Độ phủ mạng lưới giao dịch ngân hàng thấp, người dân nông thôn khó tiếp cận dịch vụ

Phát biểu tại hội thảo “Thúc đẩy tài chính toàn diện hướng tới phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam”, ông Nguyễn Kim Anh, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đánh giá: “Nông nghiệp, nông thôn là vấn đề có tính chiến lược trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bởi vậy, ngành ngân hàng luôn xác định tín dụng nông nghiệp, nông thôn là một trong năm lĩnh vực ưu tiên”.

Theo ông Nguyễn Kim Anh, Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ ban hành nhiều chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn như: Nghị định số 14-CP ngày 02/3/1993; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015; Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018…

Dựa trên cơ sở đó, các tổ chức tín dụng tập trung đầu tư vốn, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục, lãi suất…cho các khách hàng thuộc khu vực nông nghiệp, nông thôn. Hệ thống ngân hàng cũng hỗ trợ cho các doanh nghiệp nông nghiệp bằng nhiều hình thức cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tài chính như gói sản phẩm, dịch vụ cho thu mua chế biến xuất khẩu lương thực, gói sản phẩm dịch vụ dành cho hộ sản xuất…

 
“Đến cuối tháng 9/2021, tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 2.487.008 tỷ đồng, tăng 9,2% so với 2020, chiếm 25,09% dư nợ chung toàn nền kinh tế. Cùng kỳ năm 2020, con số trên tăng 5,96 và đến cuối năm 2020 tăng 11,52%”.
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước.

Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Thanh Phương, Trưởng Khoa Tài chính, Học viện Ngân hàng cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, chính sách tài chính toàn diện hướng tới phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn vẫn còn những điểm hạn chế như: việc tiếp cận dịch vụ tài chính của cá nhân, tổ chức ở khu vực nông thôn, đặc biệt là người có thu nhập thấp còn một số hạn chế. 

Cùng đó, xét trên phương diện quy mô người sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính; mức độ thường xuyên sử dụng; chất lượng của sản phẩm, dịch vụ tài chính còn thấp. 

Trong đó, xét về khả năng tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ do hệ thống ngân hàng cung cấp, hiện vẫn có sự chênh lệch rất lớn giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn; giữa các thành phố lớn và các tỉnh vùng sâu, vùng xa.

Nêu ví dụ cụ thể, ông Nguyễn Thanh Phương cho biết, các tỉnh như Hà Giang, Bắc Kạn, Điện Biên, Cao Bằng, Lai Châu là những tỉnh chỉ có 4 – 5 ngân hàng, phần lớn là các ngân hàng chính sách, ngân hàng có vốn Nhà nước như Agribank, BIDV… Trong khi, tại các thành phố lớn như Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, có mặt của 31/31 ngân hàng thương mại với số lượng chi nhánh, phòng giao dịch lên tới hơn 1.800, gấp tương ứng 6,2 lần và 79,69 lần số ngân hàng thương mại và chi nhánh, phòng giao dịch tại tỉnh ít nhất là Lai Châu.

Ở góc độ bảo hiểm, PGS. TS Tô Ngọc Hưng, Hiệu trưởng Đại học Hoà Bình cho hay, các tổ chức tín dụng cũng gặp không ít rủi ro khi đầu tư tín dụng ở khu vực nông thôn do đặc thù của lĩnh vực này. Dù có nhiều biện pháp để quản lý rủi ro, sản xuất nông nghiệp và cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vẫn luôn là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thế nhưng, những cơ chế phòng ngừa và khắc phục rủi ro như bảo hiểm trong nông nghiệp chưa được phát triển tương xứng nên đã ảnh hưởng lớn đến năng lực tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn khi gặp rủi ro.

Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị chưa được tổ chức và phát triển hợp lý; trình độ chế biến sâu còn hạn chế nên giá trị gia tăng của ngành thấp. Các mô hình liên kết còn ít, chưa hiệu quả, gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong việc kiểm soát dòng tiền, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả đầu tư tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Nhìn chung, vấn đề sự hạn chế của tiếp cận tài chính toàn diện ở khu vực nông thôn không chỉ ở đối tượng thụ hưởng các sản phẩm, dịch vụ mà còn thiếu vắng các định chế cung ứng sản phẩm, dịch vụ nêu trên. Song song là các cơ chế, chính sách để tạo điều kiện cho hoạt động của các đơn vị cung cấp dịch vụ bảo hiểm. 

Vì vậy, Phó Thống đốc yêu cầu ngành ngân hàng cần tiếp tục triển khai các giải pháp như đẩy mạnh phát triển hệ thống kênh cung ứng, các sản phẩm dịch vụ mang tính đặc thù, phù hợp với nhu cầu của khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng cần phải chủ động, sáng tạo để đưa ra các giải pháp mới nhằm đóng góp thiết thực cho quá trình cơ cấu lại khu vực nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy xây dựng các chuỗi giá trị trong sản xuất và tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp.

Mặt khác, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng đề nghị các nhà nghiên cứu, nhà khoa học tiếp tục dành sự quan tâm đối với việc thúc đẩy tài chính toàn diện hướng tới phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời thường xuyên có những đóng góp, kiến nghị để giúp Ngân hàng Nhà nước nói riêng và các cơ quan, bộ, ngành nói chung ban hành chính sách phù hợp và hiệu quả.

 
“Xét về mật độ bao phủ của mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch trên lực lượng dân số trong độ tuổi lao động, khu vực thành thị có mức phân bổ dày hơn khu vực nông thôn. Tại Lai Châu, năm 2020, con số là 10.325 người/điểm giao dịch, trong khi đó, số liệu tương ứng tại Hà Nội là 2.289 người/điểm giao dịch và tại TP.HCM là 2.673 người/điểm giao dịch. Số người trong độ tuổi lao động tại Lai Châu, Hà Nội và TP.HCM lần lượt là 289.091 người, 4,2 triệu người và 4,9 triệu người năm 2020”.
PGS.TS Nguyễn Thanh Phương, Trưởng Khoa Tài chính, Học viện Ngân hàng.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

BAC A BANK TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH TAI TRỢ DỰ ÁN RDFII

BAC A BANK TÍCH CỰC KẾT NỐI KHÁCH HÀNG TỚI NGUỒN VỐN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Tiếp cận nguồn vốn bền vững là…

Chia sẻ :


Hà Tĩnh triển khai Tổ hợp du lịch, thể thao, nghỉ dưỡng vốn 330 tỷ đồng thuộc KKT Vũng Áng

Dự án gồm 8 phân khu: khách sạn, khu ẩm thực, nghỉ dưỡng, câu cá sinh thái, khu thể thao tổng hợp, khu hồ bơi ngoài trời, công viên giải trí, khu trải nghiệm sinh thái…

Chia sẻ :


Thủ tướng đối thoại với nông dân: Những vấn đề của nông nghiệp – nông dân sẽ sớm được giải quyết

Với nhiều khó khăn, vướng mắc của nông dân liên tục nảy sinh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố cần phải thường xuyên tổ chức đối thoại với nông dân để phân cấp, giải quyết các vấn đề liên quan nông thôn, nông nghiệp, nông dân kịp thời, phù hợp với địa phương…

Chia sẻ :


Xây dựng nông thôn mới thành nơi “muốn đến, muốn trở về”

Mục tiêu của xây dựng nông thôn mới là xây dựng các xã nông thôn mới sạch đẹp, an ninh trật tự bảo đảm, để nông thôn là nơi mà ai cũng “muốn trở về, muốn đến”…

Chia sẻ :


Chính phủ rót thêm 1.000 tỷ đồng thay đổi diện mạo nông thôn

Chính phủ vừa quyết định bổ sung 1.000 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2021…

Chia sẻ :


Xuất khẩu ách tắc, tồn kho lúa gạo tăng cao

Hiện Vinafood 1 đang tổ chức giao 50.000 tấn gạo nhưng lại bị ách tắc tại cảng ở TP. HCM. Việc xuất hàng tại các cảng Thốt Nốt-Cần Thơ và Mỹ Thới-An Giang cũng đang bị ngưng trệ do thiếu lực lượng bốc xếp…

Chia sẻ :


ĐHCĐ HDBank: Lấy phát triển bền vững làm kim chỉ nam, đặt mục tiêu lợi nhuận 13.197 tỷ đồng.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 4 năm 2023 – Sáng 26/04, Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank – HOSE: HDB) tổ…

Chia sẻ :


Cam Cao Phong lên sàn điện tử

Hòa Bình đã khẩn trương tổ chức các buổi kết nối tiêu thụ cam Cao Phong giữa các hộ gia đình, hợp tác xã với doanh nghiệp, sàn thương mại điện tử để đưa ra các giải pháp tiêu thụ cam trong thời gian tới.

Chia sẻ :


Ưu tiên chuyển đổi số cho “trụ đỡ” của nền kinh tế trong thời kỳ mới

Hơn 1.300 đại biểu Việt Nam và quốc tế từ hơn 35 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tham gia “Diễn đàn Quốc tế Chuyển đổi số Nông nghiệp Việt Nam 2021” là một tín hiệu rất tích cực cho thấy, nông nghiệp và quá trình chuyển đổi tại Việt Nam đang thu hút sự quan tâm rất lớn của toàn xã hội…

Chia sẻ :


HDBank thực hiện loạt ký kết, tích cực hỗ trợ phát triển bền vững

Ngoài việc hội nhập kinh tế toàn cầu bằng các ký kết hỗ trợ doanh nghiệp (DN) tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu nhân chuyến thăm của Thủ tướng đến Hoa Kỳ, sáng kiến “Chính sách khí hậu Việt Nam” cùng Đại học Harvard… HDBank còn liên tục thúc đẩy hoạt động hỗ trợ người dân, DN địa phương, góp phần ổn định nền kinh tế với nhiều chương trình thiết thực.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *