Đã đến thời của cổ phiếu phòng thủ?

Đã đến thời của cổ phiếu phòng thủ? - Ảnh 1

Trong báo cáo chiến lược đầu tư công bố mới đây, Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) vẫn duy trì quan điểm tích cực về thị trường cho 6 tháng cuối năm 2021 và năm 2022.

VN-INDEX LÊN ĐỈNH 1.450 VÀO CUỐI NĂM NAY

Cụ thể, VCSC nâng dự báo mục tiệu VN-Index đến cuối năm 2021/2022 lần lượt từ 1.350/1.500 điểm lên 1.450/1.600 điểm.

Tỷ lệ P/E tiếp tục tăng. Dự báo chỉ số VN-Index của tương ứng với tỷ lệ P/E dự phóng 12 tháng gần như phù hợp với mức trung bình kể từ năm 2013. Tuy nhiên, lợi suất trái phiếu Chính phủ 10 năm của Việt Nam hiện đang ở mức 2,2% so với mức trung bình 5,5% trong giai đoạn này và lãi suất tiền gửi ngân hàng cũng ở mức thấp nhất trong vài năm qua.

Đã đến thời của cổ phiếu phòng thủ? - Ảnh 1

Các yếu tố chính sách mới tích cực gồm cải cách thị trường dẫn đến việc nâng hạng nhanh chóng lên trạng thái thị trường mới nổi. Trần sở hữu nước ngoài vẫn là một vấn đề quan trọng đối với Việt Nam trong đánh giá khả năng tiếp cận thị trường của MSCI. Các luật đầu tư mới gồm luật đầu tư, doanh nghiệp và chứng khoán có thể dẫn đến cải thiện khả năng tiếp cận của các nhà đầu tư nước ngoài.

Động lực mới trong quá trình cổ phần hóa và thoái vốn của doanh nghiệp nhà nước, có thể thu hút vốn mới và tăng/mở rộng vốn hóa thị trường và tính thanh khoản. Tăng tốc đầu tư cơ sở hạ tầng. Trong khi các kế hoạch của Chính phủ đã tương ứng với lượng ngân ngân sách đáng kể cho đầu tư công, luật PPP mới có thể giúp thu hút thêm vốn nước ngoài.

Theo VCSC, mức tăng của VN-Index 6 tháng đầu năm 2021 tập trung ở 3 nhóm ngành: tài chính, bất động sản và nguyên vật liệu chiếm hơn 90% mức tăng. Dù đà tăng của các nhóm cổ phiếu dẫn đầu trong 6 tháng năm 2021 không hẳn đã kết thúc, nhưng khả năng tăng trưởng cao hơn có thể bị hạn chế trong ngắn hạn.

Cụ thể với nhóm ngân hàng, VCSC vẫn tin tưởng rằng các ngân hàng có thể tiếp tục ghi nhận tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ và xử lý cho các vấn đề liên quan đến dịch Covid-19. Tuy nhiên, định giá hiện đã khá phù hợp và dư địa để tái định giá còn khá ít.

Đối với nhóm thép, biên lợi nhuận của các công ty thép đạt đỉnh vào quý 2/2021. Trong khi kịch bản cơ sở là giá sản phẩm sẽ bình ổn quanh mức hiện tại, mức giảm giá bán nếu có thể ảnh hưởng đến biên lợi nhuận. 

Với nhóm bất động sản, VCSC vẫn đánh giá tích cực nhưng mã cổ phiếu vốn hóa lớn NVL đã đóng góp gần 10% vào mức tăng trong 6 tháng đầu năm 2021 của VN-Index.

DÒNG TIỀN LUÂN CHUYỂN VÀO CỔ PHIẾU TỐT CHƯA BỨT PHÁ

Trong báo cáo này, VCSC nhấn mạnh dòng tiền sẽ luân chuyển sang các cổ phiếu tốt chưa bứt phá trong 6 tháng năm 2021. Điểm nhấn là các ngành có tính chất phòng thủ truyền thống như tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe, tiện ích có diễn biến kém hiệu quả hơn so với VN-Index trong 6 tháng năm 2021, cùng với các ngành Năng lượng và công nghiệp. Nhóm ngành Tiêu dùng không thiết yếu có diễn biến phù hợp với VN-Index.

“Triển vọng tương đối thận trọng hơn của chúng tôi đối với thị trường so với đầu năm 2021 bao gồm khả năng tăng phân bổ cho các cổ phiếu mang tính tương đối phòng thủ”, VCSC nhấn mạnh.

Trong khi các cổ phiếu ngành tiêu dùng trong nước đang chịu thêm một tác động từ làn sóng Covid thứ tư song đây chỉ là vấn đề tạm thời. Triển vọng tăng trưởng cơ cấu vẫn tích cực và P/E dự phóng chung đối với các cổ phiếu như VNM, SAB & VRE đã giảm dần. VCSC đã đưa những cổ phiếu này vào “giỏ cổ phiếu phòng thủ” cho 6 tháng cuối 2021, cùng với một số công ty tiện ích và các cổ phiếu khác có bảng cân đối kế toán lành mạnh và lợi suất cổ tức hấp dẫn. 

Trước đó, 6 tháng đầu năm, “giỏ phòng thủ” của VCSC gồm các cổ phiếu tương đối phòng thủ ghi nhận mức tăng trung bình là 17%, thấp hơn mức tăng của VN-Index là 28%.

Đã đến thời của cổ phiếu phòng thủ? - Ảnh 2

Trong đó, VCB tỷ lệ LLR dẫn đầu ngành ngân hàng (279% trong quý 1/2021) và du nợ vay chất lượng cao; VCB chỉ mới bắt đầu hành trình bancassurance và triển vọng tăng trưởng NOII mạnh mẽ sẽ là yếu tố hỗ trợ nếu chất lượng tín dụng giảm.

Với SAB, doanh nghiệp này có vị thế tốt để tận dụng mức tiêu thụ bia đang gia tăng của Việt Nam nhờ các thương hiệu phổ biến và hệ thống phân phối rộng khắp. Ngoài ra, công ty còn có còn có tiềm năng gia tăng biên lợi nhuận gộp từ việc cải thiện hiệu quả hoạt động cũng như cao cấp hóa danh mục sản phẩm của mình.

SAB được định giá khá rẻ với P/E năm 2021 là 22,7 lần, dựa theo dự báo của chúng tôi, so với P/E trung bình năm 2016 của các công ty cùng ngành là 27 lần. Yếu tố hỗ trợ còn là kế hoạch bán 36% cổ phần còn lại của Chính phủ tại SAB có thể thúc đẩy tâm lý nhà đầu tư nếu cổ phần này có thể được định giá ở mức cao chiến lược; ra mắt thành công các sản phẩm cao cấp và cao cấp mới.

Đã đến thời của cổ phiếu phòng thủ? - Ảnh 3

VNM là doanh nghiệp dẫn đầu ngành sữa Việt Nam. VCSC kỳ vọng VNM sẽ bảo vệ được thị phần của mình trong tương lai nhờ vào giá trị thương hiệu mạnh, danh mục sản phẩm đa dạng, tích cực tung ra sản phẩm mới và mở rộng nguồn cung sữa tươi. VNM hiện có định giá hấp dẫn với P/E năm 2021 là 19,2 lần so với mức trung bình 5 năm của VNM là khoảng 22 lần và trung bình 5 năm của các công ty cùng ngành trong khu vực là khoảng 27 lần.

Sự trở lại của dịch Covid-19 trong 6 tháng đầu năm 2021, giá sữa bột tăng đột biến, đẩy mạnh hoạt động marketing và thuế suất thực tế cao hơn sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của VNM trong năm 2021, dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số giảm 1%. 

Sau năm 2021, tăng trưởng lợi nhuận trung bình một con số mỗi năm của VNM do dư địa tăng thị phần hạn chế do thị phần đã ở mức lớn của công ty (hơn 60%) và dự đia mở rộng biên lợi nhuận hạn chế. Yếu tố hỗ trợ là đóng góp tốt hơn dự kiến tới từ doanh thu từ nước ngoài; đột phá trong sản phẩm nước giải khát ngoài sữa.

Ngoài ra, ở giỏ cổ phiếu phòng thủ của VCSC còn bao gồm các cổ phiếu mà VCSC đánh giá cao như: DHG, KDH, VRE, BMP, PHR, DCM và cổ phiếu ngành điện gồm NT2, PPC, POW, TDM.

Bên cạnh giỏ cổ phiếu phòng thủ, VCSC cũng xây dựng một giỏ cổ phiếu tích cực gồm các cổ phiếu như TCB, VPB, MWG, PNJ, MSN, DGW, CTR, GAS, PLX…

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Sàng lọc cổ phiếu đáng xuống tiền

Các công ty chứng khoán nhận định kết quả kinh doanh khả quan trong quý I của các doanh nghiệp, cùng nhiều thông tin tích cực được công bố trong mùa đại hội cổ đông sẽ là những trợ lực giúp thị trường chứng khoán chinh phục những đỉnh cao mới trong tháng Tư.

Chia sẻ :


VN-Index có thể lên đỉnh cũ 1,537 điểm trong tháng 4

SSI Research cho rằng khu vực 1,520 điểm của chỉ số VN-Index sẽ là mốc quan trọng cần quan sát trong tháng 4. Nếu chinh phục thành công mốc này với thanh khoản tốt thì khả năng cao chỉ số VN-Index sẽ có động lực hướng lên thử thách lại vùng đỉnh cũ 1,537 điểm. Ngược lại, nếu chỉ số VN-Index không duy trì được vận động trên vùng cản 1,520 điểm thì khả năng chỉ số sẽ quay lại trạng thái giằng co trong kênh giá 1,440-1,520 điểm.

Chia sẻ :


Chứng khoán tăng mạnh ngày cuối năm

Tiền đổ mạnh vào cổ phiếu ngân hàng trong phiên giao dịch cuối năm Nhâm Dần giúp VN-Index tích lũy thêm 10 điểm, nối dài…

Chia sẻ :


Mốc 1.350 điểm vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định xu hướng của VN-Index

Thị trường đã đi ngang trong 3 tuần vừa qua trong bối cảnh chứng khoán thế giới biến động và nhóm cổ phiếu đầu cơ có dấu hiệu đạt đỉnh…

Chia sẻ :


Sau thăng hoa 17.000 tỷ, đại gia Lê Phước Vũ đối mặt biến động mới

Thành công ấn tượng mang về cả chục nghìn tỷ đồng trong vòng một năm qua nhưng sự thuận lợi không kéo dài mãi. Doanh nghiệp của ông Lê Phước Vũ và ngành tôn thép nói chung đối mặt với những khó khăn mới.

Chia sẻ :


Góc nhìn CTCK: Hiện tượng tăng mạnh trong phiên đáo hạn phái sinh không phải điều bất ngờ, nhà đầu tư chưa vội giải ngân vào lúc này

Agriseco đánh giá hiện tượng phiên ATC tăng mạnh có thể sẽ khiến thị trường cần 1 nhịp điều chỉnh nhẹ, trước khi quay lại xu thế tăng điểm hướng tới vùng 1.400 điểm trong các phiên tới.

Chia sẻ :


Cổ phiếu ngân hàng góp sức, VN-Index bứt phá ngoạn mục hơn 10 điểm, vượt mốc 1.340

Đà tăng của thị trường được hỗ trợ khi nhiều cổ phiếu ngân hàng như ACB, BID, CTG, MBB, VPB, VIB, TCB, TPB…đảo chiều tăng điểm.

Chia sẻ :


Nhiều cổ phiếu lớn đảo chiều giảm, VN-Index vẫn bứt phá hơn 9 điểm với lực kéo từ nhóm VinGroup

Nhiều cổ phiếu lớn như GAS, FPT, HPG, MSN, HVN, PLX, PNJ, MWG,…đồng loạt giảm đang kìm hãm đà tăng của thị trường.

Chia sẻ :


Công ty chứng khoán nhận định gì sau phiên bùng nổ vượt đỉnh lịch sử của VN-Index?

Dù đánh giá cao thành công của phiên tăng mạnh ngày 27/10 nhưng bộ phận phân tích của các công ty chứng khoán cho rằng rung lắc sẽ còn xảy ra trong hai phiên cuối tuần do hiệu ứng của việc chốt lời và các quỹ tái cơ cấu danh mục…

Chia sẻ :


VN-index lên 1.500 thì tiền vào đâu? VN30 hay VNSMALL và VNMID

Thị trường chứng khoán đã dần hồi phục những biến động giảm sốc do dịch Covid-19. Giới đầu tư dự đoán VnIndex sẽ lập đỉnh ở mức 1.500 vào cuối năm 2021, dòng tiền sẽ bị rút khỏi vnsmall cap và vnmidcap index.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *