Đề xuất cơ chế đặc thù cho Thanh Hóa: “Nóng” vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ

Chủ nhiệm Ủy ban Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Phú Cường trình bày báo cáo thẩm tra - Ảnh: Quochoi.vn

Tiếp tục phiên họp thứ 3, sáng 16/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa.

Theo dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa của Chính phủ, việc xây dựng dự thảo Nghị quyết nhằm cụ thể hóa chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 58-NQ/TW, đưa Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới của khu vực và cả nước.

Dự thảo Nghị quyết đề cập tới việc tăng cường phân cấp, phân quyền, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền tỉnh Thanh Hóa, đồng thời đảm bảo nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát của Quốc hội, Chính phủ, HĐND các cấp của tỉnh. Các cơ chế, chính sách đặc thù cho tỉnh Thanh Hóa bảo đảm tính tương đồng với các chính sách của một số thành phố lớn khác trong cả nước.

Chủ nhiệm Ủy ban Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Phú Cường trình bày báo cáo thẩm tra - Ảnh: Quochoi.vn
Chủ nhiệm Ủy ban Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Phú Cường trình bày báo cáo thẩm tra – Ảnh: Quochoi.vn

Trình bày báo cáo thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách Nguyễn Phú Cường đề nghị việc xây dựng cơ mặc dù có những đặc điểm, thế mạnh đặc thù so với các địa phương khác, song các cơ chế, chính sách đặc thù về tài chính, ngân sách được đề xuất áp dụng cho Thanh Hóa về cơ bản tương đồng so với các chính sách đặc thù đang áp dụng cho một số địa phương như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng…

“Dự thảo chưa có cơ chế, chính sách mới tương thích với đặc thù của một tỉnh hội tụ 3 vùng địa lý, chưa thể hiện được vai trò là động lực tăng trưởng quan trọng của miền Trung”, ông Nguyễn Phú Cường nêu rõ.

Vì vậy, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách, về lâu dài, cần nghiên cứu toàn diện để có những đề xuất mang tính sáng tạo, tránh rập khuôn. Cần chú trọng khai thác những tiềm năng, thế mạnh đặc thù về kinh tế, điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, truyền thống lịch sử, văn hóa… để tạo tiền đề cho Thanh Hóa giữ được vị trí là tỉnh có tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất cả nước và tiếp tục phát triển năng động, bền vững trong những năm tiếp theo.

Đóng góp ý kiến tại phiên thảo luận, đa số các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với việc cần ban hành Nghị quyết và cho rằng, tỉnh Thanh Hóa cần rà soát về tổ chức bộ máy biên chế, thủ tục hành chính để có đề xuất phù hợp để phát triển tỉnh tương xứng với lợi thế và tiềm năng.

Các thành viên cũng đề xuất ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho tỉnh Thanh Hóa 70% số tăng thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao.

Đáng chú ý, trong phiên thảo luận, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng góp ý, cần cân nhắc quy định Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hóa quyết định chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng từ 20 ha trở lên.

Một số ý kiến tán thành việc giao HĐND tỉnh Thanh Hóa được quyết định chuyển đổi đối với diện tích đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng nhưng chỉ trong phạm vi diện tích hiện đang thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, giao HĐND tỉnh Thanh Hóa quyết định chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng từ 20 ha đến dưới 50ha. Còn từ 50ha trở lên thì phải thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội theo quy định hiện hành.

Về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gợi ý về việc trình Quốc hội ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định khi chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng từ 50 ha trở lên.

Còn Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, cần bảo vệ nghiêm ngặt để chống chống lũ lụt, bảo vệ môi trường nên cần quản lý chặt chẽ, đúng chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật. Việc chuyển đổi phải đúng quy định, đồng thời xin Quốc hội ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với những trường hợp vượt quy định hiện nay đối với các trường hợp có liên quan.  

Với các nội dung khác của dự thảo Nghị quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý cho phép tỉnh Thanh Hóa mức dư nợ được vay không vượt quá 60% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp, tăng lên 20% so với các thành phố đã cho phép.

Tổng mức vay và bội chi ngân sách tỉnh hàng năm cụ thể do Quốc hội quy định. Hàng năm, ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho tỉnh Thanh Hóa 70% số tăng thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao… để đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hoàn thành việc di dân, tái định cư trong Khu kinh tế Nghi Sơn nhằm tạo quỹ đất sạch cho việc thu hút đầu tư các dự án trọng điểm tại Khu kinh tế Nghi Sơn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn

Về thu tiền sử dụng đất theo gợi ý của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu về vấn đề thuế liên quan đến nhà hoặc thí điểm vấn đề cơ chế này. Chủ tịch Quốc hội trước đó cho rằng loại thuế này gắn với chính quyền địa phương và Thanh Hoá có thể đi đầu thí điểm, sau này có thể áp dụng cho Hà Nội, TPHCM.

Liên quan đến vấn đề cho phép thí điểm thực hiện chính sách phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho rằng, trước khi ban hành cần đánh giá tác động đảm bảo hiệu quả, không gây ra những phản ứng tiêu cực; cân nhắc thêm việc tăng giảm phí phù hợp với thực tiễn và tạo môi trường thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Về hiệu lực thi hành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất áp dụng từ ngày 1/1/2022 và thực hiện trong 5 năm. Dự kiến, hồ sơ Nghị quyết sẽ được trình Quốc hội xem xét quyết định tại kỳ họp thứ 2 vào tháng 10 tới.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Đề xuất cho Hải Phòng thành lập Khu thương mại tự do, mô hình giống đặc khu

Chính phủ đề xuất cho Hải Phòng thành lập Khu thương mại tự do với cơ chế, chính sách đặc thù. Cơ quan thẩm tra của Quốc hội cho rằng, đây là mô hình giống đặc khu, do đó cần nghiên cứu kỹ, báo cáo Bộ Chính trị.

Chia sẻ :


Chủ tịch Quốc hội gợi ý Thanh Hoá đi đầu thí điểm thuế nhà ở

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho hay, khi được trao cơ chế đặc thù, Thanh Hóa có thể đi đầu thí điểm đề án thuế nhà ở, sau này áp dụng cho Hà Nội, TP. HCM.

Chia sẻ :


Lo chính sách hỗ trợ không đến đúng đối tượng

Tại phiên thảo luận của Quốc hội sáng 9/11, ông Phạm Đức Ấn, đại biểu Quốc hội Hà Nội nhấn mạnh, việc sử dụng chính sách tài khóa, chính sách tín dụng để hỗ trợ doanh nghiệp rất cần cụ thể hóa đối tượng để áp dụng phù hợp…

Chia sẻ :


Tỉnh Bến Tre: Tăng thu ngân sách giai đoạn 2021 – 2025

Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh Bến Tre. Thu ngân sách là một trong những chỉ tiêu quan trọng và đạt khá trong 6 tháng đầu năm 2021, với trên 3.332 tỷ đồng, đạt 68% dự toán Trung ương giao và đạt 64,3% dự toán địa phương phấn đấu, tăng 31,9% so với cùng kỳ. Đây là kết quả quan trọng để tỉnh phấn đấu thực hiện đạt chỉ tiêu nghị quyết về thu ngân sách trong 5 năm tới.

Chia sẻ :


Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí góp phần thực hiện “mục tiêu kép”

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV, chiều ngày 24/7/2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020.

Chia sẻ :


Hơn 24 triệu đối tượng được hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ

Theo báo cáo của 63 Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố, đến nay tổng kinh phí thực hiện gói 26.000 tỷ trên toàn quốc đạt gần 21,89 nghìn tỷ đồng, hỗ trợ cho hơn 24 triệu đối tượng…

Chia sẻ :


8 giải pháp điều hành chính sách tiền tệ những tháng cuối năm 2021

Trong báo cáo cập nhật hoạt động ngân hàng mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra 8 giải pháp điều hành chính sách tiền tệ những tháng cuối năm 2021.

Chia sẻ :


Trong tháng 9, Tổ công tác của Thủ tướng sẽ báo cáo, tham mưu ‘gỡ vướng’ cho dự án đầu tư

Sau khi lắng nghe kiến nghị của địa phương và ý kiến từ các bộ, ngành, Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án đầu tư sẽ tổng hợp, báo cáo Chính phủ ngay trong tháng 9, trên tinh thần báo cáo các vấn đề đã hướng dẫn, giải đáp rõ cho địa phương, và tham mưu những quyết sách mạnh mẽ hơn để giải quyết các tồn tại.

Chia sẻ :


Quỹ bảo hiểm y tế dư gần 33.000 tỷ đồng, đề xuất sử dụng cho chi trả điều trị Covid-19

Tại buổi thảo luận về việc quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế năm 2020 sáng nay của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, số dư quỹ bảo hiểm y tế nên được sử dụng cho việc chi trả khám chữa bệnh Covid-19.

Chia sẻ :


Hơn 84.000 tỉ đồng làm 3 dự án đường bộ cao tốc phía Nam

Theo Bộ Giao thông vận tải, việc sớm đầu tư 3 dự án đường bộ cao tốc sẽ giải quyết điểm nghẽn về hạ tầng giao thông vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *