Đề xuất phạt tới 100 triệu đồng với hành vi mua bán dữ liệu cá nhân

Bộ Công an đề xuất áp dụng mức phạt tiền từ 80-100 triệu đồng đối với hành vi mua bán dữ liệu cá nhân trên 10.000 chủ thể dữ liệu – Ảnh minh họa

Bộ Công an cho biết, hệ thống pháp luật về an ninh mạng bước đầu được xây dựng, triển khai nhưng chưa hoàn thiện, thiếu mảnh ghép quan trọng là văn bản xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng nên chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ an ninh mạng trong tình hình hiện nay; tình hình an ninh mạng diễn biến phức tạp, đặt ra yêu cầu chế tài xử phạt hành chính về an ninh mạng.

Áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung

Dự thảo Nghị định nêu rõ, với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng, tổ chức, cá nhân phải chịu hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như: Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện, tài liệu vi phạm hành chính; cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến hành vi vi phạm trong lĩnh vực an ninh mạng.

Ngoài biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm d, i Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính, cá nhân và tổ chức vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc gỡ bỏ chương trình, phần mềm; buộc xóa dữ liệu bị chiếm đoạt, mua bán, trao đổi trái phép; buộc hoàn trả địa chỉ IP, ASN, tên miền, tài khoản số…

Tăng mức xử phạt hành vi vi phạm bảo vệ dữ liệu cá nhân

Tại dự thảo Nghị định, đáng chú ý là Bộ Công an đã dành riêng Mục 2 với 17 điều (từ Điều 14 đến Điều 30) để quy định xử phạt vi phạm trong bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Theo Bộ Công an đánh giá, an ninh thông tin, an ninh dữ liệu đã được quan tâm nhưng chưa có chế tài xử lý. Dữ liệu thông tin cá nhân bị sử dụng, đánh cắp, công khai, trao đổi, rao bán nhằm trục lợi, chào mời khách hàng sử dụng các loại hình dịch vụ.

Thông tin cá nhân người sử dụng các ứng dụng, dịch vụ trên không gian mạng đang bị thu thập, khai thác, sử dụng công khai bởi các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung số, thương mại điện tử, nhiều ứng dụng lưu trữ dữ liệu tại nước ngoài. Đây là những hành vi cần có mức xử phạt để tăng hiệu lực của pháp luật, tăng sức răn đe, ngăn ngừa tội phạm.

Dự thảo đề xuất phạt tiền từ 60-80 triệu đồng đối với 1 trong các hành vi: Dữ liệu cá nhân được xử lý trái quy định của pháp luật; chủ thể dữ liệu không được biết và không được nhận thông báo về hoạt động liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân của mình; dữ liệu cá nhân không được xử lý đúng với mục đích được đăng ký, tuyên bố về xử lý dữ liệu cá nhân; dữ liệu cá nhân không được áp dụng các biện pháp bảo vệ, bảo mật trong quá trình xử lý, bao gồm cả việc bảo vệ trước các hành vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và phòng, chống sự mất mát, phá hủy hoặc thiệt hại do sự cố, sử dụng các biện pháp kỹ thuật…

Mức phạt tiền từ 60-80 triệu đồng cũng được đề xuất áp dụng với 1 trong các hành vi vi phạm quy định về xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em: Xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em không được thực hiện theo nguyên tắc bảo vệ các quyền và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em; bên xử lý dữ liệu không xác minh tuổi của trẻ em và không được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ theo quy định.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng nêu rõ, phạt tiền từ 80-100 triệu đồng với hành vi không ngừng, hủy, xóa xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ em trong trường hợp theo quy định tại Khoản 2 Điều 9Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hành vi để lộ, mất dữ liệu cá nhân sau khi đã chuyển qua biên giới gây hậu quả tới 10.000 chủ thể dữ liệu là công dân Việt Nam được Bộ Công an đề xuất mức phạt từ 80-100 triệu đồng.

Mức phạt sẽ tăng gấp 2 lần quy định nêu trên đối với hành vi để lộ, mất dữ liệu cá nhân sau khi đã chuyển qua biên giới gây hậu quả tới 100.000 chủ thể dữ liệu là công dân Việt Nam; và gấp 3 lần với hành vi để lộ, mất dữ liệu cá nhân sau khi đã chuyển qua biên giới gây hậu quả tới 1.000.000 chủ thể dữ liệu là công dân Việt Nam.

Hành vi để lộ, mất dữ liệu cá nhân sau khi đã chuyển qua biên giới gây hậu quả trên 1.000.000 chủ thể dữ liệu là công dân Việt Nam, sẽ bị phạt tiền bằng 5% tổng doanh thu tại Việt Nam.

Ngoài ra, dự thảo Nghị định quy định hình thức và xử mức phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an toàn thông tin; về phòng chống tấn công mạng; về triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng; về phòng, chống hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Đề xuất tăng phạt gấp 10 lần, triệt xoá mua bán, sử dụng biển số xe giả

Trong dự thảo Nghị định 100 sửa đổi, một số vi phạm được Bộ Giao thông vận tải kiến nghị tăng mức phạt 2-5 lần. Đáng chú ý, hành vi bán, sản xuất biển số xe giả được đề xuất mức phạt tăng tới 10 lần…

Chia sẻ :


Sập bẫy sàn ảo mùa dịch: Các chủ sàn ảo thách thức cơ quan pháp luật

Mặc dù các đường dây sàn ảo hoạt động từ nhiều năm nay khiến cả trăm ngàn nạn nhân sập bẫy với số tiền bị lừa hàng ngàn tỉ đồng, nhưng đến nay vẫn hoành hành như thách thức cơ quan thực thi pháp luật.

Chia sẻ :


Thêm một mạng xã hội bị tước giấy phép 8 tháng

Vi phạm nhiều quy định trong hoạt động cung cấp nội dung thông tin trên mạng, mạng xã hội tại địa chỉ tên miền bungbinh.vn vừa bị Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử quyết định xử phạt vi phạm hành chính 40 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép 8 tháng…

Chia sẻ :


Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng: Tăng mức phạt vi phạm xây dựng, bất động sản

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn – Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết, Nghị định 16 tăng mức phạt tiền với một số hành vi vi phạm trong trật tự xây dựng; kinh doanh bất động sản; quản lý sử dụng nhà chung cư…

Chia sẻ :


Bộ Công an khuyến cáo người dân tuyệt đối không được sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả

Thủ đoạn các đối tượng thường sử dụng là dùng kỹ thuật quay phim, chụp ảnh để quảng cáo, tạo niềm tin với người tiêu dùng với những nội dung như “mua 1 triệu đồng tiền thật được 10 triệu đồng tiền giả”, “tiền giả giống tiền thật đến 99%”, “tiêu dùng thoải mái không lo phát hiện”… nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân…

Chia sẻ :


Bộ Tài chính: Xử lý nghiêm vi phạm, hoàn thiện cơ chế cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản lý, giám sát, thanh, kiểm tra các hoạt động liên quan đến phát hành, cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) của các công ty chứng khoán, doanh nghiệp phát hành và các tổ chức cung cấp dịch vụ để phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tăng cường tính minh bạch của thị trường để đảm bảo thị trường TPDN trở thành một kênh huy động vốn quan trọng, hiệu quả cho DN.

Chia sẻ :


Giao Dịch Bất Động Sản Online: Làm thế nào ngăn chặn tin fake?

Theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Phát triển bất động sản Việt Nam (Viện Khoa học Kinh tế Xây dựng -ICES), có tới…

Chia sẻ :


Sửa đổi nhiều quy định tháo gỡ vướng mắc đất đai khi chờ sửa Luật

Kết quả rà soát vướng mắc, chồng chéo trong hệ thống pháp luật liên quan đến đất đai của các Bộ, ngành, địa phương và từ ý kiến của cử tri, đại biểu Quốc hội… đã cho thấy có nhiều vấn đề bất cập, cần sửa đổi…

Chia sẻ :


Sắp ban hành Nghị định về Fintech trong lĩnh vực ngân hàng

Thông qua Nghị định này, Chính phủ tạo cơ chế khuyến khích để doanh nghiệp cung ứng hoặc hợp tác cung ứng các giải pháp, dịch vụ ngân hàng – tài chính theo mô hình kinh doanh đổi mới sáng tạo…

Chia sẻ :


Thao túng thị trường chứng khoán, ông Trịnh Văn Quyết đối diện khung hình phạt nào?

Chiều 29/03, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã bắt tạm giam ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch Tập đoàn FLC (HOSE: FLC) để điều tra hành vi thao túng thị trường chứng khoán theo Điều 211 Bộ luật Hình sự.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *