Doanh nghiệp tê liệt vì dịch

Doanh nghiệp tê liệt vì dịch

Đó là những vấn đề được đặt ra tại hội thảo trực tuyến về Duy trì sản xuất trong thời kỳ dịch COVID-19 do Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức cách đây ít ngày.

Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam, Chỉ thị 16 rất cần thiết cho phòng chống dịch, nhưng cũng tạo áp lực cực kỳ lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp (DN). 19 DN phía Nam hiện nay hầu như tê liệt sản xuất vì nhiều địa phương không linh hoạt khi áp dụng Chỉ thị 16, có những DN chưa phát hiện F0, vẫn phải đóng cửa.

Bà Nguyễn Thị Thu Sắc – Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) nói: “Ngay cả xưởng của công ty của tôi ở Khu công nghiệp, sau 2 tuần khi áp dụng “3 tại chỗ” (sản xuất, ăn uống và nghỉ ngơi tại chỗ) cũng phải ngưng. Trong 2 tuần đó, khách hàng, hàng hóa rối loạn”. Theo bà Sắc, khi DN của bà xây dựng thêm công trình để phục vụ cho việc công nhân ở lại thì không ai muốn đến làm việc. Bà Sắc kiến nghị có cơ chế cho DN tự chủ được quản lý y tế tại chỗ. “Chúng tôi đã mua hàng ngàn kit xét nghiệm nhanh để tự kiểm tra công nhân của mình. Nếu DN tự chủ và tự chịu trách nhiệm cũng là cách chia sẻ gánh nặng với Chính phủ, giảm tải với lực lượng y tế”, bà Thu Sắc nêu ý kiến.

Theo đại diện nhiều hiệp hội DN, mô hình “3 tại chỗ” đang không phát huy tác dụng khi thời gian áp dụng kéo dài, nên cần có các giải pháp và sáng kiến để duy trì sản xuất trong giai đoạn áp dụng Chỉ thị 16. Thực tế việc vận chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất và xuất khẩu đang bị gián đoạn do cách thực hiện Chỉ thị 16 cũng khác nhau giữa các tỉnh, thành trong cả nước.

Ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI cho biết, VCCI đã kiến nghị Chính phủ các giải pháp hỗ trợ DN như giảm tiền điện; giảm phí công đoàn, trước mắt là 1%, ít nhất trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay; giảm các chi phí khác, hỗ trợ các DN chi phí mà họ bỏ ra trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống COVID-19. “Chúng ta không đánh đổi sức khỏe nhân dân lấy tăng trưởng… Do đó cần kết hợp cả 2 mục tiêu “vừa phòng dịch, vừa sản xuất”, chứ không chỉ vì mục tiêu chống dịch mà bỏ lơi hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Ưu tiên phòng dịch bệnh nhưng cũng phải cố gắng duy trì sản xuất kinh doanh”, ông Vũ Tiến Lộc cho biết.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Chủ tịch VCCI: Doanh nghiệp không thể áp dụng mãi mô hình “3 tại chỗ”

Theo TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI), những biện pháp mang tính tức thời, ngắn hạn như “3 tại chỗ” gặp nhiều thách thức bởi chỉ thích hợp với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và chỉ có thể diễn ra trong 1-2 tuần…

Chia sẻ :


Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp và địa phương sẽ được tổ chức vào 26/9

Hội nghị thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là thể hiện quyết tâm vượt khó, chung sức đưa kinh tế đất nước bật dậy, không “than nghèo, kể khổ”. Quyết tâm của Chính phủ là đảm bảo vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp thủy sản đề xuất giảm tiền điện và phí dịch vụ cảng

Mục tiêu của Dự thảo Nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid -19 là “khôi phục trong thời gian sớm nhất” đã thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ. Tuy nhiên, với một số ngành hàng còn điểm chung chung và chưa đủ…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp dệt may Tiền Giang viết đơn kêu cứu xin hỗ trợ vaccine phòng Covid-19

Các doanh nghiệp dệt may đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản vì hầu hết khách hàng đã thông báo huỷ đơn hàng, phạt xuất hàng, năm sau các doanh nghiệp sẽ không có đơn hàng…

Chia sẻ :


Hội Doanh nhân trẻ đề nghị doanh nghiệp được tự mua 100 triệu bộ kit xét nghiệm và giãn nợ thêm 6-9 tháng

Chia sẻ áp lực với Thủ tướng và bộ ngành, địa phương trong công tác phòng, chống dịch, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đặng Hồng Anh đề xuất Bộ Y tế chủ trì cùng các địa phương đàm phán trực tiếp với các nhà sản xuất bộ kit xét nghiệm nhanh nhằm giảm áp lực tài chính với Chính phủ…

Chia sẻ :


Ba kiến nghị cấp bách của VCCI để gỡ khó cho doanh nghiệp vượt đại dịch

Theo Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, việc đóng cửa các tỉnh thành hiện nay càng kéo dài, thì những khó khăn kinh tế, xã hội mà Việt Nam và người dân Việt Nam phải đối mặt sẽ ngày càng lớn…

Chia sẻ :


Hà Nội áp dụng Chỉ thị 15, doanh nghiệp được bố trí 50% lao động làm việc tại văn phòng

UBND Thành phố Hà Nội vừa có Chỉ thị 22 về điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố trong tình hình mới.

Chia sẻ :


Cần mạnh tay cứu giúp doanh nghiệp

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lần thứ tư bùng phát mạnh hơn so với ba đợt dịch xảy ra trước, từ cuối quý 1/2021 đến nay, các doanh nghiệp ở Đà Nẵng cũng như trên cả nước đều hứng chịu những ảnh hưởng tiêu cực, trong khi vẫn phải thực hiện “mục tiêu kép”: vừa phát triển kinh tế vừa thực hiện phòng chống dịch bệnh…

Chia sẻ :


Covid-19 vẫn dễ dàng “đột nhập” dù các doanh nghiệp đã thực hiện sản xuất “3 tại chỗ”

Rất nhiều doanh nghiệp trong các ngành chế biến gỗ, chế biến thủy sản đang rối bời với câu hỏi: đã thực hiện sản xuất “3 tại chỗ” (sản xuất tại chỗ, ăn tại chỗ, nghỉ ngủ tại chỗ), công nhân “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Thế nhưng Covid vẫn xâm nhập vào các nhà xưởng sản xuất…

Chia sẻ :


Kiến nghị xây dựng cơ chế cho doanh nghiệp tự chủ vaccine và xét nghiệm y tế

DNVN – Báo cáo của VCCI đề xuất Chính phủ cần nhìn nhận các doanh nghiệp (DN) là một chủ thể trong ứng phó COVID-19, từ đó tin tưởng giao quyền và trang bị, nâng cao năng lực y tế tại chỗ cho các DN. Tiến tới cho phép DN tự chủ trong cung ứng, lựa chọn vaccine và chủ động trong xét nghiệm y tế.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *