Đầu tư bất động sản chỉ cần có vài triệu đồng, có ngon ăn?

Đầu tư bất động sản chỉ cần có vài triệu đồng, có ngon ăn?

Anh Nguyễn Hữu Dũng – một nhà đầu tư ở Hà Nội chia sẻ, gần đây theo dõi trên thị trường bất động sản, anh thấy xuất hiện những ứng dụng mua bán trực tuyến, cho phép nhiều nhà đầu tư có thể cùng mua chung một bất động sản tiền tỷ.

Cụ thể, anh Dũng cho biết, khi các bất động sản được chủ đất ký gửi sẽ có một đơn vị đứng ra đi tìm các nhà đầu tư để mua chung một bất động sản. Bất động sản đó có thể là căn nhà phố, đất nền… Chẳng hạn, nếu một bất động sản có giá trị 3 tỷ đồng sẽ được chia thành 1.000 phần, mỗi phần 3 triệu đồng. Khi doanh nghiệp đứng ra gọi vốn, nhà đầu tư có thể tham gia đầu tư một hay nhiều phần.

Đầu tư bất động sản chỉ cần có vài triệu đồng, có ngon ăn? - Ảnh 1.
Nhiều đánh giá mô hình chia nhỏ bất động sản thành nghìn phần, nhà đầu tư chỉ có từ vài triệu đồng cũng có thể tham gia đầu tư… sẽ rất rủi ro. (Ảnh minh họa)

Qua tìm hiểu, anh Dũng thấy rằng, khi tham gia mô hình đầu tư đó, các nhà đầu tư sẽ phải đăng ký thành viên trên hệ thống sàn giao dịch trực tuyến của doanh nghiệp, sau đó nạp tiền thông qua ví điện tử, từ đó quy đổi sang các dạng khác nhau như các token để mua bất động sản. Mỗi khách hàng được cấp tài khoản online theo mã số Blockchain để quản lý suất đầu tư.

Các thông tin về bất động sản, cũng như các ‘sổ đỏ’ của sản phẩm bất động sản cũng được doanh nghiệp niêm yết trực tuyến.

Theo anh Dũng, hình thức đầu tư này khá phù hợp với những nhà đầu tư có ít vốn như anh. Thay vì bỏ ra tiền tỷ để đầu tư một sản phẩm bất động sản thì mô hình chia nhỏ bất động sản thành nhiều phần đầu tư, nhà đầu tư có thể tham gia với số vốn từ vài triệu đồng đến vài chục triệu hoặc vài trăm triệu đồng, tùy vào khả năng.

Tuy nhiên, anh Dũng khá băn khoăn về quy định pháp lý của mô hình đầu tư này, liệu có rủi ro nào với nhà đầu tư khi tham gia hay không?

Trao đổi với PV Infonet về mô hình “chia nhỏ bất động sản thành nhiều phần rồi bán bằng công nghệ Blockchain” đang được giới thiệu trên thị trường, ông Nguyễn Văn Hậu, Tổng giám đốc Công ty CP bất động sản Asian Holding đánh giá, đây chỉ là một mô hình huy động vốn, chỉ là Fintech chứ chưa phải Blockchain.

Theo ông Hậu, nếu như tệp khách hàng trước kia phải có từ 200-500 triệu đồng mới có thể đầu tư một sản phẩm bất động sản, nhưng bây giờ chỉ cần vài triệu có thể đầu tư một phần bất động sản đó.

“Mô hình Blockchain là tốt, nhưng ở Việt Nam để áp dụng thành công rất khó; hiện có vài mô hình áp dụng nhưng không phải là Blockchain mà là Fintech. Những nhà đầu tư khi đã đầu tư vào nền tảng nào đó thì phải sinh lời, để có sinh lời phải phụ thuộc vào quy luật cung – cầu. Khi đầu tư vào sản phẩm bất động sản, phải có người mua thì giá trị bất động sản đó mới tăng lên được.

Còn mô hình có một đơn vị đứng ở giữa người bán là chủ bất động sản và người mua là hàng trăm người, rồi phải bán được bất động sản đó đi thì mới chia lợi nhuận… đó không phải Blockchain”, ông Hậu phân tích.

“Blockchain mã hóa dữ liệu, rất minh bạch; tuy nhiên một vài mô hình ở Việt Nam thì nhà đầu tư cần cân nhắc rủi ro bởi khi bỏ tiền đầu tư vào đó mà không biết tiền đi đâu, ai là người rút ra, làm như thế nào…

Đặc biệt, hành lang pháp luật Việt Nam cũng chưa có quy định cho các mô hình này nên khi đầu tư cũng rủi ro về pháp lý rất lớn.

Theo tôi, cơ quan chức năng cũng nên có văn bản hướng dẫn để quy định rõ Blockchain là như thế nào, cũng như phải có đơn vị thẩm định. Hiện giờ cứ hô hào trên thị trường nhưng ai là người thẩm định nó là Blockchain, hay đó chỉ là Fintech hay chỉ là mô hình huy động vốn, đa cấp?”, ông Hậu nhấn mạnh.

Do đó, ông Hậu cảnh báo nhà đầu tư khi đầu tư một mô hình nào thì cũng cần tìm hiểu kỹ người chủ doanh nghiệp, pháp nhân công ty đó là ở nước ngoài hay Việt Nam, họ có minh bạch, có năng lực hay không…

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cũng cảnh báo, đây là mô hình hoàn toàn mới tại Việt Nam nên chưa có bất kỳ quy định pháp luật nào cho hình thức này. Vì vậy, nó ẩn chứa nhiều rủi ro cho nhà đầu tư.

Thậm chí có thể một số đơn vị lập lờ giữa mua chung bất động sản và cổ phiếu, cổ phần.

Theo ông Đính, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở hiện nay đều chỉ bảo vệ người mua bất động sản hoàn chỉnh và đứng tên sở hữu, hay với cổ phiếu thì có Luật Chứng khoán bảo vệ. Trong khi đó người mua một phần bất động sản là dở hàng hóa, dở cổ phiếu thì không có quy định hay cơ quan nào bảo vệ nên rủi ro rất cao.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Nở rộ đầu tư bất động sản Blockchain

Dù được xem là một xu hướng đầu tư phổ biến trên thế giới nhưng ở Việt Nam, hình thức này vẫn chưa có hành lang pháp lý để tránh rủi ro cho nhà đầu tư

Chia sẻ :


Rủi ro tiềm ẩn khi vay tiền qua mạng

Rủi ro từ việc vay tiền trên mạng cũng ngày càng trở nên phổ biến, bởi chính các thủ tục vay quá “nhanh chóng và đơn giản” của hình thức vay tiền trên mạng tồn tại nhiều yếu tố lừa đảo trong đó.

Chia sẻ :


Choáng với giá đất Tây Nguyên đạt mức kỷ lục 500 triệu đồng/m2

Đây là thông tin được Bà Lê Thắm, Phó Giám đốc Tâm Real chi nhánh Đà Lạt cho biết khi nói về sự sôi động cục bộ của một số khu vực tại thị trường Tây Nguyên.

Chia sẻ :


Tháo gỡ bế tắc trong giao dịch bất động sản

Covid-19 gây ra bế tắc trong việc giao dịch bất động sản, làm gián đoạn các chức năng trong chuỗi giá trị để dẫn đến tính thanh khoản của thị trường…

Chia sẻ :


Hòa Lạc được quy hoạch lên thành phố, cơn sốt đất “điên cuồng” có quay trở lại?

Cùng với các huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn, khu đô thị Hòa Lạc cũng được TP Hà Nội đề xuất quy hoạch lên thành phố.

Chia sẻ :


Thời của sốt đất: Rao bán lô đất 50 triệu đồng/m2 chưa ai mua, một tháng sau thấy hàng xóm “phát” giá tăng gấp đôi mà không hiểu vì sao

Thời của sốt đất là không biết nguyên nhân vì sao giá đất tăng cao. Chỉ biết, người bán sẵn sàng đưa ra mức giá cao, thậm chí gấp đôi mà không cần cơ sở tăng giá hay dựa trên nhu cầu thanh khoản thực tế.

Chia sẻ :


Khó khăn chưa dừng, giá xe ô tô tiếp tục giảm

Đại dịch Covid-19 tiếp tục đẩy thị trường ô tô Việt Nam vào tình cảnh ảm đạm, qua đó buộc các hãng ô tô phải kéo dài những chương trình giảm giá, khuyến mại nhằm thúc đẩy tiêu dùng…

Chia sẻ :


Xuất hiện hợp đồng ‘lạ’ khi mua căn hộ chung cư, nhà đầu tư cần cảnh giác

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng vừa đưa ra cảnh báo về một số hợp đồng không căn cứ vào Luật Nhà ở, văn bản đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai của Sở Xây dựng.

Chia sẻ :


Thị trường chứng khoán biến động, làm thế nào để giữ được tâm lý ổn định và vượt qua khủng hoảng?

Thị trường chứng khoán biến động mạnh từ tháng 6 đến tháng 8 gây ra nhiều ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực cho nhà đầu tư. Nhiều nhà đầu tư hoang mang, không biết xử lý bán ra hay mua vào như thế nào, dẫn đến thiệt hại một khoản tiền lớn do sự tăng lên và giảm xuống bất ngờ của thị trường.

Chia sẻ :


80% số sàn giao dịch bất động sản phải dừng hoạt động

Tính đến thời điểm này, chỉ có các sàn giao dịch bất động sản thuộc những doanh nghiệp quy mô lớn, có tiềm lực tài chính và trực tiếp làm chủ đầu tư dự án mới tiếp tục duy trì hoạt động. Còn lại, khoảng 80% các sàn giao dịch bất động sản chỉ làm trung gian môi giới thì hầu như phải “đóng cửa”…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *