Doanh nghiệp xây dựng làm gì để đứng vững trước bất ổn của thị trường

Doanh nghiệp xây dựng làm gì để đứng vững trước bất ổn của thị trường

Theo JLL, từ đầu năm 2021 đến nay, giá thành nhiều loại vật liệu xây dựng tăng cao khoảng 25% so với đầu năm, đặc biệt là giá thép trong nước.

Bà Trân Huỳnh, Giám Đốc Điều Hành, KCN Việt Nam cho biết các công trình công nghiệp như nhà máy, nhà kho có lượng sắt, tôn, thanh cốt thép chiếm đến 50-60%, thậm chí là 70% ở một số công trình đặc thù. Giá thép liên tục tăng cao khiến cho chi phí xây dựng cũng tăng theo.

Không chỉ vậy, sự bùng nổ của dịch Covid-19, giãn cách xã hội, hạn chế đi lại khiến nhiều công trình phải ngừng thi công, ảnh hưởng tiến độ dự án. Đây là bài toán khó với cả chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng.

Đi theo con sóng lớn

Bất chấp sức ép đến từ đại dịch và tình trạng giãn cách xã hội, ngành bất động sản khu công nghiệp và kho vận vẫn được dự đoán là khu vực giàu tiềm năng, thu hút đông đảo nhà đầu tư nước ngoài nhờ sức bật từ thương mại điện tử khi tình hình dịch bệnh ngày càng căng thẳng.

Doanh nghiệp xây dựng làm gì để đứng vững trước bất ổn của thị trường - Ảnh 1.

Cách ứng phó với dòng xoáy bất ổn.

Theo dự báo của JLL, đầu tư vào kho vận và bất động sản khu công nghiệp tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương sẽ tăng từ 25-30 tỷ USD giai đoạn năm 2019 – 2020 lên 50-60 tỷ USD trong giai đoạn 2023 – 2025. Tại Việt Nam, sự gia nhập của nhiều nhà đầu tư mới như Gaw NP Industrial, Công ty CP Tập đoàn KCN Việt Nam… một lần nữa khẳng định xu thế này.

Chính vì vậy, nhiều nhà đầu tư bắt đầu tăng tỷ lệ đầu tư tài sản logistics lên 40-50% khi họ tìm cách phân bổ vốn vào các tài sản tạo ra thu nhập ổn định, bà Trang Bùi, Giám đốc Cấp Cao Thị Trường, JLL Việt Nam nhận định.

Bắt kịp xu thế

Ngành kho vận hiện nay không chỉ đơn thuần yêu cầu một địa điểm để lưu trữ hàng hóa mà còn có nhiều dịch vụ đi kèm khác với chất lượng công trình cao hơn. Đồng thời, giá đất đắt đỏ cũng khiến mô hình nhà xưởng dịch vụ có tầng trở nên ngày càng phổ biến. Bên cạnh đó là các yếu tố liên quan đến phát triển bền vững từ khâu thiết kế cho đến nguồn nguyên liệu sử dụng ngày càng được chủ đầu tư chú trọng. Cuối cùng là xu thế sử dụng các nhà máy dựng sẵn của các doanh nghiệp FDI vừa và nhỏ.

Doanh nghiệp xây dựng làm gì để đứng vững trước bất ổn của thị trường - Ảnh 2.

Lysaght® Bondek® II là giải pháp dành cho nhà xưởng dịch vụ có tầng, có thể giúp chủ đầu tư giảm chi phí đến 15% và rút ngắn thời gian thi công 20%.

Tận dụng những xu thế nêu trên sẽ giúp nhà sản xuất nâng cao vị thế cạnh tranh trong bối cảnh dịch bệnh và giá vật liệu leo thang. Ông Nguyễn Cao Trí, Tổng Giám Đốc, NS BlueScope Lysaght Việt Nam cho biết, để phục vụ nhu cầu xây dựng nhà xưởng dịch vụ có tầng, hãng này đã nghiên cứu, cải tiến và cho ra mắt giải pháp tấm sàn Lysaght® Bondek® II với khả năng tiết kiệm chi phí đến 15% và rút ngắn thời gian thi công tới 20%. Ngoài ra, giải pháp còn sử dụng vật liệu tôn cao cấp với công nghệ Activate™ tiên tiến nhất trên thị trường có 4 lớp bảo vệ thép nền, đáp ứng xu hướng xây dựng bền vững, kéo dài tuổi thọ công trình.

Bối cảnh mới – hành động mới

“Doanh nghiệp cần thay đổi để thích nghi với sự biến động của thị trường, bao gồm: Đa dạng hóa nguồn cung cấp nguyên vật liệu nhưng vẫn đảm bảo chất lượng nhất quán và đồng bộ, linh hoạt trong quy trình hoạt động – từ dự báo đến vận hành sản xuất, cũng như đa dạng hóa danh mục sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong bối cảnh giá nguyên vật liệu tăng cao” cũng là các giải pháp được ông Trí chia sẻ.

Doanh nghiệp xây dựng làm gì để đứng vững trước bất ổn của thị trường - Ảnh 3.

Ông Trí chia sẻ, doanh nghiệp cần thay đổi để thích nghi với sự biến động của thị trường, phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong bối cảnh giá nguyên vật liệu tăng cao.

Trong bối cảnh có nhiều nhà đầu tư gia nhập Việt Nam với nhu cầu đa dạng và giá nguyên vật liệu có nhiều biến động, NS BlueScope Lysaght Việt Nam cho ra mắt ECOSEAM™ và ECOLOK™, giúp chủ đầu tư thêm sự lựa chọn với sản phẩm kinh tế hơn bên cạnh các dòng sản phẩm cao cấp SMARTSEAM®, KLIPLOK®.

“Dịch bệnh và giá vật liệu tăng cao là thách thức lớn của ngành xây dựng nhưng sẽ luôn có hướng đi đúng giúp doanh nghiệp giảm thiểu tác động từ những trở ngại này,” ông Trí chia sẻ.

Quý độc giả có thể xem lại webinar tại đây: https://colorbond.vn/vietnam-industrial-and-logistics-aug-2021/  

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Chuyển đổi số logistics, phục hồi chuỗi cung ứng để bứt phá sau đại dịch

Làng Công nghệ Logistics sẽ là nơi quy tụ, kết nối và chia sẻ kinh nghiệm giữa các start-up công nghệ trong lĩnh vực, thúc đẩy chuyển đổi số để logistics Việt Nam bứt phá sau đại dịch…

Chia sẻ :


Nikkei Asia: Cơ hội thay thế thép nhập khẩu cho Hòa Phát từ chính sách mới của Trung Quốc

Trung Quốc hiện đang áp đặt các hạn chế về môi trường khắt khe hơn đối với các nhà sản xuất thép của nước mình. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các công ty Đông Nam Á như Hòa Phát có cơ hội mở rộng.

Chia sẻ :


Doanh nghiệp rời bỏ thị trường, nguy cơ hàng nghìn lao động mất việc làm

Tính riêng trong tháng 8, Hà Nội có trên 1.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, gây ra hệ lụy hàng nghìn lao động phải đối mặt với nguy cơ ngừng việc, mất việc làm và mất thu nhập…

Chia sẻ :


Vật liệu xây dựng ‘đội giá’ nhà ở

Việc tăng giá của các loại vật liệu xây dựng được cảnh báo sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, trước mắt là sẽ ảnh hưởng đến tiến độ của các công trình.

Chia sẻ :


Doanh nghiệp thủy sản đề xuất giảm tiền điện và phí dịch vụ cảng

Mục tiêu của Dự thảo Nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid -19 là “khôi phục trong thời gian sớm nhất” đã thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ. Tuy nhiên, với một số ngành hàng còn điểm chung chung và chưa đủ…

Chia sẻ :


“Bão giá” nguyên vật liệu “quét sạch” lợi nhuận, đẩy nhiều doanh nghiệp xây dựng rơi vào thua lỗ

Bên cạnh diễn biến phức tạp của dịch, biến động giá nguyên vật liệu đã trở thành “cơn ác mộng” đối với các nhà thầu xây dựng. Một số chuyên gia trong ngành nhận định “bão giá” đã quét sạch những lợi nhuận có thể hy hữu còn lại, đẩy nhiều doanh nghiệp rơi vào thua lỗ.

Chia sẻ :


Bất động sản Việt vẫn thu hút mạnh đầu tư nước ngoài

Trao đổi với Savills, các nhà đầu tư quốc tế bày tỏ đang rất quan tâm tới Việt Nam và khẳng định: “Hiện môi trường đầu tư tại Việt Nam đang được cải thiện so với nhiều năm trước”…

Chia sẻ :


Giá thuê đất công nghiệp tăng cao

Mỗi m2 đất công nghiệp phía Nam có giá thuê bình quân 159 USD cho chu kỳ thuê, riêng tại TP HCM lập đỉnh 300…

Chia sẻ :


Nhà đầu tư ‘mặc cả’ nhiều hơn trong các thương vụ mua bán, sáp nhập

Do nắm thế chủ động và có nhiều sự lựa chọn, bên mua trong các thương vụ M&A gần đây thường kéo dài thời gian…

Chia sẻ :


Hội Doanh nhân trẻ đề nghị doanh nghiệp được tự mua 100 triệu bộ kit xét nghiệm và giãn nợ thêm 6-9 tháng

Chia sẻ áp lực với Thủ tướng và bộ ngành, địa phương trong công tác phòng, chống dịch, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đặng Hồng Anh đề xuất Bộ Y tế chủ trì cùng các địa phương đàm phán trực tiếp với các nhà sản xuất bộ kit xét nghiệm nhanh nhằm giảm áp lực tài chính với Chính phủ…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *