Đại gia Việt thắng đậm, tiền lãi về túi gấp 10 lần năm ngoái
Nhiều DN ghi nhận kết quả vượt trội trong thời kỳ đại dịch bùng nổ trên thế giới và lan rộng tại Việt Nam. Những thay đổi khó ngờ trên thị trường hàng hóa thế giới giúp không ít tổ chức bứt phá.
CTCP Tập đoàn Thép Tiến Lên (TLH) vừa công bố báo cáo hợp nhất quý II/2021 với doanh thu thuần 1.395 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ. Lãi gộp đạt 288 tỷ đồng, gấp hơn 10 lần quý II/2020.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần của Thép Tiến Lên đạt gần 2.374 tỷ đồng, tăng 21% và lợi nhuận sau thuế ở mức 307 tỷ đồng, tăng vọt so với mức lỗ ròng gần 12 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.
Đây là diễn biến bất ngờ bởi trong vài năm gần đây Thép Tiến Lên (TLH). Lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm 2021 cũng là mức cao kỷ lục của doanh nghiệp này.
Sở dĩ Thép Tiến Lên ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng trong nửa đầu 2021 bất chấp đại dịch Covid-19 bùng phát trong đợt lây lan lần thứ 4 tại Việt Nam là bởi sản lượng tiêu thụ trong nước tăng mạnh nhờ kích cầu đầu tư công và giá thép tăng mạnh.
Điều quan trọng là doanh nghiệp mua nguyên liệu đầu vào ở mức thấp, trong khi giá bán ra cao do giá thép tăng theo xu hướng chung ở thị trường quốc tế và thị trường trong nước.
Nhiều doanh nghiệp ngành thép hưởng lợi từ việc giá thép tăng. |
Nhiều doanh nghiệp khác trong ngành thép cũng ghi nhận kết quả doanh thu và lợi nhuận tăng đột biến như Tập đoàn Hòa Phát (HPG) của tỷ phú Trần Đình Long, Tôn Hoa Sen (HSG) của đại gia Lê Phước Vũ, Thép Nam Kim…
Gần đây, một số công ty chứng khoán dự báo biên lãi ngành thép sẽ đổi chiều trong nửa cuối 2021. Giá cổ phiếu ngành này có thể bước vào nhịp điều chỉnh dưới áp lực chốt lời. Giá trước đó đã tăng mạnh, phản ánh kỳ vọng lợi nhuận cao của các công ty thép.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn có triển vọng tích cực do nhu cầu tiêu thụ vẫn lớn và đơn hàng được đặt trước khá xa. Dù vậy, giá đầu vào tăng có thể khiến biên lợi nhuận suy giảm.
Thị trường chứng khoán cũng ghi nhận nhiều doanh nghiệp vượt qua đại dịch một cách ấn tượng.
CTCP Phục vụ mặt đất Sài Gòn (SGN) – doanh nghiệp chiếm hơn nửa thị phần dịch vụ mặt đất tại sân bay Tân Sơn Nhất ghi nhận lợi nhuận quý II đạt 20 tỷ đồng, cao gấp gần 8 lần cùng kỳ 2020 nhờ nỗ lực tiết kiệm chi phí giúp.
SGN chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề từ đại dịch Covid-19 do ngành hàng không ngưng trệ. Năm 2020, SGN đã gặp rất nhiều khó khăn do ngành hàng không trong nước và thế giới đang chịu thiệt hại nặng nề.
SGN cho biết trong quý II/2021, công ty vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19, đặc biệt là đợt dịch thứ tư bùng phát từ cuối tháng 4. Mặc dù sản lượng phục vụ đã giảm so với quý I/2021 nhưng vẫn cao hơn so với cùng kỳ. Đồng thời, công ty tăng cường các biện pháp tiết kiệm các khoản chi phí.
Như vậy với kế hoạch này kết thúc 6 tháng Phục vụ mặt đất Sài Gòn đã hoàn thành được 40,5% mục tiêu về doanh thu và 55% mục tiêu về lợi nhuận.
Biến động chỉ số VN-Index. |
Chỉ số chứng khoán VNN-Index ngày 29/7
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), nhóm cổ phiếu trụ cốt tăng khá mạnh. VN-Index tăng ngay 10 điểm khi mở cửa. Tất cả các cổ phiếu lớn trong lĩnh vực ngân hàng, bất động sản, thép, dầu khí và chứng khoán đều tăng giá.
Theo Agriseco, dự báo VN-Index sẽ tiếp tục vận động trong vùng tích lũy 1.250 – 1.300 điểm để để test lại lượng hàng bắt đáy các phiên giao dịch trước. Agriseco Research cũng cho rằng trong bối cảnh mặt bằng lãi suất thấp để hỗ trợ nền kinh tế như hiện tại, vẫn có lượng tiền lớn đang đang đứng ngoài theo dõi diễn biến thị trường và chờ đợi cơ hội thích hợp để giải ngân. Trong trường hợp xuất hiện một phiên tăng điểm biên độ lớn với diễn biến thanh khoản đồng thuận sẽ là tín hiệu xác nhận chỉ số đã tạo đáy ngắn hạn.
Chốt phiên chiều 28/7, chỉ số VN-Index tăng 0,14 điểm lên 1.277,07 điểm. HNX-Index tăng 0,25 điểm lên 306,25 điểm. Upcom-Index tăng 0,19 điểm lên 84,96 điểm. Thanh khoản trong cả ngày đạt 15,2 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn. Riêng sàn HOSE đạt hơn 13 nghìn tỷ đồng.
V. Hà
Phản hồi