Cựu nhân viên Phố Wall: Kiếm nửa triệu USD có nghĩa lý gì khi phải làm việc 20 giờ/ngày?

Nhân viên Phố Wall đối mặt áp lực công việc lớn tới mức kiệt sức - Ảnh: Bloomberg

Các phòng nghỉ tại khách sạn 5 sao Fairmont Royal Pavilion, nằm bên bãi biển tuyệt đẹp của quốc gia Barbados vùng Caribbean, có giá lên tới 1.000 USD/đêm. Tại đây, du khách có thể du ngoạn bằng du thuyền vào buổi sáng và trở về bờ lúc hoàng hôn để tận hưởng bữa trà chiều kiểu hoàng gia. 

Một kỳ nghỉ miễn phí tại khách sạn 5 sao này là phần thưởng cho một số nhân viên của hãng tài chính Houlihan Lokey Inc. sau một năm công ty đạt lợi nhuận kỷ lục. Phần thưởng này cũng thay lời công ty muốn nói với nhân viên cấp thấp: “Xin đừng bỏ cuộc”.

LÀM VIỆC 100 GIỜ/TUẦN, NGỦ 5 GIỜ MỖI ĐÊM

Theo Bloomberg, những thông điệp tương tự thế này xuất hiện khắp Phố Wall, nơi tỷ lệ nghỉ việc và kiệt sức của các nhân viên cấp thấp ngày càng tăng lên. Các ngân hàng cố gắng xoay chuyển tình thế bằng cách tăng lương, thưởng, tặng kỳ nghỉ hay thậm chí máy tập thể dục Peloton. Tất cả những điều này cho thấy những nhân viên trẻ trong ngành tài chính ở Mỹ chưa bao giờ được hưởng đãi ngộ tốt đến vậy.

“Đây là thời điểm tốt nhất để các nhân viên ngân hàng cấp thấp tại Mỹ đạt mức thu nhập cao nhưng cũng là thời điểm tồi tệ để họ tận hưởng cuộc sống”, chuyên gia tuyển dụng Dan Miller của True Search nhận xét. 

Một cuộc khảo sát phi chính thức của 13 nhà phân tích làm việc năm đầu tiên tại Goldman Sachs hồi tháng 3 cho thấy điều kiện làm việc khắc nghiệt của nhân viên Phố Wall. Trong đó, trung bình họ làm việc gần 100 giờ một tuần và chỉ ngủ 5 tiếng mỗi đêm. Tất cả đều cho biết công việc ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ gia đình và bạn bè của họ. 

Ảnh: Getty Images
Ảnh: Getty Images

“Có một thời điểm tôi không ăn, không tắm hay làm gì khác ngoài công việc từ sáng cho tới tận nửa đêm”, một nhà phân tích đầu tư giấu tên của Goldman Sachs cho biết. 

Trên thang điểm từ 1 đến 10, trung bình những người tham gia khảo sát đánh giá sức khỏe tinh thần và thể chất của họ ở mức lần lượt là 2,8 và 2,1, so với mức 8,8 và 9 trước hi bắt đầu làm việc tại Goldman Sachs. 77% người được hỏi nói rằng họ có cảm giác mình bị lạm dụng trong công việc và 75% cho biết đã cân nhắc tới việc đi tư vấn sức khỏe tâm thần vì căng thẳng liên quan đến công việc.

“Không ổn chút nào khi phải làm việc 110-120 giờ trong suốt một tuần! Phép toán rất đơn giản, đó là chỉ còn 4 giờ mỗi ngày cho việc ăn, ngủ, tắm và những việc khác. Điều này vượt quá mức ‘làm việc chăm chỉ’, đây là hành vi lạm dụng vô nhân đạo”, một nhà phân tích của Goldman Sachs tham gia khảo sát cho biết.

Phản ứng trước kết quả này, Goldman Sachs nới lỏng thời gian làm việc vào cuối tuần và cam kết tăng số lượng nhân viên trong những bộ phận có cường độ làm việc lớn nhất của mình. Theo dữ liệu từ Wall Street Oasis, Goldman Sachs hiện trả cho các nhân viên phân tích đầu tư trong năm đầu tiên trung bình 123.500 USD/năm, bao gồm lương cơ bản và tiền thưởng.

Tuy nhiên, khối lượng công việc ngập đầu vẫn còn đó. Khi Covid-19 ập đến vào năm ngoái, phương châm “làm hết sức, chơi hết mình” đã trở thành “làm hết sức, chỉ ngồi ở nhà” trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng và số lượng giao dịch đầu tư gia tăng. 

KIỆT QUỆ CẢ THỂ CHẤT VÀ TINH THẦN, PHẦN THƯỞNG LÀ TIỀN?

Thất vọng và kiệt quệ vì làm việc quá sức, nhiều nhân viên Phố Wall đã tìm đến một cựu nhân viên ngân hàng ẩn danh với tài khoản nổi tiếng có tên “Litquidity” trên mạng để được tư vấn.

Trong một cuộc phỏng vấn, tài khoản Litquidity cho biết mình nhận được vô số tin nhắn từ các đồng nghiệp trẻ trong ngành trên Twitter và Instagram, trong đó nhiều người chia sẻ rằng họ đã “chán ngấy” công việc và đang cân nhắc xem công việc có xứng đáng với công sức họ bỏ ra hay không. 

Từng là nhân viên cấp cao tại một ngân hàng đầu tư, Litquidity biết quá rõ những gì mà họ đang trải qua. Ông cho biết mình cũng từng kiệt quệ và căng thẳng tột độ, từng có thời điểm phải gặp bác sĩ để khám do tim đập quá nhanh. Bác sĩ kết luận rằng triệu chứng này có thể do căng thẳng gây ra. Vừa qua, Litquidity đã nghỉ việc để tập trung vào phát triển thương hiệu Litquidity và hiện đang viết bảng tin hàng ngày. Litquidity cũng cho biết đang dự định mở một quỹ đầu tư mạo hiểm.

Tất nhiên, so với các ngành khác, lĩnh vực tài chính và một số dịch vụ chuyên nghiệp khác có mặt bằng lương cao hơn đáng kể. Tháng trước, hàng chục hãng luật hàng đầu tại Mỹ đã tăng mức lương cho nhân viên trong năm đầu tiên lên 202.500 USD, dao động thêm vài nghìn USD với một số điều kiện nhất định. Các công ty này cũng đưa ra nhiều khoản thưởng hàng năm cùng các kỳ nghỉ phép để giữ chân nhân tài cũng như những nhân viên đang phải làm việc kiệt sức. 

Áp lực công việc khiến nhiều nhân viên Phố Wall kiệt quệ cả thể chất và tinh thần - Ảnh: Bloomberg
Áp lực công việc khiến nhiều nhân viên Phố Wall kiệt quệ cả thể chất và tinh thần – Ảnh: Bloomberg

Mức lương 6 con số mới dành cho các nhà phân tích năm đầu tiên tại Citigroup, JPMorgan Chase và nhiều công ty tài chính khác cao gần gấp đôi so với mức lương trung bình toàn quốc tại Mỹ. Trong khi đó, công ty quản lý quỹ lớn nhất thế giới BlackRock tăng lương 8% để giữ chân nhân viên.

Một số chủ ngân hàng cũng cam kết giảm áp lực cho nhân viên. Sau khảo sát của nhóm nhà phân tích cấp thấp hồi đầu năm, CEO của Goldman Sachs, David Solomon, cam kết thực thi tốt hơn quy tắc nghỉ ngày thứ Bảy cho nhân viên.

Litquidity cho biết chính sách nghỉ ngày thứ Bảy của Goldman Sachs đã có từ năm 2013. “Phải có cách để thực thi điều này. Kiếm nửa triệu USD có nghĩa lý gì khi bạn phải kàm việc 20 giờ/ngày?”, nhân vật này nói. 

Một số tổ chức tại Phố Wall cho rằng nhiều nhân viên trẻ gắng sức làm việc, gánh vác khối lượng công việc khổng lồ để đổi lấy cơ hội kiếm hàng triệu USD khi lên cấp quản lý.

Tuy nhiên, hầu hết người tham gia khảo sát nói trên của Goldman Sachs cho rằng tiền lương cao không bù đắp được những căng thẳng mà họ phải chịu đựng. Trên thang điểm từ 1 đến 10, những người được hỏi cho biết khả năng họ tiếp tục làm tại Goldman Sachs trong vòng 6 tháng tới mức 3,5 nếu điều kiện làm việc không thay đổi.

Mặc dù vậy, theo các chuyên gia, văn hóa làm việc áp lực đã tồn tại suốt nhiều thập kỷ ở Phố Wall và không dễ gì thay đổi.

“Thật khắc nghiệt khi chỉ ngủ 4 tiếng mỗi đêm. Nhưng đây là bản chất công việc ở các vị trí cấp thấp tại các ngân hàng và tôi cho rằng nó sẽ không thay đổi”, Kate Kelly, nhà báo chuyên về Phố Wall của tờ New York Times, nhận xét khi nói về những nhân viên Goldman Sachs làm việc hơn 100 giờ mỗi tuần.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Điều ‘ngược đời’ trên Phố Wall: Banker mới vào nghề được đề xuất lương khởi điểm 120.000 USD nhưng không ai muốn làm

Jimmy Dunne – một banker lâu năm tại Piper Sandler Cos, nhận định rằng Phố Wall không còn là nơi hào nhoáng với các cử nhân như 25-30 năm trước.

Chia sẻ :


Mỹ bất lực chứng kiến hơn 4 triệu lao động ‘biến mất’, họ đã đi đâu?

Khan hiếm lao động đang trở thành một thực trạng phổ biến tại nền kinh tế Mỹ. Điều này đã định hình lại lực lượng lao động và thúc đẩy các công ty thích ứng bằng cách tăng lương và đổi mới dịch vụ.

Chia sẻ :


Giảm giá cước tin nhắn giúp ngân hàng có thêm nguồn lực hỗ trợ cộng đồng

Theo  TS. Nguyễn Trí Hiếu, các công ty viễn thông nên tính toán để có mức giảm giá cước tin nhắn đối với các dịch vụ ngân hàng tương xứng với những hỗ trợ của ngành Ngân hàng trong thời gian qua…

Chia sẻ :


Jeff Bezos: Cân bằng công việc và cuộc sống là “cách nói làm con người yếu đuối”

Jeff Bezos thường được biết đến với cách tiếp cận phi truyền thống trong cuộc sống và công việc…

Chia sẻ :


Chứng khoán Mỹ trượt điểm sau báo cáo việc làm, dầu tụt giá, Bitcoin vượt 51.000 USD

Số liệu việc làm tháng 8 thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của giới phân tích, một dấu hiệu cho thấy tác động tiêu cực của làn sóng biến chủng Delta đối với kinh tế Mỹ…

Chia sẻ :


Chuyên gia tài chính kể lại sai lầm “đu đỉnh” căn nhà đầu tiên: Vốn 100 triệu đồng, đi vay ngân hàng 70% để mua căn hộ 4 tỷ, còng lưng trả nợ 6 năm rồi bán vội khi nhận nhà

Ông Đức Tuấn – CEO AFA Capital bày tỏ, dù làm trong ngành tài chính 20 năm nhưng vấn đề tài chính cá nhân có rất nhiều yếu tố tác động đến quyết định.

Chia sẻ :


Giá xăng dầu tăng cao, nhân viên Big Tech ‘lười’ quay lại văn phòng

Các công ty công nghệ lớn như Google, Microsoft và Apple đã bắt đầu yêu cầu nhân viên trở lại văn phòng làm việc, thế nhưng nhiều người đang tỏ ra “lưỡng lự” sau thời gian dài giãn cách và bối cảnh giá cả nhiên liệu tăng cao.

Chia sẻ :


Mạng lưới vận tải biển và cuộc khủng hoảng 65 năm có 1: Bao giờ mới kết thúc?

Các cảng vận chuyển trên thế giới luôn phải đối mặt với tình trạng chậm trễ do sóng biển, sương mù hay bão. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã gây ra sự gián đoạn lớn nhất kể từ khi hoạt động vận chuyển container bắt đầu phát triển cách đây 65 năm. Trong khi đó, các chuyên gia dự đoán sự gián đoạn của chuỗi cung ứng sẽ kéo dài đến giữa năm 2022.

Chia sẻ :


Có 1 xu hướng đang lan ra: Nghỉ việc bất chấp dịch bệnh, hoặc từ chối yêu cầu trở lại văn phòng vì nhận ra “không cần thiết phải sống như thế mãi”

Bất chấp việc giữa tình hình dịch bệnh phức tạp thì có một nguồn thu nhập cho mình là vô cùng đáng quý, nhiều người vẫn lựa chọn nghỉ việc ngay lúc này. Lý do vì sao?

Chia sẻ :


Từ nhân viên bảo vệ thành ông chủ startup tỷ USD

Từ kinh nghiệm làm bảo vệ, ông Su Jin Lee đã xây dựng nền tảng đặt phòng trực tuyến Yanolija được định giá 1 tỷ USD

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *