Doanh nghiệp khởi nghiệp trong “cơn lốc” Covid-19

Ảnh minh họa

Năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, cộng đồng doanh nghiệp Việt liên tiếp chịu những tác động từ đại dịch Covid-19. Số liệu vừa được cập nhật từ Tổng cục Thống kê cho thấy đã có 8.740 doanh nghiệp được thành lập mới trong tháng 7/2021 với số vốn đăng ký gần 122,8 nghìn tỷ đồng, giảm 22,8% về số doanh nghiệp, giảm 25,3% về vốn đăng ký so với tháng 6/2021.

Giảm mạnh trong tháng 7 song số doanh nghiệp thành lập mới trong 7 tháng đầu năm 2021 vẫn tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước với 75,8 nghìn doanh nghiệp.

“XÓA BÀI CHƠI LẠI”, TÌM HƯỚNG ĐI MỚI

Ở chiều ngược lại, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể cũng tăng cao so với cùng kỳ năm 2020 (25,5%) với 79,7 nghìn doanh nghiệp. Trong đó, gần 40,3 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước; 28 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 28,6%; 11,4 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 27,4%. Như vậy, trung bình mỗi tháng có gần 11,4 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Thời gian qua, có không ít start-up rơi vào khó khăn khủng hoảng mặc dù đã ứng dụng công nghệ, được rót vốn. Nhìn nhận về thực trạng này, tại tọa đàm khởi nghiệp thời khủng hoảng Covid-19 vừa diễn ra, ông Trần Việt Hùng, đồng sáng lập (co-founder) và CEO của Got It cho rằng môi trường thay đổi nên hành vi người dùng thay đổi, kéo theo nhu cầu sản phẩm dịch vụ khác nhau.

Có thể trước đây, start-up phát triển tốt nhưng trong hơn một năm qua, khi Covid xảy ra, hành vi người dùng đã thay đổi, nằm ngoài dự tính của các start-up. Có một số ngành phát triển rất tốt nhưng cũng có ngành không có khách hàng.

Khởi nghiệp start-up đã rất rủi ro nhưng khi Covid xảy ra, khó khăn, rủi ro còn lớn hơn nữa. Tuy nhiên, những thách thức này cũng được nhìn nhận như một cơ hội, mở ra hướng đi mới cho các start-up.

Theo ông Hùng, những tính toán của start-up có thể hợp lý ở trước đại dịch nhưng hiện nay và cả trong tương lai không còn phù hợp thì cần “gác” lại để tìm kiếm cơ hội khác, thích nghi với những thay đổi của thị trường và hành vi người dùng. Trong những tình huống này, sự thay đổi được ví như “xóa bài chơi lại” và cơ hội sẽ dành cho tất cả các start-up.

Chia sẻ điều này từ góc nhìn của người đồng sáng lập mô hình không gian làm việc chung Up Co-working Space, ông Trần Quang Hưng, Phó bí thư Thành đoàn Hà Nội, đại diện Quỹ đầu tư Vinacapital Ventures, thông tin thêm rằng qua khảo sát trong năm qua, khoảng một nửa lượng đầu tư mạo hiểm vào các start-up Việt Nam đã giảm. “Cảm giác có gần một nửa số start-up ở Up Co-working Space đang đi tìm việc khác, trong đó có cả những công ty rất lớn. Đó không hẳn do dịch mà do mô hình nhận đầu tư và “đốt tiền” đã không còn phù hợp. Các founder có thể nhận ra điều đó và tìm cơ hội mới”, ông Hưng chia sẻ.

Ông Hưng cũng nhấn mạnh: “Trong khó khăn khủng hoảng luôn có những cơ hội xuất hiện và doanh nghiệp nào nhanh nhạy, thay đổi kịp với thời cuộc thì có thể mang lại giá trị mới, đột phá. Minh chứng, có những doanh nghiệp trong ngành game của Việt Nam đã vụt sáng tăng trưởng gần đây”.

Từ thực tế start-up, ông Nguyễn Hoàng Tùng, founder VVN AI cho biết, Covid-19 đã tác động rất lớn đến doanh nghiệp, khiến doanh thu có lúc sụt giảm khoảng 500 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, với việc thay đổi chiến lược để tiếp cận, VVN AI vượt qua được giai đoạn khó khăn và tìm lại đà tăng trưởng, thậm chí còn vượt so với trước dịch.

NGHĨ NHANH, QUYẾT NHANH VÀ CHỚP CƠ HỘI

Covid-19 tạo ra một cuộc khủng hoảng, thay đổi, sắp xết lại trật tự thị trường doanh nghiệp. Thực tế có những công ty đang phát triển rất tốt bị chậm lại nhưng cũng có công ty thay đổi, tìm ra hướng đi và cách làm mới để phát triển.

Theo ông Lê Bá Tân, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty mạng lưới Viettel, trước nhu cầu thay đổi của thị trường, Viettel tập trung cho hướng đi mới như mạng 5G để chuẩn bị khai trương thương mại chính thức toàn quốc vào năm 2022 với những dịch vụ giải pháp mới về IoT, Big Data để hỗ trợ nền tảng cho hệ sinh thái các công ty khởi nghiệp sáng tạo phát triển khi Covid đi qua.

Các start-up không chỉ gói gọn ở một thị trường mà phải tìm cơ hội ra khỏi biên giới. Đặc biệt, khu vực Đông Nam Á được nhìn nhận là khá năng động, tiềm năng lớn và có những đặc tính giúp các start-up có cơ hội đột phá.

Ông Trần Việt Hùng cho rằng các start-up Việt Nam nếu đi theo hướng mới, tìm cơ hội mới thì ít nhất ngay từ đầu cần nghĩ sản phẩm dịch vụ phải bao phủ được thị trường Đông Nam Á. Tiềm năng cơ hội lớn mở ra sẽ hút rất nhiều start-up nhảy vào khai thác để tạo sự đột phá.

Ông Hùng khẳng định, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, yếu tố cốt lõi là các sản phẩm dịch vụ công nghệ phải đáp ứng được các nhu cầu của người dùng. Khi thị trường, khách hàng không cần đến sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp thì việc ứng dụng công nghệ cũng không mang lại nhiều ý nghĩa.

Do đó, các start-up phải lựa chọn đưa sản phẩm ra thị trường nhanh nhất để thử nghiệm, để biết những giải pháp có đang tiệm cận nhu cầu mới của người dùng không. Theo các chuyên gia, điều này cũng giúp các start-up nắm bắt cơ hội, đồng thời sớm nhận ra mình có thể chơi tiếp hay phải “xóa bài chơi lại”.

NÊN NHÌN DÀI HƠI CHO THỜI KỲ HẬU COVID?

Những doanh nghiệp đã tìm được hướng đi có thể phát triển bứt tốc. Có những start-up “xóa bài chơi lại” để thay đổi tiệm cận nhu cầu thị trường. Vậy start-up khởi nghiệp hiện nay có nên tập trung vào những vấn đề mang tính nhất thời hay nhìn dài hơi cho thời kỳ hậu Covid?

Ông Tân cho rằng, với những start-up đang hoạt động, phải vật lộn để tồn tại, để tìm hướng đi cả trong ngắn hạn và dài hạn thì việc thích nghi với điều kiện hoàn cảnh kinh doanh trong bối cảnh Covid hiện nay là phù hợp. Nhưng các doanh nghiệp này phải có sự chuẩn bị cho bước phát triển hậu Covid.

Tuy nhiên, với những doanh nghiệp mới tham gia thị trường, không nên lựa chọn bài toán của Covid ở thời điểm hiện tại để làm bài toán phát triển bền vững lâu dài. Bởi yếu tố bối cảnh và thời điểm có thể sẽ thay đổi khác, môi trường kinh doanh, thói quen khách hàng cũng sẽ khác đòi hỏi phải có những giải pháp mới.

“Nếu khởi nghiệp hiện nay phải nhìn vào những câu chuyện của hậu Covid. Bản thân Viettel cũng đang tư duy như vậy và tạo ra môi trường chuẩn bị cho những doanh nghiệp thời hậu Covid”, ông Tân nhấn mạnh…

Quan điểm này cũng được nhà sáng lập Got It chia sẻ rằng giai đoạn hiện nay sẽ cung cấp những dữ liệu quan trọng để các start-up điều chỉnh kế hoạch phát triển cũ cho phù hợp. Các doanh nghiệp start-up không nên chỉ nhìn vào thông tin bối cảnh hiện tại để dồn nguồn lực vào bởi những thông tin ngắn hạn chỉ có tính thời điểm. Nếu start-up dùng những thông tin ở thời điểm này để xây dựng bài toán phát triển lâu dài là không thực tế. Với các công ty start-up, đây là thời điểm vật lộn để tồn tại hoặc giải tán. Khi qua giai đoạn khó khăn, các start-up sẽ phải tìm hướng dài hơi.

Nói về những công nghệ sau đại dịch mà các start-up cần quan tâm, ông Hưng chia sẻ có một số ngành có tầm ảnh hưởng lớn và công nghệ tiềm năng đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư như blockchain với những cơ hội ứng dụng trong ngành game, bất động sản… Về tổng thể, ngành nào liên quan đến chuyển đối số, áp dụng công nghệ mới, định nghĩa lại một số ngành sau tác động của Covid, ngành đó sẽ có có hội phát triển tốt.

Để hỗ trợ các start-up, về phía quỹ khởi nghiệp, ông Hưng cho biết vừa lập một quỹ đầu tư mới hướng đến vườn ươm, tăng tốc khởi nghiệp, tập trung hỗ trợ những start-up bắt đầu khởi nghiệp trong giai đoạn Covid, giải những bài toán dài hơi.

Còn đại diện Viettel Networks thông tin đang đầu tư hai phòng nghiên cứu IoT hiện đại nhất Đông Nam Á. Các phòng Lab này được trang bị những công nghệ tiên tiến hàng đầu trong lĩnh vực IoT, Big Data, Cloud và AI và sẵn sàng hỗ trợ miễn phí cho các ý tưởng khởi nghiệp mà hội đồng đánh giá cao về tiềm năng ứng dụng cũng như ý nghĩa với xã hội, doanh nghiệp.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Hơn 85 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

Ảnh hưởng nặng nề của đợt dịch Covid-19 thứ 4 tiếp tục làm gia tăng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 8 tháng đầu năm, trong đó chỉ riêng TP.HCM đã chiếm gần 30% tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường…

Chia sẻ :


Gần 4.000 doanh nghiệp đăng ký mới sau Nghị quyết 128

10 ngày sau Nghị quyết 128 về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đã có gần 4.000 doanh nghiệp được đăng ký thành lập mới…

Chia sẻ :


Mỗi tháng có hơn 17.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

DNVN – Trong quý I/2022, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng 49,7% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 17,1 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Chia sẻ :


Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp và địa phương sẽ được tổ chức vào 26/9

Hội nghị thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là thể hiện quyết tâm vượt khó, chung sức đưa kinh tế đất nước bật dậy, không “than nghèo, kể khổ”. Quyết tâm của Chính phủ là đảm bảo vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế…

Chia sẻ :


Chuyển đổi số logistics, phục hồi chuỗi cung ứng để bứt phá sau đại dịch

Làng Công nghệ Logistics sẽ là nơi quy tụ, kết nối và chia sẻ kinh nghiệm giữa các start-up công nghệ trong lĩnh vực, thúc đẩy chuyển đổi số để logistics Việt Nam bứt phá sau đại dịch…

Chia sẻ :


Báo động nợ xấu vùng đại dịch

Quyết định tiếp tục giãn cách xã hội ở các đầu tàu kinh tế như Hà Nội, TP.HCM và các địa phương phía Nam kéo dài hết tháng 8 và có thể sang tháng 9/2021, đã khiến dòng tiền vào doanh nghiệp ngày càng tồi tệ. Các chuyên gia cho rằng dù nợ vay được treo nhưng khi hết hạn giãn, hoãn, bài toán nợ xấu đã khó càng thêm khó…

Chia sẻ :


“Vaccine số, kháng thể số” cho doanh nghiệp

Cũng như con người, trước nguy cơ “nhiễm Covid”, các doanh nghiệp cần những phương thức phòng ngừa, những liều “vaccine” giúp tăng sức đề kháng để hạn chế tác động của dịch bệnh, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn…

Chia sẻ :


7 yếu tố và 3 hành động để doanh nghiệp tư nhân vượt Covid-19

Báo cáo thứ 3 của Deloitte trong năm với chủ đề “Khủng hoảng là chất xúc tác: Tăng tốc chuyển đổi” về doanh nghiệp tư nhân trên toàn cầu cho thấy hơn 2/3 nhà lãnh đạo tham gia khảo sát tin tưởng vào triển vọng của doanh nghiệp mình trong 12 tháng tới…

Chia sẻ :


Bộ Tài chính nghiên cứu triển khai các giải pháp hỗ trợ mới cho người dân, doanh nghiệp

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, trước diễn biến phức tạp và ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, Bộ Tài chính đang theo dõi sát tình hình thực tế để nghiên cứu xây dựng và triển khai các giải pháp hỗ trợ tiếp theo nhằm tiếp tục hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Chia sẻ :


Hàng nghìn doanh nghiệp chỉ còn dòng tiền để duy trì hoạt động dưới 1 tháng

Tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động do dịch chỉ còn dòng tiền để duy trì hoạt động ít hơn 1 tháng chiếm khá cao, gần 40%. Nếu các doanh nghiệp tiếp tục phải đóng cửa dài hơn 1 tháng mà không có sự hỗ trợ từ bên ngoài, thì khả năng giải thể là rất cao…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *