Đề xuất tăng phạt gấp 10 lần, triệt xoá mua bán, sử dụng biển số xe giả

Một số mức phạt tăng nặng tại dự thảo Nghị định 100 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt.

Bộ Giao thông vận tải vừa trình Chính phủ xem xét dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 100 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt nhằm đồng bộ với Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ 1/1/2022.

Đáng chú ý, với hành vi sản xuất, bán biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không phải là biển số do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép, dự thảo sửa đổi Nghị định 100 quy định phạt tiền gấp 10 lần so với quy định hiện hành. Cụ thể, phạt tiền từ 10-12 triệu đồng đối với cá nhân, trong khi mức phạt hiện chỉ từ 1-2 triệu đồng và từ 20-24 triệu đồng đối với tổ chức, hiện nay chỉ từ 2-4 triệu đồng.

Với hành vi sản xuất biển số trái phép hoặc sản xuất, lắp ráp trái phép phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, mức phạt tăng đến 10 lần, từ 3-5 triệu đồng lên 30-35 triệu đồng đối với cá nhân; từ 6-10 triệu đồng lên 60-70 triệu đồng với tổ chức.

Một số mức phạt tăng nặng tại dự thảo Nghị định 100 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt.
Một số mức phạt tăng nặng tại dự thảo Nghị định 100 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt.

Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu biển số, phương tiện sản xuất, lắp ráp trái phép và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả và buộc nộp lại số tiền bất hợp pháp có được do vi phạm.

Theo đại diện Phòng Cảnh sát giao thông TP. Hà Nội, biển kiểm soát xe cơ giới được cơ quan công an cấp khi mua xe mới hoặc chuyển nhượng xe. Biển số xe là một trong những thông tin quan trọng để các cơ quan chức năng quản lý về an ninh, trật tự và giao thông. Tuy nhiên, hiện nay biển số xe giả đang được mua bán dễ dàng, công khai, khiến cho việc quản lý gặp nhiều khó khăn.

Đáng lo ngại, kẻ gian sẽ lợi dụng việc làm biển số xe giả để thực hiện các hành vi phạm tội. Đồng thời, tiềm ẩn những hậu quả khó lường khi những đối tượng cố tình dùng biển số giả để che giấu thông tin cá nhân, thực hiện các hành vi cướp giật tài sản, buôn bán hàng giả, hàng cấm, cố ý gây thương tích… gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong quá trình điều tra, xử lý các vụ việc.

Bên cạnh đó, Bộ Giao thông vận tải đề xuất tăng mức xử phạt đối với chủ xe và lái xe có hành vi chở hàng quá tải trọng cho phép.

Trong đó, phạt tiền 4- 6 triệu đồng đối với hành vi điều khiển xe quá tải từ 10%-20%; phạt tiền 13-15 triệu đồng đối với hành vi điều khiển xe quá tải từ 20%-50%; phạt tiền 40-50 triệu đồng đối với hành vi điều khiển xe quá tải trên 50%. Đồng thời, Bộ Giao thông vận tải cũng bổ sung xử phạt đối với hành vi trốn tránh, không trả tiền qua trạm thu phí, với mức phạt 4-6 triệu đồng.

Ngoài ra, nhiều hành vi có tính chất nguy hiểm được đề xuất tăng mức xử phạt.

Theo dự thảo Nghị định, mức phạt đối với người đua xe tăng lên 10 – 15 triệu đồng thay vì 7 – 8 triệu đồng như quy định hiện hành. Nếu trường hợp đua ô tô, mức xử phạt cũng tăng lên 20 – 25 triệu đồng so với quy định hiện hành từ 8 – 10 triệu đồng. Đề xuất tăng mức phạt xuất phát từ việc thời gian qua tại một số tỉnh, thành trên cả nước xảy ra tình trạng sử dụng ô tô, xe máy để đua xe trái phép gây mất trật tự an toàn giao thông, an ninh trật tự. Vì vậy, cần phải tăng mức phạt để răn đe, phòng ngừa.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Đề xuất phạt tới 100 triệu đồng với hành vi mua bán dữ liệu cá nhân

Tại dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng, Bộ Công an đề xuất áp dụng mức phạt tiền từ 80-100 triệu đồng đối với hành vi mua bán dữ liệu cá nhân trên 10.000 chủ thể dữ liệu.

Chia sẻ :


Bộ Công an khuyến cáo người dân tuyệt đối không được sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả

Thủ đoạn các đối tượng thường sử dụng là dùng kỹ thuật quay phim, chụp ảnh để quảng cáo, tạo niềm tin với người tiêu dùng với những nội dung như “mua 1 triệu đồng tiền thật được 10 triệu đồng tiền giả”, “tiền giả giống tiền thật đến 99%”, “tiêu dùng thoải mái không lo phát hiện”… nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân…

Chia sẻ :


Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng: Tăng mức phạt vi phạm xây dựng, bất động sản

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn – Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết, Nghị định 16 tăng mức phạt tiền với một số hành vi vi phạm trong trật tự xây dựng; kinh doanh bất động sản; quản lý sử dụng nhà chung cư…

Chia sẻ :


Xe mới chưa lắp biển số được ra đường trong trường hợp nào?

Điều khiển ô tô không có biển số hoặc biển số không đúng quy định ra đường có thể bị phạt đến 3 triệu đồng, tước GPLX đến 3 tháng và nếu không có giấy đăng ký hoàn toàn còn có thể bị tịch thu xe.

Chia sẻ :


Sập bẫy sàn ảo mùa dịch: Các chủ sàn ảo thách thức cơ quan pháp luật

Mặc dù các đường dây sàn ảo hoạt động từ nhiều năm nay khiến cả trăm ngàn nạn nhân sập bẫy với số tiền bị lừa hàng ngàn tỉ đồng, nhưng đến nay vẫn hoành hành như thách thức cơ quan thực thi pháp luật.

Chia sẻ :


Thao túng thị trường chứng khoán, ông Trịnh Văn Quyết đối diện khung hình phạt nào?

Chiều 29/03, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã bắt tạm giam ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch Tập đoàn FLC (HOSE: FLC) để điều tra hành vi thao túng thị trường chứng khoán theo Điều 211 Bộ luật Hình sự.

Chia sẻ :


Cần Thơ xử phạt 400 triệu đồng đối với chủ đầu tư vi phạm về bảo trì chung cư

Công ty cổ phần Hoàng Anh Mê Kông bị áp dụng hình thức xử phạt chính là phạt tiền với tổng mức phạt là 400 triệu đồng. Cụ thể, phạt tiền 125 triệu đồng đối với hành vi bàn giao không đầy đủ kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư theo quy định; phạt tiền 275 triệu đồng đối với hành vi quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung không đúng quy định…

Chia sẻ :


Bộ Tài chính: Xử lý nghiêm vi phạm, hoàn thiện cơ chế cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản lý, giám sát, thanh, kiểm tra các hoạt động liên quan đến phát hành, cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) của các công ty chứng khoán, doanh nghiệp phát hành và các tổ chức cung cấp dịch vụ để phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tăng cường tính minh bạch của thị trường để đảm bảo thị trường TPDN trở thành một kênh huy động vốn quan trọng, hiệu quả cho DN.

Chia sẻ :


Sửa đổi nhiều quy định tháo gỡ vướng mắc đất đai khi chờ sửa Luật

Kết quả rà soát vướng mắc, chồng chéo trong hệ thống pháp luật liên quan đến đất đai của các Bộ, ngành, địa phương và từ ý kiến của cử tri, đại biểu Quốc hội… đã cho thấy có nhiều vấn đề bất cập, cần sửa đổi…

Chia sẻ :


Biển số ô tô đẹp sẽ được đấu giá

Bộ Công an được giao tiếp thu, giải trình ý kiến của các bộ, ngành liên quan đến việc thí điểm cấp quyền lựa chọn…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *