ĐHCĐ Ngân hàng Bản Việt: Dự kiến lợi nhuận năm 2022 tăng 44%

ĐHCĐ Ngân hàng Bản Việt: Dự kiến lợi nhuận năm 2022 tăng 44%

Báo cáo tại đại hội, ông Ngô Quang Trung – Tổng giám đốc nhấn mạnh, mặc dù năm 2021 chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi đại dịch Covid-19, nhưng Ngân hàng Bản Việt đã đạt được kết quả khả quan.

Bên cạnh những áp lực về tiết giảm chi phí, sự cạnh tranh trong hoạt động chuyển đổi số của các ngân hàng, Ngân hàng Bản Việt đã chuẩn bị tốt kịch bản ứng phó cùng kế hoạch kinh doanh linh hoạt, thích ứng từng thời kỳ, đặc biệt tập trung vào quản lý rủi ro, chính vì vậy các chỉ tiêu kinh doanh quan trọng ngân hàng đã hoàn thành đúng như kế hoạch.

Tính đến thời điểm 31/12/2021, tổng tài sản của Ngân hàng Bản Việt đạt 76.500 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2020.

Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư đạt gần 56 nghìn tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt hơn 46 nghìn tỷ đồng, tăng lần lượt 20% và gần 16% so với 2020. Lợi nhuận đạt 311 tỷ đồng, vượt 7% so với kế hoạch.

Năm 2021, bám sát định hướng “tăng trưởng – bền vững – chất lượng”, công tác quản trị rủi ro được ngân hàng chú trọng đặc biệt để phù hợp với bối cảnh Covid-19 và “bình thường mới” thông qua việc áp dụng hàng loạt các chính sách rủi ro tín dụng, triển khai triệt để các thông tư về cơ cấu nợ của NHNN ban hành, đồng hành cùng khách hàng bằng các biện pháp linh động như hỗ trợ lãi suất, miễn giảm phí…

Bên cạnh đó, mặc dù gặp nhiều khó khăn do thời gian giãn cách xã hội kéo dài, nhưng Bản Việt cũng đã cố gắng đẩy mạnh hiệu quả hoạt động xử lý, thu hồi nợ. Cuối năm, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng là 2,5%.

Về hoạt động ngân hàng số, Ngân hàng Bản Việt tiếp tục ghi nhận kết quả khả quan khi được đánh giá là một trong ba ngân hàng dẫn đầu xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ để thích nghi.

Việc ngân hàng số Digimi ra đời 7/2021 với hàng loạt các tính năng tiện ích, ngay vào thời điểm giãn cách để phục vụ kịp thời khách hàng là một minh chứng rõ nét cho những sự phát triển này. Theo đó, số lượng khách hàng trên kênh số tăng trưởng gấp đôi so với 2020.

2022 – Tăng tốc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bán lẻ, tiếp tục mạnh dạn và sáng tạo trong hoạt động chuyển đổi số

Đón đầu sự phục hồi kinh tế trong bối cảnh bình thường mới, Ngân hàng Bản Việt chủ trương tăng tốc để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bán lẻ, bù đắp thời gian bị ảnh hưởng bởi Covid-19 và đảm bảo sự tăng trưởng theo mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên, Ngân hàng vẫn bám sát định hướng “tăng trưởng với quan điểm thận trọng”.

Hội đồng quản trị và Ban tổng giám đốc Ngân hàng đã trình thông qua tại đại hội phương án kinh doanh 2022, tập trung vào các nội dung chính: tiếp tục linh hoạt xây dựng khẩu vị rủi ro để đồng hành cùng khách hàng và tăng trưởng tín dụng bền vững, dịch chuyển sang bán lẻ nhanh hơn nữa và giảm thiểu rủi ro, nâng tỷ trọng doanh số từ kênh ngân hàng số, tiếp tục mở rộng mạng lưới tới quy mô phù hợp với định hướng phát triển trong thời gian tới.

Các cổ đông đã đồng thuận cùng với kế hoạch tài chính, cụ thể: tổng tài sản tăng 27%, đạt 97 nghìn tỷ đồng; huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư hơn 71 nghìn tỷ đồng, tăng 28%; dư nợ cấp tín dụng đạt hơn 53 nghìn tỷ đồng, tăng 15% (tốc độ tăng trưởng tín dụng phụ thuộc vào sự chấp thuận của NHNN); lợi nhuận trước thuế đạt 450 tỷ đồng, tăng 44%.

Trong năm 2022, kế hoạch phát triển mạng lưới của ngân hàng tăng thêm 15 điểm giao dịch, nâng tổng số lên 131 đơn vị trên toàn hệ thống.

Hoạt động ngân hàng số cũng tiếp tục được đẩy mạnh với mục tiêu trở thành kênh trọng yếu thay thế kênh truyền thống đối với dịch vụ tài chính nhỏ lẻ.

Các sản phẩm, tiện ích tối ưu nhất sẽ được đưa đến khách hàng trong năm 2022 như vay tiêu dùng, đầu tư, bảo hiểm… trên ngân hàng số Digimi hay kios giao dịch tự động Digimi+…

Tại đại hội, các cổ đông cũng đã thông qua tờ trình triển khai phương án tăng vốn mà trước đó đã được thông qua bằng văn bản theo Nghị quyết số 03/2021/NQ-ĐHĐCĐ ngày 21/12/2021.

Số vốn điều lệ tăng là 1.618 tỷ đồng, nâng tổng số vốn điều lệ của ngân hàng lên hơn 5.298 tỷ đồng, nhằm gia tăng tiềm lực tài chính và phục vụ cho chiến lược phát triển trung và dài hạn của ngân hàng.

Phát biểu tại đại hội, ông Nguyễn Văn Dũng – Phó giám Đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM đã ghi nhận mức độ tăng trưởng tích cực của Ngân hàng Bản Việt, những nỗ lực của Ngân hàng trong quá trình đồng hành cùng khách hàng bị tác động của dịch bệnh Covid-19 và quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ theo định hướng của NHNN.

Theo ông Nguyễn Văn Dũng, năm 2022 kinh tế vĩ mô và ngành Ngân hàng có nhiều thách thức do bối cảnh trong và ngoài nước. Do đó, Ngân hàng cần đặc biệt chú trọng vừa tiếp tục tăng trưởng nhanh quy mô như gần đây, nhưng vẫn giám sát chặt chẽ chất lượng tín dụng và thực hiện các chính sách hỗ trợ nền kinh tế của Chính phủ và NHNN đã chỉ đạo.

Bên cạnh đó, lĩnh vực ngân hàng số là lĩnh vực mới, cần tiếp tục đẩy mạnh, nhưng song song với đó Ngân hàng cũng chú ý đồng thời triển khai các biện pháp tăng cường quản lý rủi ro trong lĩnh vực mới này.

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của ông Nguyễn Văn Dũng, ông Lê Anh Tài – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bản Việt cũng cam kết sẽ tiếp tục thực hiện tốt các hoạt động kinh doanh theo định hướng đã được cổ đông thông qua và bám sát định hướng của NHNN.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Ngân hàng Bản Việt đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 44%

Ngày 8/4, Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank, mã chứng khoán: BVB) đã tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông thường niên, thông qua nhiều nội dung quan trọng.

Chia sẻ :


SHB đạt 3.095 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 86,5% so với cùng kỳ và hoàn thành hơn 50% kế hoạch năm

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2021, trong đó ghi nhận nhiều chỉ…

Chia sẻ :


“Tăng trưởng với quan điểm thận trọng”, Bản Việt muốn đẩy mạnh bán lẻ

Tăng tốc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bán lẻ, bù đắp thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch và đảm bảo tăng trưởng theo mục tiêu, Bản Việt vẫn bám sát định hướng “tăng trưởng với quan điểm thận trọng”.

Chia sẻ :


Các doanh nghiệp tại Bình Dương đã được vay ưu đãi 223.000 tỷ đồng

Với gói vay ưu đãi 223.000 tỷ đồng, người dân, doanh nghiệp có điều kiện phục hồi sản xuất kinh doanh góp phần quan trọng trong việc ổn định vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế…

Chia sẻ :


SeABank thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 16.598 tỷ đồng

Kết thúc năm tài chính 2020, Ngân hàng đã hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh với kết quả khả quan: Lợi nhuận trước thuế gần 1.729 tỷ đồng tăng 24%, hoàn thành 115% kế hoạch 2020

Chia sẻ :


Ngân hàng Bắc Á lãi trước thuế hơn 1.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp

Bac A Bank công bố kết quả kinh doanh năm 2023 tích cực với doanh thu hợp nhất tiếp tục tăng trưởng, thu nhập ngoài…

Chia sẻ :


Ngân hàng Shinhan Việt Nam báo lãi trước thuế 2021 gần 3,162 tỷ đồng

Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam vừa công bố báo cáo kiểm toán 2021 với lợi nhuận trước thuế đạt gần 3,162 tỷ đồng, tăng 3% so với năm trước.

Chia sẻ :


Giảm giá cước tin nhắn giúp ngân hàng có thêm nguồn lực hỗ trợ cộng đồng

Theo  TS. Nguyễn Trí Hiếu, các công ty viễn thông nên tính toán để có mức giảm giá cước tin nhắn đối với các dịch vụ ngân hàng tương xứng với những hỗ trợ của ngành Ngân hàng trong thời gian qua…

Chia sẻ :


Tiếp sức cho doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh gói tín dụng 70.000 tỷ đồng

Trong quý 4/2021, một chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp với gói hỗ trợ tín dụng khoảng 70.000 tỷ đồng dự kiến sẽ được triển khai nhằm chia sẻ với những khó khăn, thách thức mà cộng đồng doanh nghiệp đang phải đối mặt….

Chia sẻ :


FLC: Doanh thu bán niên trên 3.826 tỷ đồng, lãi tăng mạnh so với cùng kỳ

Báo cáo tài chính quý 2 của FLC cho thấy doanh nghiệp ghi nhận trên 3.826 tỷ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong 6 tháng đầu năm, với lãi tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *