Doanh nghiệp năng lượng tăng hơn 10 lần giai đoạn 2010-2019

Doanh nghiệp năng lượng tăng hơn 10 lần giai đoạn 2010-2019 - Ảnh 1

Tại Hội thảo “Nâng cao vai trò của đầu tư tư nhân đối với tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030” do CIEM phối hợp với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tổ chức ngày 3/11, ông Hồ Công Hòa, Phó trưởng ban Ban Nghiên cứu các vấn đề xã hội (CIEM) cho biết vai trò của doanh nghiệp ngoài nhà nước trong tăng trưởng xanh, đặc biệt là lĩnh vực năng lượng ngày càng quan trọng.

Cụ thể, giai đoạn 2010-2019, doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng đã tăng gần 10 lần, từ 69 doanh nghiệp (2010) lên 777 doanh nghiệp (2019).

Trong đó, từ chỗ chỉ có 1 doanh nghiệp đầu tư vào năng lượng tái tạo (gió, mặt trời) vào năm 2010, số doanh nghiệp trong lĩnh vực này đã vọt lên 379 doanh nghiệp vào năm 2019, khá sát với con số 398 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nhiệt điện, thủy điện và điện khác.

Doanh nghiệp năng lượng tăng hơn 10 lần giai đoạn 2010-2019 - Ảnh 1

Cùng với sự gia tăng số lượng doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia đầu tư vào năng lượng, cơ cấu doanh nghiệp này so với doanh nghiệp nhà nước cũng ngày càng trở nên áp đảo, từ mức 59% lên 94,8% tổng số doanh nghiệp tham gia đầu tư.

Đặc biệt, tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp ngoài nhà nước cũng tăng đều trong giai đoạn vừa qua, nhất là đầu tư vào điện mặt trời và điện gió có sự tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2019 nhờ chính sách giá FIT (biểu giá điện hỗ trợ).

Tổng vốn đầu tư vào năng lượng tái tạo năm 2019 lên 4.490 tỷ đồng, tăng 27 lần so với 166 tỷ đồng của năm 2010. Mặc dù vậy, cơ cấu đầu tư vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với toàn bộ nguồn vốn đầu tư vào ngành điện.

Trái ngược với tốc độ tăng vốn mạnh mẽ của doanh nghiệp, doanh thu của doanh nghiệp ngoài nhà nước không tương xứng với số lượng doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng. Cơ cấu doanh thu của khu vực này chỉ chiếm 20,3% (2010), 17% (2015) và 29,4% (2019), thấp hơn đáng kể so với khu vực nhà nước.

Ngoài ra, theo ông Hồ Công Hòa, quy mô của doanh nghiệp ngoài nhà nước ngày càng nhỏ đi và nhỏ hơn rất nhiều so với doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực năng lượng và môi trường.

Doanh nghiệp năng lượng tăng hơn 10 lần giai đoạn 2010-2019 - Ảnh 2

Trong khi đó, hiện nay ở Việt Nam, các cơ chế, chính sách huy động đầu tư tư nhân cho tăng trưởng xanh chưa đồng bộ, không ổn định. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư theo hình thức PPP còn khá phức tạp. Quy trình cấp phép đầu tư, phát triển, xây dựng, vận hành dự án mất nhiều thời gian và phức tạp, nhất là các thủ tục về đất đai, công tác giải pháp mặt bằng.

Mặt khác, một số chỉ tiêu định hướng trong chiến lược, quy hoạch cơ sở hạ tầng chưa phù hợp với khả năng huy động các nguồn lực, trùng lặp và hiệu quả chưa cao. Trong bối cảnh ngân sách nhà nước có hạn, nợ công lớn dẫn đến thiếu nguồn vốn đầu tư công để thực hiện vai trò “vốn mồi” làm đòn bẩy trong công tác huy động đầu tư tư nhân xanh…

Để thu hút mọi nguồn lực đầu tư tư nhân tham gia đầu tư cho tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, đặc biệt là lĩnh vực năng lượng tái tạo, CIEM cho rằng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp tạo dựng môi trường đầu tư hấp dẫn, nâng cao chất lượng khung pháp lý và năng lực thực hiện hiệu quả trong thực hiện chính sách.

Trong đó, đặc biệt chú trọng tới cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng, từng bước tạo dựng thị trường năng lượng đầy đủ theo cơ chế thị trường; đảm bảo thông thoáng, minh bạch, công bằng giữa mọi thành phần kinh tế.

Áp dụng các công cụ kinh tế như phát triển ngân hàng xanh, tín dụng xanh giúp các doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn tài chính xanh; thúc đẩy quá trình triển khai chính sách mua sắm công xanh; nghiên cứu khả năng áp dụng thuế các-bon theo lộ trình phù hợp nhằm định hướng sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của xã hội trong tương lai;

Đẩy nhanh chương trình cải cách hành chính, đổi mới hình thức lập kế hoạch theo kế hoạch trung và dài hạn, đẩy nhanh chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, sớm ban hành các hướng dẫn về cơ chế mua bán nợ, đặc biệt là hướng đẫn cụ thể về định giá, đấu thầu, đấu giá các khoản nợ để bán, và mở rộng thị trường mua bán nợ cho các công ty ngoài nhà nước.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Gần 4.000 doanh nghiệp đăng ký mới sau Nghị quyết 128

10 ngày sau Nghị quyết 128 về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đã có gần 4.000 doanh nghiệp được đăng ký thành lập mới…

Chia sẻ :


Mang 6,7 tỷ USD đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước thua lỗ gần 1,2 tỷ USD

Đến ngày 31/12/2020, có 46 dự án còn lỗ luỹ kế với tổng số lỗ luỹ kế là 1.171,6 triệu USD, giảm 1 dự án và tăng 120 triệu USD so với năm 2019…

Chia sẻ :


“Kỳ tích” một doanh nghiệp nhà nước nợ phải trả gấp gần 18 lần vốn chủ sở hữu

Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân của các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn là 1,1 lần, trong đó có 14 công ty mẹ có tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần.

Chia sẻ :


7 yếu tố và 3 hành động để doanh nghiệp tư nhân vượt Covid-19

Báo cáo thứ 3 của Deloitte trong năm với chủ đề “Khủng hoảng là chất xúc tác: Tăng tốc chuyển đổi” về doanh nghiệp tư nhân trên toàn cầu cho thấy hơn 2/3 nhà lãnh đạo tham gia khảo sát tin tưởng vào triển vọng của doanh nghiệp mình trong 12 tháng tới…

Chia sẻ :


Cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước: Vẫn nghẽn

Trong số các điểm nghẽn và lực cản khiến quá trình triển khai thực hiện cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước trong giai đoạn 2016 – 2021 bị chậm và trễ thì đất đai và định giá doanh nghiệp được coi là lực cản lớn nhất…

Chia sẻ :


Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 có gì mới?

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định số 667/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài (ĐTNN) giai đoạn 2021 – 2030.

Chia sẻ :


Phát triển năng lượng xanh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Theo dự thảo Quy hoạch điện 8, tỷ lệ điện năng mặt trời chiếm khoảng 5,4-5,9% vào năm 2030, năm 2045 tăng lên đạt tỷ lệ 8,4% trong tổng công suất các nguồn điện. Đối với điện gió trên bờ và gần bờ, năm 2030, tỷ lệ chiếm khoảng 6,5% trong tổng công suất các nguồn điện…

Chia sẻ :


Hơn 85 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

Ảnh hưởng nặng nề của đợt dịch Covid-19 thứ 4 tiếp tục làm gia tăng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 8 tháng đầu năm, trong đó chỉ riêng TP.HCM đã chiếm gần 30% tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường…

Chia sẻ :


Nhiều công ty Trung Quốc rót vốn đầu tư vào Việt Nam

Dòng vốn Trung Quốc chảy vào Việt Nam, vượt qua cả vốn đầu tư của Nhật, Hàn trong 5 năm trở lại đây.

Chia sẻ :


Ít nhất 500.000 cơ sở sản xuất kinh doanh được hỗ trợ chuyển đổi số

Đến năm 2025, 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số và tối thiểu 500.000 cơ sở sản xuất kinh doanh được hỗ trợ chuyển đổi số, đào tạo, ứng dụng công nghệ…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *