Doanh nghiệp lo ngại “chảy máu” nguồn lao động và đứt gãy chuỗi cung ứng

Doanh nghiệp lo ngại “chảy máu” nguồn lao động và đứt gãy chuỗi cung ứng

Đó là chia sẻ của các doanh nghiệp trước tình trạng ngăn cấm, hạn chế di chuyển giữa các khu vực, các địa phương khiến khiến nhiều doanh nghiệp không thể xoay sở và đang có nguy cơ “chảy máu” nguồn lao động và đứt gãy chuỗi cung ứng hàng loạt.

Lo ngại “chảy máu” nguồn lao động…

Theo ông Trần Văn Lật – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Lộc Kim Chi, chia. sẻ: Hiện tại chuỗi cung ứng mặt hàng thủy sản bị gián đoạn do phải thực hiện điều kiện sản xuất “3 tại chỗ”, hay 1 cung đường 2 điểm đến chưa phù hợp, chưa kể, mỗi địa phương lại có cách thực hiện khác nhau trong việc áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 15, 16, 16+… đã gây ra đình trệ sản xuất và lưu thông hàng hoá. Bên cạnh đó, tâm lý của người lao động lo lắng khi đi làm sẽ bị nhiễm Covid-19, nên sẵn sàng nghỉ làm, không hưởng lương để đảm bảo sự an toàn cho bản thân khiến doanh nghiệp rơi vào thế bị động. Từ những nguyên nhân trên đã kéo theo việc nhiều vùng nuôi đến kỳ thu hoạch mà không có đầu ra, hay khi ra được rồi lại khó vận chuyển gây ra đứt gãy nguồn cung ứng hàng hoá – ông Lật lo lắng.

Doanh nghiệp lo ngại “chảy máu” nguồn lao động và đứt gãy chuỗi cung ứng - Ảnh 1.

Hiện tại chuỗi cung ứng mặt hàng thủy sản bị gián đoạn do phải thực hiện điều kiện sản xuất “3 tại chỗ”, hay 1 cung đường 2 điểm đến chưa phù hợp. Ảnh: Hương Giang

Cũng theo ông Lật, đơn cử trường hợp doanh nghiệp của ông trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu thuỷ sản, đang phải chịu rất nhiều áp lực khi không có nguồn lao động để sản xuất phục vụ cho các đơn hàng trước đó của đối tác.

Theo ông Lật, công suất của nhà máy yêu cầu khoảng hơn 1.000 công nhân, thế nhưng hiện tại doanh nghiệp chỉ có khoảng hơn 200 lao động tham gia phục vụ sản xuất, đa phần số còn lại không muốn đi làm do tâm lý sợ nhiễm Covid-19. “Mặc dù doanh nghiệp thông báo đáp ứng đủ điều kiện toàn trong sản xuất, phần còn lại phải thực hiện theo Chỉ thị 16, nhưng doanh nghiệp vẫn đứng trước nguy cơ đổ vỡ và chảy máu nguồn lao động, kể cả kết thúc dịch bệnh Covid-19”, ông Lật nhấn mạnh.

… và đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hoá

Đồng quan điểm, ông Phạm Văn Hữu – Giám đốc Công ty Vận tải Khánh Hưng, cho rằng: “Lệnh hạn chế đi lại mỗi khu vực và địa phương thực hiện một kiểu dẫn đến tình trạng thiếu thống nhất. Nhiều doanh nghiệp vận tải không thể điều tiết phản ứng kịp do thiếu lao động (lái xe), chính là một trong những nguyên nhân đứt gãy chuỗi cung ứng hàng loạt.

Doanh nghiệp lo ngại “chảy máu” nguồn lao động và đứt gãy chuỗi cung ứng - Ảnh 2.

Hiện nay xảy ra tình trạng lệnh hạn chế đi lại mỗi khu vực và địa phương thực hiện một kiểu. Ảnh: Duy Long

Chưa kể, quan niệm “hàng thiết yếu” mỗi nơi mỗi khác nên gây cản trở hoạt động vận chuyển và lưu thông hàng hóa”. Hiện chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào định nghĩa “hàng hoá, dịch vụ thiết yếu” trong bối cảnh thực hiện giãn cách xã hội nên phần lớn do các địa phương tự quy định.

Căn cứ theo Điều 4 Luật Giá năm 2012 có giải thích cụm từ “hàng hoá, dịch vụ thiết yếu” là những hàng hoá, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh.

Nhưng đó là định nghĩa Luật Giá đưa ra quy định về những đối tượng sẽ được cơ quan nhà nước điều tiết, bình ổn giá.

Đáng chú ý, trong khi chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định các loại hàng hoá, dịch vụ thiết yếu trong thời gian thực hiện giãn cách, thực hiện Chỉ thị 16. Mà hiện tại chỉ có công văn số 2601/2020 của Văn phòng Chính phủ về thực hiện Chỉ thị 16, nêu một số hàng hoá, dịch vụ thiết yếu. Dựa trên hướng dẫn này, từng địa phương dựa theo tình hình kinh tế xã hội, đặc thù sẽ ra danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu chi tiết được phép kinh doanh, sản xuất… Song, khi thực hiện thì nhiều địa phương lại tỏ ra lúng túng, nhiều nơi làm theo cảm tính khiến doanh nghiệp vận tải đứng ngồi không yên.

Đơn cử, quy định vận tải hàng hoá tại TP. Cần trong vài ngày qua đã để lại nhiều bất cập trong lĩnh vực vận tải là hết sức phi lý. Việc lái xe phải nằm vài ngày thậm chí cả tuần (ăn, ngủ trên xe), mới có thể giao trả hàng hoá đã làm cho tâm lý lái xe hoang mang, lo ngại dịch bệnh và không muốn đi làm, trong khi doanh nghiệp thì không thể tuyển ngay lái xe là thực tế đang diễn ra đối với doanh nghiệp vận tải – ông Hữu nói.

Doanh nghiệp lo ngại “chảy máu” nguồn lao động và đứt gãy chuỗi cung ứng - Ảnh 3.

Quy định của TP. Cần Thơ đã khiến hàng nghìn xe ùn ứ và không thể giao hàng hoá. Ảnh: Tạ Quang

Cũng theo ông Hữu, mặc dù doanh nghiệp đã nhanh chóng triển khai hàng loạt các biện pháp, sáng kiến ứng phó đại dịch chưa từng có tiền lệ. Song, điều kiện sinh hoạt, môi trường lao động của người lao động cũng bị ảnh hưởng khi thực hiện “3 tại chỗ”, “một cung đường, hai địa điểm” là hết sức khó khăn.

“Các nhà máy không có nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất, điều này dẫn đến nguy cơ không đảm bảo các yêu cầu của khách hàng về thời gian vận chuyển hàng hoá dẫn đến việc bị khách hàng yêu cầu thay thế nhà vận chuyển, hay phạt vi phạm hợp đồng, sẽ là tác nhân gây ra hiện tượng “chảy máu” nguồn lao động và đứt gãy chuỗi cung ứng hàng loạt là hoàn toàn có thể xảy ra – ông Hữu nhấn mạnh.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Doanh nghiệp rời bỏ thị trường, nguy cơ hàng nghìn lao động mất việc làm

Tính riêng trong tháng 8, Hà Nội có trên 1.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, gây ra hệ lụy hàng nghìn lao động phải đối mặt với nguy cơ ngừng việc, mất việc làm và mất thu nhập…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp TP.HCM trước nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu

Báo cáo mới nhất cho thấy chỉ riêng tại Cần Thơ đã có 98% doanh nghiệp phải tạm ngưng hoạt động do dịch Covid-19. Như vậy những doanh nghiệp ở TP.HCM đang có đối tác tại Cần Thơ cũng sẽ đối diện nguy cơ phải dừng hoạt động nếu hết nguyên vật liệu…

Chia sẻ :


Chủ tịch VCCI: Doanh nghiệp không thể áp dụng mãi mô hình “3 tại chỗ”

Theo TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI), những biện pháp mang tính tức thời, ngắn hạn như “3 tại chỗ” gặp nhiều thách thức bởi chỉ thích hợp với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và chỉ có thể diễn ra trong 1-2 tuần…

Chia sẻ :


5 tháng cuối năm sẽ thực sự khó khăn với doanh nghiệp dệt may

Dịch Covid 19 lần thứ 4 đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của các ngành hàng xuất khẩu như dệt may và da giày. Nếu không sớm có các giải pháp vượt qua khó khăn, doanh nghiệp sẽ đối mặt với nguy cơ bị dừng, huỷ đơn hàng…

Chia sẻ :


Đề nghị ưu tiên tiêm vắc xin cho đội ngũ lái xe, logistics

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị ưu tiên tiêm vắc xin cho một số đối tượng.

Chia sẻ :


“Giá mua vaccine cao không bằng giá doanh nghiệp phải đóng cửa”  

Doanh nghiệp sẵn sàng trả bất cứ giá nào để mua được vaccine tiêm cho người lao động, vì so với giá mua vaccine, cái giá doanh nghiệp phải đóng cửa còn cao gấp hàng trăm lần…

Chia sẻ :


Đồng Nai cho phép doanh nghiệp chấm dứt phương án “3 tại chỗ”

UBND tỉnh Đồng Nai ban hành văn bản, theo đó các doanh nghiệp đang thực hiện phương án “3 tại chỗ” được tự quyết định duy trì hoặc chấm dứt phương án này…

Chia sẻ :


Doanh nhân Vũ Văn Tiền: ‘Thời điểm này, nếu không mở cửa thị trường và sản xuất thì không chết vì COVID-19, mà chết vì đói nghèo’

Tại Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương, về giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trước tác động của đại dịch, Chủ tịch Tập đoàn Geleximco cho biết: “Hiện nay, nếu không mở cửa thị trường và sản xuất, thì không chết vì COVID-19 mà chết vì đói nghèo”.

Chia sẻ :


Chuyển đổi số logistics, phục hồi chuỗi cung ứng để bứt phá sau đại dịch

Làng Công nghệ Logistics sẽ là nơi quy tụ, kết nối và chia sẻ kinh nghiệm giữa các start-up công nghệ trong lĩnh vực, thúc đẩy chuyển đổi số để logistics Việt Nam bứt phá sau đại dịch…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp thủy sản đề xuất giảm tiền điện và phí dịch vụ cảng

Mục tiêu của Dự thảo Nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid -19 là “khôi phục trong thời gian sớm nhất” đã thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ. Tuy nhiên, với một số ngành hàng còn điểm chung chung và chưa đủ…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *