Doanh nghiệp F&B: “Quyết chiến” để tồn tại

Những ki-ốt bán cà phê tiện lợi mọc lên nhằm đáp ứng nhu cầu mua mang về đang trở thành thói quen mới sau giãn cách xã hội. 

Theo Savills Việt Nam, chi phí mặt bằng là một trong những khoản chi phí rất đáng kể trong tổng chi phí của một doanh nghiệp F&B, kế tiếp đó là về nhân lực. Áp lực về dòng tiền rất lớn trong suốt gần 4 tháng giãn cách xã hội khiến các chuỗi F&B phải tính toán lại chiến lược kinh doanh theo phương án sống chung với dịch.

XU HƯỚNG ĐÓNG CỬA VÀ XUỐNG ĐƯỜNG

Ngay từ đầu tháng 10 năm nay, khi TP.HCM mở cửa các hoạt động kinh doanh trở lại trong trạng thái bình thường mới, Starbucks thông báo chia tay với cửa hàng tại khách sạn Rex đường Nguyễn Huệ. Trong khi đó, The Coffee House đóng cửa quán Signature (Phạm Ngọc Thạch, quận 3), cà phê Trung Nguyên cũng chia tay vòng xoay Điện Biên Phủ và nhiều góc đẹp khác. Số cửa hàng “biến mất” của các chuỗi cà phê “sang chảnh” này tập trung nhiều nhất ở TP.HCM.

Ngoài việc phục vụ nhu cầu mới là hạn chế sử dụng tại chỗ, việc đóng bớt cửa hàng ở những vị trí có giá thuê cao là phương án tối ưu trong tình thế phải tiết giảm chi phí, trong đó mặt bằng chiếm tới 20 – 30%. Coffee House cho biết công ty vẫn tiếp tục đàm phán với chủ cho thuê mặt bằng hỗ trợ giá thuê. Tuy nhiên, các cửa hàng hiện có phải chuyển đổi mô hình, công năng để kiểm soát chi phí và phù hợp với các yêu cầu mới như giao hàng online, bán hàng mang đi.

Điển hình cho xu hướng thích nghi này, mới đây, chuỗi đã khai trương cửa hàng mới với tên gọi TCH Now. Đây thực ra chỉ là một ki-ốt nhỏ đặt cạnh siêu thị Kingfoodmart trên đường Phạm Hùng (huyện Bình Chánh, TP.HCM) với 2 cửa nhận khách, 1 phía ngoài và 1 hướng bên trong siêu thị. CEO Lê Bá Nam Anh của chuỗi cà phê này đánh giá nhu cầu bán mua mang về đang trở thành thói quen mới sau giãn cách xã hội. Chuỗi sẽ kết hợp với các cửa hàng phân phối lớn trên thị trường mở các ki-ốt tại nơi có mật độ người tiêu dùng cao, còn xe đẩy sẽ mang đến một The Coffee House thu nhỏ.

Những ki-ốt bán cà phê tiện lợi mọc lên nhằm đáp ứng nhu cầu mua mang về đang trở thành thói quen mới sau giãn cách xã hội. 
Những ki-ốt bán cà phê tiện lợi mọc lên nhằm đáp ứng nhu cầu mua mang về đang trở thành thói quen mới sau giãn cách xã hội. 

Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát kéo dài tại TP.HCM, khi nhiều chuỗi khác phải tạm dừng hoạt động thì Phúc Long vẫn mở bán đều đặn nhờ “sống chung” tại các cửa hàng Winmart, siêu thị Winmart sau khi được Masan rót vốn đầu tư. Hệ thống cửa hàng WinMart đang có độ phủ lớn nhất thị trường, cùng với mô hình ki-ốt tiện lợi, Masan đặt kế hoạch có ngay 1.000 ki-ốt bán trà sữa, cà phê Phúc Long sau một năm hợp tác.

Thương hiệu Otoké Chicken hay McDonald’s cũng đã triển khai thí điểm một vài quầy kệ phục vụ bữa sáng cho khách hàng ở vỉa hè trước các cửa hàng của mình, chủ yếu bán hamburger và cà phê để khách mua mang đi. Chuỗi cà phê Ông Bầu thì chủ động phát triển nhiều phân khúc, từ cửa hàng vị trí đẹp đến xe đẩy chuyên bán mang đi. Hệ thống này cũng bắt tay với chuỗi nhà hàng Ba Gác để chia ca sử dụng mặt bằng “vàng” với chi phí thấp.

Có thể nói, khách hàng có nhu cầu ngồi uống cà phê để trải nghiệm không gian đang hẹp đi, việc đóng bớt các cửa hàng tại các vị trí “đất vàng” và “xuống đường” khiến các doanh nghiệp F&B tăng độ nhận diện thương hiệu, có thêm khách hàng mới. Không tốn nhiều chi phí mặt bằng, nhân viên, bàn ghế… và giá thành nhờ đó giảm đi, phù hợp nhiều đối tượng.

TRONG CÁI KHÓ LỘ RÕ CƠ HỘI

Chuyên gia về đổi mới sáng tạo, ông Trần Anh Tuấn, Giám đốc điều hành Công ty The Pathfinder, nhìn nhận rằng giai đoạn hiện nay là thời kỳ khởi nghiệp hoặc tái khởi nghiệp của các doanh nghiệp với mô hình tinh gọn, ít tốn chi phí cố định và kinh tế sẻ chia. Dù có hy sinh hình ảnh “sang chảnh” của thương hiệu, nhưng đây là mô hình hiệu quả. Ngoài ra, việc nhiều thương hiệu kết hợp thuê chung mặt bằng còn giúp các thương hiệu mới nổi dễ xâm chiếm nhanh các mặt bằng đẹp nhưng đang trống người thuê.

 
Tại TP.HCM, sau các tháng giãn cách xã hội, doanh thu mảng dịch vụ ăn uống trong tháng 10/2021 vừa qua được ghi nhận tăng 13,5% so với tháng trước. Thế nhưng, mức doanh thu này vẫn giảm 92,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Quả đúng như vậy, trong khi nhiều “ông lớn” phải trả lại mặt bằng, thì cuộc chiến chuỗi F&B lại thêm phần gay cấn khi xuất hiện một loạt đại gia mới nhập cuộc. Ngày 15/11, PhinDeli vừa khai trương một quán cà phê diện tích rộng ngay Hồ Con Rùa, đối diện với Highlands Coffee, Passio, Phúc Long (TP.HCM). Đại diện đơn vị vận hành PhinDeli cho rằng đây là cơ hội để có được nhiều vị trí đẹp, giá thuê rẻ. Tham gia vào cuộc chiến chuỗi cà phê, đơn vị này tham vọng sẽ nhanh chóng mở thêm được nhiều vị trí đẹp khác không chỉ tại TP.HCM mà còn ở nhiều tỉnh thành khác.

Chưa dừng lại, Chuk Chuk cũng đang úp mở thông tin về một quán cà phê, kem, trà sữa dành cho giới trẻ ngay Hồ Con Rùa. Chỉ trong vòng hơn một tháng, Chuk Chuk đã khai trương liên tiếp 4 cửa hàng mới và hệ thống này cũng cập nhật sẽ ra mắt thêm 7 cửa hàng nữa trong thời gian tới. Vị trí các cửa hàng đều rất đắc địa, nằm trong trung tâm thương mại và nhiều con đường ẩm thực như Phan Xích Long, Mạc Thị Bưởi, Huỳnh Thúc Kháng…

“Phát triển điểm bán hàng là một trong những định hình đầu tiên để chúng tôi mở thêm những kênh phân phối khác, bao gồm ki-ốt và xe đẩy. Mặc dù trong mùa dịch nhưng chúng tôi hiểu rằng nhu cầu thị trường là rất cao, cũng như mong muốn trải nghiệm những sản phẩm mới thời điểm này” anh Nguyễn Đức Huy, Giám đốc marketing Chuk Chuk chia sẻ.

Sau giãn cách xã hội, các thương hiệu mới dễ xâm chiếm nhanh các mặt bằng đẹp nhưng đang trống người thuê.
Sau giãn cách xã hội, các thương hiệu mới dễ xâm chiếm nhanh các mặt bằng đẹp nhưng đang trống người thuê.

Còn ông Trần Văn Trường, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Quốc tế hải sản Hoàng Gia, cho biết hệ thống đã mở thêm một cửa hàng tại một vị trí cực đẹp ở quận 2. “So với khách thuê cũ, giá chúng tôi thuê thấp hơn khoảng 30%. Mặt bằng đẹp vẫn quan trọng nhưng giá phải giảm về mức hợp lý. Nếu các chủ nhà vẫn giữ giá thuê cao, chúng tôi sẽ ngưng kế hoạch mở thêm điểm bán mới mà tập trung đầu tư cho kênh online để thúc đẩy doanh số,” ông Trường nêu quan điểm.

Cùng với điều kiện khi dịch bệnh sẽ được kiểm soát tốt hơn thì việc tiêu dùng, chi tiêu của người dân cũng sẽ bắt đầu quay trở lại, để bù lại nhu cầu mua sắm tiêu dùng bị dồn nén trong suốt thời gian giãn cách vừa qua. Do đó, những ngày cuối năm được kỳ vọng là thời điểm mà mức tiêu dùng bùng nổ mạnh mẽ, từ đó sẽ giúp cho các ngành bán lẻ và đặc biệt là ngành F&B có các dấu hiệu tích cực hơn.

Mặc dù vậy, theo đánh giá của bà Võ Thị Khánh Trang, Phó Giám đốc bộ phận Nghiên cứu của Savills Việt Nam, các doanh nghiệp cần có những chiến lược kinh doanh dài hơi và hiệu quả hơn. “Các thương hiệu cần phải chú ý đến việc thay đổi hành vi tiêu dùng, với những kế hoạch bền vững để giữ được lượng khách trung thành của mình, thông qua việc đưa ra những chiến lược marketing hoặc những chiến lược quảng bá, song song với đó là những chiến lược chăm sóc khách hàng, hậu mãi ngay trong thời gian tới,” bà Trang nhận dịnh.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

“Đóng băng” hoạt động gần 2 tháng, hàng loạt quán cà phê Hà Nội rao bán, đại hạ giá 4-5 lần

Không chỉ hàng quán kinh doanh cà phê nhỏ lẻ, mà chủ các chuỗi cà phê lớn cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch Covid-19

Chia sẻ :


Biệt đội “săn” bất động sản của Thế giới di động

Với hàng ngàn siêu thị của tập đoàn Thế giới di động (MWG) được đặt tại các vị trí rộng rãi, giao thông thuận lợi, dễ nhận diện và tập trung dân cư thì việc chuẩn bị cho các công việc tìm kiếm, phát triển mặt bằng là một khâu hết sức trọng điểm. MWG gọi đội tìm kiếm mặt bằng là “Biệt đội săn bất động sản”.

Chia sẻ :


Doanh nghiệp dịch vụ ăn uống TP.HCM “than” khó khi được mở cửa trở lại

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống, bán lẻ, khách sạn tại TP.HCM vừa gửi thư kiến nghị lên lãnh đạo thành phố, trình bày về những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp rời bỏ thị trường, nguy cơ hàng nghìn lao động mất việc làm

Tính riêng trong tháng 8, Hà Nội có trên 1.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, gây ra hệ lụy hàng nghìn lao động phải đối mặt với nguy cơ ngừng việc, mất việc làm và mất thu nhập…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp bán lẻ điện máy giảm giá, chuyển bán online vì Covid-19

Hiện nay, ước tính của các doanh nghiệp bán lẻ điện máy cho thấy, hàng tồn kho điện máy tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước, với số lượng lên đến hàng triệu sản phẩm…

Chia sẻ :


Tủ đông, tủ lạnh đắt khách nhưng… khó bán

Các hệ thống siêu thị điện máy vẫn nhận đơn đặt hàng online song không phải đơn nào cũng có thể xử lý, giao hàng sớm.

Chia sẻ :


Góc nhìn chuyên gia từ việc Thế Giới Di Động đơn phương giảm tiền thuê mặt bằng: COVID-19 sẽ là tiền đề cho cuộc cách mạng ‘turnover rent’?

Trong giai đoạn trước đại dịch, khi kinh tế tăng trưởng, các nhà bán lẻ lo sợ giá thuê mặt bằng sẽ tăng, nên thường cố định giá thuê trong một thời gian dài. Song, đại dịch COVID-19 đã thay đổi hoàn toàn những “lo ngại” của các bên thuê.

Chia sẻ :


Sau 2 tháng lỗ liên tiếp vì COVID, mô hình chuỗi bán lẻ trang sức của PNJ liệu có lung lay?

“Trang sức là món đồ phục vụ cho con người vật lý nên rõ ràng sẽ không thể có trải nghiệm hoàn toàn online mà phải có sự cân bằng với offline”, CEO Lê Trí Thông cho biết.

Chia sẻ :


Vì sao nhiều doanh nghiệp nhỏ sụt giảm doanh số bán hàng trên Facebook?

Những khó khăn do dịch bệnh đang khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ sụt giảm doanh số bán hàng trên facebook. Có tới 76% doanh nghiệp Việt Nam vừa tham gia khảo sát ghi nhận sụt giảm, tỷ lệ này tăng 14% so với giai đoạn đầu năm…

Chia sẻ :


Hà Nội áp dụng Chỉ thị 15, doanh nghiệp được bố trí 50% lao động làm việc tại văn phòng

UBND Thành phố Hà Nội vừa có Chỉ thị 22 về điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố trong tình hình mới.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *