Doanh nghiệp sản xuất đồ uống có cồn gặp khó về nguồn nguyên liệu, chi phí sản xuất tăng cao
Ngày 8/4 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã tổ chức Hội thảo “Công bố kết quả nghiên cứu chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành sản xuất đồ uống có cồn tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị chính sách”.
Tại hội thảo, các nhà khoa học thuộc nhóm nghiên cứu cho rằng,
chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) hiện hành là thuế tương đối, áp dụng mức
thuế suất % dựa trên giá bán sản phẩm.
Cách tính này với đồ uống có cồn chưa thực sự hiệu quả
trong việc giảm lượng tiêu thụ đồ uống có cồn, bảo vệ sức khỏe người dân cũng
như đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, nhất là khi khu vực đồ uống có cồn
phi chính thức vẫn đang chiếm tới 63% tổng khối lượng lít cồn nguyên chất được
tiêu thụ.
Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu “Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành sản xuất đồ uống có cồn tại Việt Nam.
quốc tế khi phần lớn các nước phát triển, các nước láng giềng trong khu vực
Đông Nam Á đã chuyển sang thuế tuyệt đối (tính trên lít cồn hoặc lít sản phẩm)
hoặc thuế hỗn hợp (kết hợp giữa thuế tương đối và thuế tuyệt đối). Mặt khác, ở
Việt Nam hiện còn thiếu các nghiên cứu định lượng nhằm chỉ ra mô hình thuế nào là
phù hợp, giúp Nhà nước đạt được các mục tiêu chính sách và quan trọng hơn, tác
động của mô hình đó đối với giảm mức tiêu thụ ra sao, tăng thêm nguồn thu cho
ngân sách như thế nào.
Theo kết quả nghiên cứu, từ 2010-2018, thuế TTĐB đối với rượu
bia được điều chỉnh liên tục tăng nhưng tỷ lệ người lạm dụng rượu bia vẫn tăng
cao, tỷ lệ người không sử dụng giảm. Lượng đồ uống có cồn tiêu thụ ở Việt Nam
trong cả khu vực chính thức lẫn phi chính thức đều có tốc độ tăng rất nhanh. Nếu
như năm 2003-2005 lượng đồ uống có cồn tiêu thụ ở Việt Nam chỉ đạt trung bình
3,8 lít/người/năm thì năm 2008-2010 con số là 6,6 lít và năm 2015-2016 là 8,3
lít. Như vậy trong khoảng 10 năm lượng tiêu thụ rượu bia bình quân một người
trong năm đã tăng hơn gấp đôi. Tỷ lệ người lạm dụng rượu bia trên tổng dân số
cũng tăng từ 1,4% năm 2010 lên tới 14,4% năm 2016.
TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế phát biểu tại hội thảo.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu chỉ ra tính ưu việt của mô
hình thuế hỗn hợp – kết hợp phương pháp thuế tương đối trên giá bán buôn và
phương pháp thuế tuyệt đối trên từng lít sản phẩm tiêu thụ hoặc lít cồn nguyên
chất – so với phương pháp thuế tương đối hiện hành trong việc giảm tiêu thụ đồ
uống có cồn gây hại, ổn định nguồn thu ngân sách. Cụ thể, phương pháp thuế hỗn
hợp sẽ giúp tăng thu ngân sách khoảng 25% so với phương pháp thuế tương đối hiện
hành và mức tiêu thụ toàn ngành sẽ giảm 5%.
Tại hội thảo, TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế nhấn mạnh,
việc lượng rượu phi chính thức đang chiếm tới 63% tổng khối lượng lít cồn
nguyên chất được tiêu thụ tại Việt Nam “vừa thiệt thòi cho ngân sách nhà nước,
vừa nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng”. Vì vậy, cần tăng cường hiệu quả quản
lý đối với khu vực đồ uống có cồn phi chính thức và kết hợp nhiều giải pháp
chính sách khác ngoài thuế để hạn chế lạm dụng đồ uống có cồn một cách hiệu quả.
Trong khi đó, đại diện Hiệp hội Bia, Rượu, nước giải khát Việt
Nam cho biết, các doanh nghiệp trong ngành chịu ảnh hưởng rất nặng nề của đại dịch
COVID-19 và đang đối mặt với khó khăn về nguồn nguyên liệu, chi phí sản xuất
gia tăng do xung đột tại Ukraine. Mong muốn của doanh nghiệp lúc này là Nhà nước
ổn định chính sách thuế, trước mắt chưa tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống
có cồn trong 2 năm 2022 và 2023 để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và nuôi dưỡng
nguồn thu.
Đi sâu vào phương pháp tính thuế với đồ uống có cồn, ông Trần
Việt Thắng, Giám đốc tài chính của Công ty Moet Việt Hennessy Việt Nam cho rằng,
chính sách thuế trong tương lai nên cân nhắc phương pháp tính thuế hỗn hợp như
nhóm nghiên cứu của CIEM đề xuất bởi tính ưu việt của phương pháp này cũng như
sự bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng cho các doanh nghiệp.
Phản hồi