Độ pô xe máy gây náo loạn có thể bị phạt hơn 4 triệu đồng

Độ pô xe máy gây náo loạn có thể bị phạt hơn 4 triệu đồng

Hành vi độ ống xả (pô) của các “dân chơi” để phát ra tiếng kêu thật to nhằm thể hiện cái tôi của mình có thể bị xử phạt nặng đến hơn 4 triệu đồng.

Không khó để bắt gặp ngoài đường những chiếc mô tô, xe máy được độ thêm ống xả (pô). Những chiếc xe này mỗi lần về số, vê ga là phát ra những tiếng kêu nhức óc, gây bức xúc cho người đi đường và những người dân xung quanh.

Độ pô xe máy gây náo loạn có thể bị phạt hơn 4 triệu đồng
Những tiếng nẹt pô từ dàn “quái xế” ở đường Võ Chí Công vào tối 2/4 khiến người dân xung quanh vô cùng bức xúc. (Ảnh: Đình Hiếu)

Chưa xét đến hành vi tụ tập, lạng lách và đua xe trái phép, chỉ việc chủ xe độ pô cho mô tô, xe máy đã vi phạm Luật Giao thông đường bộ khi tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. (Được nêu tại khoản 2, Điều 55, của Luật Giao thông đường bộ năm 2008).

Với hành vi này, chủ xe sẽ bị phạt nặng theo điểm c, khoản 5, điều 30 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, cụ thể:

“Phạt tiền từ 800 nghìn đến 2 triệu đồng đối với cá nhân; từ 1,6 triệu đến 4 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe”.

Độ pô xe máy gây náo loạn có thể bị phạt hơn 4 triệu đồng
Chiếc xe này thậm chí không còn bộ phận giảm thanh và lọc khói bụi mà chỉ có mỗi cổ pô.

Ngoài ra, hành vi điều khiển mô tô độ pô vào buổi tối và gây mất trật tự còn có thể bị xử lý theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội,…

Theo đó, tại điều 6, Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định xử phạt từ 100-300 nghìn đồng khi cá nhân có hành vi gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.

Độ pô xe máy gây náo loạn có thể bị phạt hơn 4 triệu đồng
Độ pô khiến chiếc xe thay đổi kết cấu – là hành vi bị cấm theo Luật Giao thông đường bộ.

Như vậy, việc độ chế ống xả và nẹt pô khi trên đường của một bộ phận bạn trẻ không chỉ là hành vi phản cảm, thiếu ý thức mà còn có thể bị lực lượng chức năng xử phạt nặng. Nhiều ý kiến cho rằng, với hành vi cố tình độ chế ống xả và ra đường nẹt pô, cần có quy định xử lý mạnh tay hơn, thậm chí là tước GPLX hoặc tịch thu phương tiện để tăng tính răn đe.

Hoàng Hiệp

Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Đề xuất tăng phạt gấp 10 lần, triệt xoá mua bán, sử dụng biển số xe giả

Trong dự thảo Nghị định 100 sửa đổi, một số vi phạm được Bộ Giao thông vận tải kiến nghị tăng mức phạt 2-5 lần. Đáng chú ý, hành vi bán, sản xuất biển số xe giả được đề xuất mức phạt tăng tới 10 lần…

Chia sẻ :


Xe mới chưa lắp biển số được ra đường trong trường hợp nào?

Điều khiển ô tô không có biển số hoặc biển số không đúng quy định ra đường có thể bị phạt đến 3 triệu đồng, tước GPLX đến 3 tháng và nếu không có giấy đăng ký hoàn toàn còn có thể bị tịch thu xe.

Chia sẻ :


Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng: Tăng mức phạt vi phạm xây dựng, bất động sản

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn – Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết, Nghị định 16 tăng mức phạt tiền với một số hành vi vi phạm trong trật tự xây dựng; kinh doanh bất động sản; quản lý sử dụng nhà chung cư…

Chia sẻ :


Bộ Công an khuyến cáo người dân tuyệt đối không được sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả

Thủ đoạn các đối tượng thường sử dụng là dùng kỹ thuật quay phim, chụp ảnh để quảng cáo, tạo niềm tin với người tiêu dùng với những nội dung như “mua 1 triệu đồng tiền thật được 10 triệu đồng tiền giả”, “tiền giả giống tiền thật đến 99%”, “tiêu dùng thoải mái không lo phát hiện”… nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân…

Chia sẻ :


Thao túng thị trường chứng khoán, ông Trịnh Văn Quyết đối diện khung hình phạt nào?

Chiều 29/03, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã bắt tạm giam ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch Tập đoàn FLC (HOSE: FLC) để điều tra hành vi thao túng thị trường chứng khoán theo Điều 211 Bộ luật Hình sự.

Chia sẻ :


Sập bẫy sàn ảo mùa dịch: Các chủ sàn ảo thách thức cơ quan pháp luật

Mặc dù các đường dây sàn ảo hoạt động từ nhiều năm nay khiến cả trăm ngàn nạn nhân sập bẫy với số tiền bị lừa hàng ngàn tỉ đồng, nhưng đến nay vẫn hoành hành như thách thức cơ quan thực thi pháp luật.

Chia sẻ :


Ô tô phải có công nghệ ngăn lái xe say rượu

Quốc hội Mỹ đang đặt ra yêu cầu mới đối với các nhà sản xuất ô tô: Tìm ra phương pháp công nghệ cao ngăn những người say rượu lái ô tô…

Chia sẻ :


Chỉ với 3 mẫu xe xăng và các mẫu xe điện sắp ra mắt, VinFast đã chi gần 2 tỷ USD cho R&D

Hơn 41.000 tỉ đồng, tương đương gần 2 tỉ USD là chi phí dành riêng cho nghiên cứu phát triển (R&D) các dòng xe VinFast trong các năm qua. Đây là con số khủng so với một thương hiệu vừa gia nhập thị trường, cho thấy tầm nhìn và quyết tâm vươn ra thế giới của hãng xe Việt.

Chia sẻ :


Thói quen đi ô tô nguy hiểm tới tính mạng mà người Việt ít quan tâm

Nhiều người dân hiện nay đi ô tô thường không có thói quen thắt dây an toàn khi ngồi lên hàng ghế sau. Điều này dẫn tới chấn thương rất nặng, thậm chí tử vong khi không may xe gặp va chạm, nổ lốp, lật xe…

Chia sẻ :


Tiêu điểm xử phạt tuần qua: Một cá nhân nhận mức phạt kỷ lục gần 1 tỷ đồng khi không công bố giao dịch cổ phiếu

Tuần qua UBCKNN công bố nhiều quyết định phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *