hiệu quả, còn nhiều xin – cho thì phía Bộ KH&ĐT nên là cơ quan đầu mới làm đầu mối có cơ chế phân cấp, phân quyền cụ thể, không thể việc gì khó cũng lại đẩy lên Thủ tướng.

Đặc biệt, phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nhấn mạnh, đợt bùng dịch thứ 4 tại Việt Nam diễn biến phức tạp, hiện đã ngấm sâu, lan rộng và không thể trở về trạng thái “Zero COVID”. Theo khảo sát, sức chịu đựng của doanh nghiệp, một doanh nghiệp điển hình chỉ có thể cầm cự thêm tối đa 6 tháng, vậy nếu giãn cách xã hội mãi thì các doanh nghiệp sẽ sụp đổ.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Lo chính sách hỗ trợ không đến đúng đối tượng

Tại phiên thảo luận của Quốc hội sáng 9/11, ông Phạm Đức Ấn, đại biểu Quốc hội Hà Nội nhấn mạnh, việc sử dụng chính sách tài khóa, chính sách tín dụng để hỗ trợ doanh nghiệp rất cần cụ thể hóa đối tượng để áp dụng phù hợp…

Chia sẻ :


Hội Doanh nhân trẻ đề nghị doanh nghiệp được tự mua 100 triệu bộ kit xét nghiệm và giãn nợ thêm 6-9 tháng

Chia sẻ áp lực với Thủ tướng và bộ ngành, địa phương trong công tác phòng, chống dịch, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đặng Hồng Anh đề xuất Bộ Y tế chủ trì cùng các địa phương đàm phán trực tiếp với các nhà sản xuất bộ kit xét nghiệm nhanh nhằm giảm áp lực tài chính với Chính phủ…

Chia sẻ :


Chủ tịch VCCI: Doanh nghiệp không thể áp dụng mãi mô hình “3 tại chỗ”

Theo TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI), những biện pháp mang tính tức thời, ngắn hạn như “3 tại chỗ” gặp nhiều thách thức bởi chỉ thích hợp với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và chỉ có thể diễn ra trong 1-2 tuần…

Chia sẻ :


Cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước: Vẫn nghẽn

Trong số các điểm nghẽn và lực cản khiến quá trình triển khai thực hiện cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước trong giai đoạn 2016 – 2021 bị chậm và trễ thì đất đai và định giá doanh nghiệp được coi là lực cản lớn nhất…

Chia sẻ :


Chủ tịch VCCI: Rất nhiều quy định gây khó cho doanh nghiệp chưa được xử lý

DNVN – Từ kinh nghiệm tiếp xúc với doanh nghiệp, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho rằng, trong những đề xuất cắt giảm điều kiện kinh doanh và chi phí tuân thủ, doanh nghiệp vẫn nhìn thấy tính hình thức, “làm cho có”, rất nhiều quy định gây khó cho doanh nghiệp chưa được xử lý.

Chia sẻ :


Hàng nghìn doanh nghiệp chỉ còn dòng tiền để duy trì hoạt động dưới 1 tháng

Tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động do dịch chỉ còn dòng tiền để duy trì hoạt động ít hơn 1 tháng chiếm khá cao, gần 40%. Nếu các doanh nghiệp tiếp tục phải đóng cửa dài hơn 1 tháng mà không có sự hỗ trợ từ bên ngoài, thì khả năng giải thể là rất cao…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp vừa và nhỏ TP. HCM kêu gọi 5.000 chữ ký vào đơn “cầu cứu” Chính phủ

Đến sáng 30/8, cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đã nhận về gần 1.000 chữ ký trong đơn kiến nghị gửi tới Thủ tướng và hàng loạt Bộ trưởng, đề xuất tháo gỡ khó khăn…

Chia sẻ :


Hơn 381.000 doanh nghiệp đã được giảm đóng bảo hiểm thất nghiệp

Sau 5 ngày triển khai, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cơ bản thực hiện xong chính sách giảm mức đóng từ 1% xuống 0% vào quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đối với 381.925 doanh nghiệp với tổng số tiền trên 7.653 tỷ đồng…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp dệt may Tiền Giang viết đơn kêu cứu xin hỗ trợ vaccine phòng Covid-19

Các doanh nghiệp dệt may đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản vì hầu hết khách hàng đã thông báo huỷ đơn hàng, phạt xuất hàng, năm sau các doanh nghiệp sẽ không có đơn hàng…

Chia sẻ :


Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp và địa phương sẽ được tổ chức vào 26/9

Hội nghị thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là thể hiện quyết tâm vượt khó, chung sức đưa kinh tế đất nước bật dậy, không “than nghèo, kể khổ”. Quyết tâm của Chính phủ là đảm bảo vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *