Đoàn công tác Bộ Tài chính Mỹ đến Việt Nam để chuẩn bị cho báo cáo quan trọng trong tháng 4

Đoàn công tác Bộ Tài chính Mỹ đến Việt Nam để chuẩn bị cho báo cáo quan trọng trong tháng 4

Tại buổi tiếp, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đánh giá cao việc hai bên thường xuyên giữ liên lạc và làm việc chuyên sâu để kịp thời nắm bắt các diễn biến cũng như chia sẻ hiểu biết chung về diễn biến thị trường tiền tệ Việt Nam; qua đó, giúp Đoàn phản ánh nội dung khách quan và phù hợp tại Báo cáo Chính sách kinh tế vĩ mô và Ngoại hối của các Đối tác thương mại lớn của Mỹ. 

Đặc biệt, Thống đốc đánh giá cao việc Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố rất hài lòng với những tiến bộ mà Việt Nam đạt được và tiếp tục không xác định Việt Nam là thao túng tiền tệ tại kỳ Báo cáo tháng 12/2021. Điều này đã ghi nhận nỗ lực của NHNN trong điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) và tỷ giá nhằm đảm bảo sự hoạt động thông suốt của thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và nâng cao tính linh hoạt của tỷ giá. 

Thống đốc cũng một lần nữa khẳng định chính sách tỷ giá của Việt Nam, trong khung khổ CSTT chung, hướng tới mục tiêu xuyên suốt là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, chứ không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại không công bằng trong thương mại quốc tế.

Chia sẻ về tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam, Thống đốc cho biết Việt Nam đang trong quá trình phục hồi kinh tế hậu đại dịch Covid-19 và tiến tới mở cửa hoàn toàn các hoạt động sản xuất kinh doanh với một số dấu hiệu tích cực như: GDP quý I/2022 ước tính tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước; Thị trường tiền tệ trong nước ổn định; Lạm phát bình quân Quý 1/2022 được kiểm soát ở mức 1,92%. 

Cùng ngày 6/4, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà cũng đã có buổi làm việc với Đoàn công tác của Bộ Tài chính Mỹ do Ông Robert Kaproth – Phó Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ làm Trưởng đoàn.

Phó Thống đốc chia sẻ, trong bối cảnh vừa tiến hành các biện pháp phục hồi kinh tế hậu đại dịch Covid-19 vừa phải đối mặt với các diễn biến mới trên thị trường tài chính tiền tệ quốc tế, NHNN luôn hướng tới mục tiêu cao nhất là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; góp phần thúc đẩy đà phục hồi, phát triển kinh tế. 

Phó Thống đốc cũng cho biết, Việt Nam là nước nhập khẩu ròng một số hàng hóa (như dầu, khí đốt), việc giá dầu tăng cao đã và đang gây áp lực lạm phát đối với nền kinh tế. Điều này đặt ra những khó khăn, thách thức đối với NHNN trong công tác điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới.

Về phía Đoàn Bộ Tài chính Mỹ, Phó Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ – Ông Robert Kaproth đánh giá cao tinh thần hợp tác của NHNN, coi đây là cơ hội để phía Bộ Tài chính Mỹ hiểu rõ hơn về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam, công tác điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá của NHNN để phản ánh các nội dung phù hợp tại Báo cáo Chính sách kinh tế vĩ mô và Ngoại hối của các Đối tác thương mại lớn của Mỹ kỳ tháng 4/2022. 

https://cafef.vn/doan-cong-tac-bo-tai-chinh-my-den-viet-nam-de-chuan-bi-cho-bao-cao-quan-trong-trong-thang-4-20220407085253093.chn

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Mỹ và Việt Nam đạt thỏa thuận mới về chính sách tiền tệ

Bộ Tài chính Mỹ sẽ thông báo cho các cơ quan khác trong chính phủ Mỹ về thỏa thuận mới về các hoạt động tiền tệ…

Chia sẻ :


Mỹ quyết định không thay đổi chính sách thương mại với Việt Nam

Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai đánh giá cao Việt Nam vì cam kết giải quyết các mối quan ngại của Mỹ về hoạt động tiền tệ của mình và xem Việt Nam là một hình mẫu quan trọng cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương…

Chia sẻ :


8 giải pháp điều hành chính sách tiền tệ những tháng cuối năm 2021

Trong báo cáo cập nhật hoạt động ngân hàng mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra 8 giải pháp điều hành chính sách tiền tệ những tháng cuối năm 2021.

Chia sẻ :


Thủ tướng: “Thiệt thòi, mất mát của nhà đầu tư nước ngoài cũng là thiệt thòi, mất mát của Việt Nam”

Thủ tướng khẳng định Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp nước ngoài để củng cố niềm tin, phát triển sản xuất kinh doanh, vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, hướng tới tương lai…

Chia sẻ :


Covid-19 và dư địa của chính sách tiền tệ

Vào cuối năm 2019, sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế thế giới đã dẫn đến một số dự báo về nguy cơ suy thoái toàn cầu có thể xảy ra trong năm 2020.

Chia sẻ :


Để kinh tế Việt Nam không ‘lỡ nhịp’ trong trạng thái ‘bình thường mới’

Tập trung trợ giúp doanh nghiệp tái tạo việc làm, hỗ trợ lưu thông dòng tiền, xác định “đa mục tiêu”, ban hành chương trình khung hay thiết lập các chương trình thành phần để bám sát và cụ thể hóa những nhóm giải pháp phục hồi kinh tế là một số ý kiến tham vấn của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, hiệp hội ngành hàng và tổ chức quốc tế đối với Đề án Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế gắn với nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế giai đoạn 2022-2023.

Chia sẻ :


Thủ tướng Chính phủ: “Thống kê phải nâng tầm để các con số biết nói và thực chất hơn”

“Thống kê không chỉ là liệt kê con số theo một cách cơ học mà phải làm các con số “biết nói”, thực chất hơn và phục vụ kịp thời cho công tác tham mưu, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh…

Chia sẻ :


Cần một giải pháp toàn diện để xử lý nợ xấu

Với rủi ro nợ xấu gia tăng, các chuyên gia đều cho rằng Việt Nam cần đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu và phải có giải pháp toàn diện…

Chia sẻ :


‘Vua hàng hiệu’ Johnathan Hạnh Nguyễn bị từ chối lập hãng bay

Việc chưa xem xét thành lập thêm hãng hàng không chuyên chở hàng hóa cũng là một trong các biện pháp hạn chế tối đa khả năng mất cân đối cung – cầu của thị trường trong bối cảnh Covid-19.

Chia sẻ :


Tổng cục Thống kê: Tình hình kinh tế – xã hội quí II còn đối mặt nhiều thách thức

DNVN – Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I năm 2022 tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước. Bước sang quý II, tình hình kinh tế – xã hội còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *