Định giá startup Coolmate bán áo thun, đồ lót online tăng vọt lên gần 150 tỷ đồng chỉ sau 2 năm khi liên tục hút vốn từ shark Bình và các quỹ

Định giá startup Coolmate bán áo thun, đồ lót online tăng vọt lên gần 150 tỷ đồng chỉ sau 2 năm khi liên tục hút vốn từ shark Bình và các quỹ

Trên trang cá nhân, founder của Coolmate Phạm Chí Nhu thông báo startups này đã chính thức nhận vốn đầu tư từ quỹ VIC Partners của CEO Hùng Đinh.

Coolmate được thành lập từ năm 2019, doanh số năm 2020 đã tăng 6 lần nhờ vào việc bán các sản phẩm cơ bản như áo thun, đồ lót và bít tất dành cho nam giới thông qua nền tảng thương mại điện tử. 

Từ khi thành lập đến nay, Coolmate đã bán hơn 200.000 đơn hàng, doanh số năm 2020 là 39 tỷ và đã có kế hoạch mở rộng ra các nước trong khu vực Đông Nam Á, cũng như có kế hoạch IPO vào năm 2025. Bên cạnh đó, startup này cũng tiết lộ, lợi nhuận của Coolmate rơi vào khoảng 5-6 tỷ đồng, định giá pre-money là 6,25 triệu USD (gần 150 tỷ đồng).

Tại buổi ký kết Hợp đồng đầu tư, doanh nhân Hùng Đinh – chủ tịch Quỹ VIC Partners chia sẻ: “VIC Partners lựa chọn Coolmate vì tin tưởng vào đội ngũ sáng lập giàu hoài bão và kinh nghiệm, cũng như dung lượng và tiềm năng tăng trưởng lớn của ngành thời trang Việt Nam. Coolmate có một cách tiếp cận rất hiện đại với mảng bán lẻ: lấy người dùng làm trọng tâm để xây dựng doanh nghiệp. Từng khâu từ sản xuất, quảng cáo, bán hàng, vận chuyển, chăm sóc khách hàng đều được đội ngũ sáng lập xây dựng với mục tiêu mang lại sản phẩm tốt với giá cả phải chăng cùng trải nghiệm mua hàng dễ dàng, nhanh chóng, và an tâm. Chúng tôi muốn hỗ trợ Coolmate trở thành thương hiệu tiên phong trong lĩnh vực thời trang cơ bản (basic apparel) tại Việt Nam trong 5 năm tới.”

Ông Trần Anh Tùng – Giám đốc điều hành Quỹ VIC Partners cũng cho hay: “VIC Partners là một trong số ít các quỹ đầu tư nội địa luôn tin tưởng vào tiềm năng của các thương hiệu địa phương (local brands). Những thương hiệu địa phương có đội ngũ sáng lập tài năng và cách làm đột phá theo xu hướng bán lẻ kiểu mới (new retail) như Coolmate, Curnon (mảng thời trang, phụ kiện) hay Happy Skin, Cocoon (mảng mỹ phẩm – chăm sóc da) hoàn toàn có thể tăng trưởng quy mô hàng chục đến hàng trăm lần chỉ sau một thời gian ngắn. Chúng tôi muốn giúp các thương hiệu Việt vươn lên khẳng định vị thế tại sân chơi trong nước, qua đó mang lại lợi tức cho các nhà đầu tư của Quỹ.”

Sau Shark Bình và quỹ đầu tư Hàn Quốc, Startups bán áo thun online cho nam giới Coolmate tiếp tục nhận vốn từ quỹ VIC Partners - Ảnh 1.

CEO Hùng Đinh (đeo kính ở giữa) và Giám đốc đầu tư VIC Partners Trần Anh Tùng (đeo kính chống tay)

Founder Phạm Chí Nhu đã có màn gọi vốn thành công trên Shark Tank khi muốn huy động 250.000 USD cho 4% cổ phần. Chỉ vài giây sau thuyết trình, Shark Bình đã chốt deal luôn với mong muốn làm “gió đông thổi em ra Đông Nam Á”. Shark Bình đưa ra đề nghị 500.000 USD cho 25% cổ phần tuy nhiên Founder Phạm Chí Nhu sau màn mặc cả đã chốt đề nghị cuối cùng của mình là 500.000 USD cho 10% cổ phần, cộng thêm 2,5% advisory shares và đã nhận được cái gật đầu của Shark Bình. Shark Bình đã “quẹt thẻ” đặt cọc ngay cho startup 10.000 USD, tương đương khoảng 200 triệu đồng. 

Sau Shark Bình và quỹ đầu tư Hàn Quốc, Startups bán áo thun online cho nam giới Coolmate tiếp tục nhận vốn từ quỹ VIC Partners - Ảnh 2.

Phạm Chí Nhu và màn mặc cả từng % với Shark Bình trên Shark Tank

Đầu năm 2020, công ty này đã nhận được khoản đầu tư đầu tiên từ Quỹ 500 Startups – một quỹ đầu tư mạo hiểm đến từ Silicon Valley.

Sau khi lên Shark Tank 2 tháng, tháng 5/2021, Shark Bình đã hoàn tất thương vụ đầu tư 500.000 USD vào Coolmate. Theo bà Lê Hạnh, CEO TVHub, đơn vị sản xuất chương trình Shark Tank Việt Nam, đây có thể xem là màn thẩm định thành công và nhanh nhất trong lịch sử Shark Tank Việt Nam khi nhà đầu tư đã chính thức rót tiền cho startup trong khi chương trình vẫn còn đang phát sóng.

Sau Shark Bình và quỹ đầu tư Hàn Quốc, Startups bán áo thun online cho nam giới Coolmate tiếp tục nhận vốn từ quỹ VIC Partners - Ảnh 3.

Tháng 6/2021, Coolmate cho biết STIC – quỹ từ Hàn Quốc, đã rót 500.000 USD tại vòng Pre-series A, đổi lấy 10% cổ phần của Coolmate. Điều này đồng nghĩa với việc startup này đang được định giá 5 triệu USD.

Tháng 8/2021, VIC Partners hoàn tất đầu tư vào Coolmate với mức định giá ngang với mức định giá của STIC, con số đầu tư không được thông báo. Như vậy chỉ trong 3 tháng liên tiếp, Coolmate đã “chốt deal” với 3 nhà đầu tư.

Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, với sự hỗ trợ từ VIC Partners và các quỹ đầu tư, Coolmate mong muốn sẽ đẩy nhanh mục tiêu doanh số của năm 2021 và những năm tiếp theo, đồng thời đảm bảo xây dựng được năng lực vận hành và đội ngũ con người đảm bảo tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của startup này, tiến tới IPO vào năm 2025.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Pha “bẻ lái” của CEO Coolmate: Khẳng định CEO DN 500 nghìn tỷ không tâm thần nhưng lại quay sang nói “khả năng ngáo thật!”

Theo CEO Coolmate, đa số mọi người hùa vào chỉ trích CEO Nguyễn Vũ Quốc Anh của “siêu doanh nghiệp” hơn 500 nghìn tỷ đồng nhưng lại chưa tìm hiểu kỹ sự việc.

Chia sẻ :


Shark Liên: Kinh doanh đừng chỉ làm ra tiền, hãy tạo ra giá trị cho cộng đồng

Với triết lý kinh doanh hướng tới việc tạo nên các giá trị cho cộng đồng, môi trường,… song song với lý tưởng trở thành “bà đỡ” của các Startup Việt, Shark Liên mong muốn không chỉ thúc đẩy các bạn trẻ hình thành mục tiêu khởi nghiệp văn minh, bền vững mà còn lan tỏa tinh thần nhân văn tới đông đảo khán giả, cả trong lẫn ngoài thương trường.

Chia sẻ :


“Tiệm kim hoàn 4.0” lên Shark Tank gọi vốn bị cả 5 Shark từ chối vì rủi ro: Mua vàng trả góp online chỉ từ 100.000 đồng, khi nào đủ thì ra cửa hàng lấy vàng vật chất

Được biết, chuỗi tiệm kim hoàn HanaGold đạt giải ba cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp Techfest 2021 nhờ giải pháp số hóa kinh doanh vàng bạc đá quý. Tuy nhiên cả 5 shark đều từ chối Hana Ngô vì mô hình này quá rủi ro.

Chia sẻ :


Startup Kamereo gọi vốn thành công 4,6 triệu USD vòng Series A

Startup Kamereo của Nhật Bản tại Việt Nam đã gọi vốn thành công 4,6 triệu USD từ Quỹ Đầu Tư Genesia và Velocity Việt Nam.

Chia sẻ :


4 DN Việt Nam Logivan, Lozi, Hoozing và Med247 lọt danh sách 100 đáng chú ý của Forbes Asia: Có tiềm năng lớn, vẫn tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp Covid-19

Những doanh nghiệp này được Forbes đánh giá đã góp phần giải quyết các vấn đề như cải thiện lưu thông, mở rộng kết nối, bình ổn giá cả ở các vùng sâu vùng xa… trong đại dịch.

Chia sẻ :


Doanh nghiệp khởi nghiệp trong “cơn lốc” Covid-19

Biến cố Covid-19 như một phép thử nghiệt ngã với các doanh nghiệp, nhất là với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (start-up). Không ít start-up đã phải “đóng băng”, dừng cuộc chơi hoặc “xóa bài chơi lại”, nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp vẫn phát triển bứt phá ..

Chia sẻ :


Kỷ lục bất động sản tăng giá 100 lần, nhà đầu tư lãi chục tỷ, môi giới kiệt sức phải nhập viện vì kiếm 1 tỷ/ngày…. khiến dân buôn choáng váng

“Giàu bất thường vì đất” là câu nói được nhà đầu tư ví von khi trúng lớn nhờ đầu tư bất động sản. Đi qua những cơn sốt, đất không chỉ tăng giá vài lần, vài chục lần mà có những trường hợp cá biệt tăng đến cả trăm lần.

Chia sẻ :


Shark Hưng khuyên khởi nghiệp ‘cứ làm đi’, tỷ phú Nguyễn Đăng Quang kịch liệt phản đối tư duy này, người trẻ biết nghe ai bây giờ?

Shark Hưng khuyên khởi nghiệp ‘cứ làm đi’, tỷ phú Nguyễn Đăng Quang kịch liệt phản đối tư duy này, người trẻ biết nghe ai bây giờ?

Chia sẻ :


MB ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với Hưng Thịnh Land

Ngày 18/3/2022 tại Tp.HCM, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội (MB) và Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Land đã ký thỏa thuận…

Chia sẻ :


Điều ít biết về doanh nghiệp đứng sau thương hiệu Richy và Karo thường được Shark Phú tự hào quảng bá trên Shark Tank

Phía sau thương hiệu bánh gạo Richy quen thuộc là một doanh nghiệp đã có hơn 20 năm thành lập.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *