Đại dịch trở thành cơ hội làm giàu chưa từng có, các gia đình ở Anh kiếm thêm 1,2 nghìn tỷ USD như thế nào?

Đại dịch trở thành cơ hội làm giàu chưa từng có, các gia đình ở Anh kiếm thêm 1,2 nghìn tỷ USD như thế nào?

Sam Walkinshaw chỉ mới bắt đầu công việc phi công được vài tháng thì đại dịch Covid-19 bùng phát, khiến ngành hàng không chao đảo. Kể từ đó, cô sống nhờ trợ cấp của chính phủ, và chương trình này cũng sắp kết thúc.

Giống như hàng trăm nghìn người Anh khác, không rõ điều gì sẽ xảy đến với kinh tế của họ. Tuy nhiên, trong cái rủi có cái may, đại dịch Covid-19 khiến giá nhà tăng vọt.

Đại dịch đã dẫn đến một nghịch lý ở Anh: thời kỳ tồi tệ nhất đối với sức khỏe cộng đồng, việc làm và nền kinh tế đã biến thành thời điểm vàng để tạo ra của cải, miễn là người dân có nắm giữ tài sản.

Anh đã ghi nhận tổng số ca tử vong vì dịch bệnh cao nhất Tây Âu và chứng kiến suy thoái tồi tệ nhất trong nhóm 7 nền kinh tế. Tuy nhiên, tổng tài sản của các hộ gia đình đã tăng khoảng 890 tỷ bảng Anh (1,2 nghìn tỷ USD) kể từ khi đại dịch bắt đầu, tương đương 6%, theo phân tích của Văn phòng Thống kê Quốc gia và dữ liệu YouGov Plc của Resolution Foundation.

Phần lớn sự gia tăng đến từ sự bùng nổ nhà ở kỷ lục của Vương quốc Anh, làm tăng giá trị tài sản cá nhân trung bình của một người ở Anh lên đến mức kỷ lục chưa từng thấy trong bất kỳ cuộc suy thoái nào kể từ năm 1950.

Với giá tài sản tăng vọt và chi phí vay ở mức thấp nhất mọi thời đại, sự chênh lệch giữa sự tàn phá tài chính giữa các bộ phận dân cư với sự tích lũy nhanh chóng của cải trên giấy không phải duy nhất ở Vương quốc Anh. Theo báo cáo của Credit Suisse trong tháng 6, của cải tính trên đầu người của toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục 80.000 USD.

Tuy nhiên, nước Anh đang ở một thời điểm chính trị và xã hội giao thời sau khi rời Liên minh Châu Âu. Chính sách quan trọng của chính phủ là cải thiện đời sống và kết quả kinh tế.

Giá nhà có đà tăng trở lại trong tháng 8, theo một báo cáo ngày 7/9. Nguyên nhân là lãi suất thấp, thiếu hụt nguồn cung, tiết kiệm tích lũy được trong thời gian phong tỏa và nhu cầu mua căn nhà to hơn cách xa các thành phố lớn.

Nữ phi công Walkinshaw 49 tuổi đã chọn ngôi nhà ở tây nam nước Anh, vì khu vực nông thôn yên bình và gần với sân bay cô làm việc. Giá trị của ngôi nhà đã tăng 30% kể từ ngày cô mua nó cách đây 5 năm, phần lớn tăng trong vòng 18 tháng qua. Hiện ngôi nhà của cô có giá khoảng 350.000 bảng Anh. Ngay cả khi buộc phải bán, Walkinshaw vẫn lãi khoảng 75.000 bảng Anh để gửi ngân hàng.

Theo Resolution Foundation, tài sản hộ gia đình tăng trung bình hơn 50.000 bảng Anh đối với các gia đình giàu có, với giá nhà nhảy vọt tới 13% và các khoản đầu tư hưu trí được thúc đẩy bởi thị trường chứng khoán tăng.

Đối với 30% hộ gia đình nghèo nhất, mức trung bình đó chỉ tăng 86 bảng Anh/người. Để so sánh, giá nhà đã giảm 15% sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và tài sản hộ gia đình đình trệ.

Điều đó làm gia tăng lo ngại về sự bất bình đẳng mà Thủ tướng Boris Johson đã hứa sẽ giải quyết. Trong tháng này, ông cam kết không tăng thuế bằng cách thúc đẩy đóng góp an sinh xã hội vào Bảo hiểm Quốc gia thông qua Quốc hội. Mỗi năm, 12 tỷ bảng Anh tiền đóng góp đó sẽ được dùng cho quỹ chăm sóc xã hội và cải thiện phục vụ y tế.

Các nhà phê bình cho rằng điều này đặt gánh nặng lên người lao động trẻ tuổi hơn là những người giàu có. Paul Johnson, giám đốc của Viện Nghiên cứu Tài chính, cho biết: “Đây vẫn là một loại thuế mà người lao động phải gánh chịu”.

Thật vậy, trung tâm của sự bất bình đẳng ở Anh là thị trường nhà ở và khả năng tích lũy tài sản của thế hệ trẻ. Mua một căn nhà chính là cách chắc chắn nhất để đạt được thành công hoặc thoát khỏi tình trạng khó khăn về tài chính. Khoảng 60% chủ nhà có thế chấp nằm trong độ tuổi từ 34-54. Thu nhập hộ gia đình trung bình của những người mua nhà lần đầu đã tăng vọt lên 55.000 bảng Anh trong quý đầu tiên của năm.

Một số người dân Anh đã dùng tài sản tích lũy để trang trải cuộc sống. Một số khác thì không. Theo khảo sát của ngân hàng Santander, 44% người mua nhà tiềm năng đã hoãn kế hoạch của họ trong năm 2020. Chỉ 19% người thuê nhà tiết kiệm đủ để đặt cọc 5% cho một ngôi nhà tầm trung ở khu vực của họ. Con số này cũng tương tự với tỷ lệ người thuê nhà đang nợ tiền thuê hoặc hóa đơn.

Năm 1983, khi Hiệp hội Xây dựng Toàn quốc lần bắt đầu ghi lại dữ liệu, giá nhà cao gấp 3,4 lần thu nhập trung bình ở Anh. Will Rice, người đồng sáng lập công ty Generation Home cho biết việc từ bỏ thuê nhà sang mua nhà là sự thay đổi về tài chính đối với mỗi người. Tuy nhiên, giá nhà ở không khuyến khích mọi người làm như vậy, trừ khi có hỗ trợ của gia đình và người thân. “Nếu bạn là một cá nhân, về cơ bản là không thể, trừ khi bạn nằm trong nhóm những người có thu nhập cao nhất cả nước”.

Tham khảo Bloomberg

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Không còn mặn mà gửi tiết kiệm, người dân rút ròng tiền khỏi ngân hàng

Hoạt động rút tiền khỏi ngân hàng của người dân trong một năm qua có bối cảnh là mặt bằng lãi suất tiết kiệm thấp kỷ lục…

Chia sẻ :


Kinh tế thế giới ra sao năm 2023?

2022 là một năm ảm đạm với nền kinh tế toàn cầu nhưng năm sau có thể còn tệ hơn, theo Bloomberg. Lịch sử cho…

Chia sẻ :


Anh trả giá đắt vì “Ngày Tự do”: Trung bình 30.000 ca Covid-19 mỗi ngày nhưng người dân vẫn thờ ơ

Vương quốc Anh đang ghi nhận hơn 30.000 ca mắc Covid-19 mới mỗi ngày, nhưng công chúng dường như không hề lo lắng.

Chia sẻ :


Số ca Covid-19 toàn cầu vượt 200 triệu người, Đông Nam Á trở thành điểm nóng

Chỉ chiếm 8% dân số toàn cầu, Đông Nam Á hiện ghi nhận gần 15% tổng số ca nhiễm mới trên thế giới mỗi ngày. Khoảng 1/5 quốc gia trên thế giới đang chứng kiến số ca nhiễm Covid-19 tăng nhanh, trong đó hầu hết là những nước chưa tiêm được mũi vaccine đầu tiên cho 50% dân số…

Chia sẻ :


Nhiều cặp vợ chồng mua nhà tiền tỷ Hà Nội dễ dàng nhờ bí quyết chấp nhận ở trọ thời gian đầu, dành tiền đầu tư đất quê kiếm lời

Trước tốc độ tăng giá của bất động sản Hà Nội, giấc mơ an cư của đại bộ phận dân chúng chỉ có khả chi trả nhà ở phân khúc tầm trung càng trở nên xa vời. Để mua được nhà Hà Nội, nhiều người đã chọn xu hướng đầu tư đất quê để gia tăng tài chính, trước khi xuống tiền mua chỗ ở tại Hà Nội.

Chia sẻ :


Mỹ bất lực chứng kiến hơn 4 triệu lao động ‘biến mất’, họ đã đi đâu?

Khan hiếm lao động đang trở thành một thực trạng phổ biến tại nền kinh tế Mỹ. Điều này đã định hình lại lực lượng lao động và thúc đẩy các công ty thích ứng bằng cách tăng lương và đổi mới dịch vụ.

Chia sẻ :


TS. Lê Xuân Nghĩa: ‘Xốc’ lại nền kinh tế cần nhuần nhuyễn giữa chính sách tiền tệ và tài khóa

TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng không thể mãi dựa vào hệ thống ngân hàng thương mại với một vài giải pháp như giãn hoãn nợ hay giảm lãi suất. Lúc này, doanh nghiệp, nền kinh tế cần nhiều hơn thế từ sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ.

Chia sẻ :


Covid-19 và dư địa của chính sách tiền tệ

Vào cuối năm 2019, sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế thế giới đã dẫn đến một số dự báo về nguy cơ suy thoái toàn cầu có thể xảy ra trong năm 2020.

Chia sẻ :


Quỹ đầu tư GIC của Chính phủ Singapore công bố tỷ suất sinh lời bình quân 4,3% trong vòng 20 năm

Quỹ đầu tư tài chính có chủ quyền Singapore – GIC đang dựa nhiều hơn vào thị trường tư nhân để duy trì lợi nhuận. Tổ chức này vừa báo cáo kết quả hoạt động tốt nhất kể từ năm 2015 trong năm tài chính vừa qua.

Chia sẻ :


Ngân sách nhà nước “ngấm đòn” từ dịch Covid-19

Theo số liệu của Bộ Tài chính, tháng 9, thu NSNN ước đạt 65.200 tỷ đồng, giảm khoảng 17.000 tỷ đồng so với tháng 8. Điều này cho thấy tác động nặng nề của làn sóng COVID-19 thứ 4 tới tình hình ngân sách, dù dịch bệnh đã dần được kiểm soát và có chuyển biến tích cực tại nhiều địa phương.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *