Cú “lội ngược dòng” của các doanh nghiệp ngành ăn uống, lối đi nào cho mặt bằng cho thuê?

Cú “lội ngược dòng” của các doanh nghiệp ngành ăn uống, lối đi nào cho mặt bằng cho thuê?

Theo đơn vị này, đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi toàn bộ hành vi của người tiêu dùng, cách toàn thị trường bán lẻ vận hành, cơ hội xen lẫn với thách thức mà các hộ kinh doanh phải hết sức tỉnh táo, khôn khéo, học hỏi và trang bị cho mình những nền tảng đúng đắn để nhận ra dòng chảy thời đại này và hòa mình vào để nắm bắt được những cơ hội quý giá. 

Kể từ đợt dịch bùng đại dịch Covid-19 vào cuối tháng 4 tại Tp.HCM và dần mất kiểm soát trong những tháng gần đây, thị trường bán lẻ Việt Nam đã chứng kiến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, trả mặt bằng hoặc thu hẹp mô hình kinh doanh. Tính đến quý 2/2021 tỷ lệ lấp đầy của các Trung tâm thương mại, khối đế bán lẻ đạt 94%, giảm 1 điểm phần trăm so với cùng quý năm trước. Cũng từ đó, các doanh nghiệp và tiểu thương ngành dịch vụ ăn uống F&B đã có rất nhiều hình thức thay đổi trong phương pháp kinh doanh để thích ứng với đại dịch.

Các nhà hàng ăn uống thương hiệu lớn, chất lượng cao cấp với mô hình phục vụ tại chỗ sang trọng cũng thay đổi chiến lược nhiều từ tập trung vào nhóm khách tiêu dùng du lịch tiêu dùng cao, nay chuyển sang phân khúc khách Việt Nam địa phương, người dân tuy thu nhập trung bình – khá nhưng có nhu cầu ăn uống ổn định và bền vững hơn rất nhiều, đảm bảo tăng trưởng doanh thu bình ổn hơn cho các doanh nghiệp.

Bà Trần Phạm Phương Quyên, Quản lý cho thuê mặt bằng bán lẻ, Savills Việt Nam nhận định “Hàng loạt các hãng ăn uống đều hết sức sáng tạo và mong muốn chuyển mình tìm ra hướng đi trong cơn đại dịch này, điển hình như Haidilao Hotpot ra mắt menu ăn lẩu tại nhà với các phần ăn trung bình, giá thành hợp lý, El Gaucho chăm chút các khẩu phần ăn mang đi (delivery) với cam kết chất lượng và dịch vụ cao cấp, Pizza 4P’s với pizza đóng hộp bao bì và chất lượng đảm bảo, Cheese Coffee với menu phục vụ mang đi và các món đặc sản chỉ dành riêng cho các Quận nhất định….

Cú “lội ngược dòng” của các doanh nghiệp ngành ăn uống, lối đi nào cho mặt bằng cho thuê? - Ảnh 1.

Có thể thấy sự chuẩn bị rất chu đáo từ lâu trong mạng lưới vận chuyển và phân phối đến từ các doanh nghiệp, là cú lội ngược dòng ngay cả khi trong thời kì giãn cách xã hội Chỉ thị 16 này đã giúp các thương hiệu trên vẫn được thị trường tiêu dùng quan tâm, theo dõi, ủng hộ và ngày càng yêu mến.

Theo khảo sát của Bộ phận bán lẻ Savills Việt Nam thực hiện vào tháng 7/2021, tỷ trọng doanh thu của kênh trực tuyến (online) so với tổng doanh thu của hãng trung bình tăng 1.5 – 2 lần so với trước Covid, thể hiện tiềm năng tăng trưởng doanh thu khổng lồ nên các hãng đều dốc sức đầu tư cho mạng lưới kinh doanh trực tuyến này. Đây cũng chính là sự tiến hóa trong cung cách thị trường bán lẻ F&B Việt Nam hoạt động trong giai đoạn hậu đại dịch sắp tới, dự kiến là sân chơi của Thương mại điện tử và hệ thống vận chuyển, giao nhận và hàng hóa chuẩn chỉnh.

Các hộ kinh doanh ăn uống vừa và nhỏ hoặc các tiểu thương khởi nghiệp ngành F&B hoàn toàn có thể tham gia vào cuộc chiến này với những cơ hội luôn tồn tại song song dù trong thời kỳ giãn cách khó khăn này.

Đây là giai đoạn để hoàn thiện các công tác xác định chiến lược phát triển thận trọng, xây dựng nền tảng và các nguồn lực để tham gia vào Thương mại điện tử sâu sát hơn trên các sàn thương mại tập trung lớn như Lazada, Shopee, Tiki, Facebook, Instagram… để tận dụng lượng khách sẵn có khổng lồ trên đây, tìm đúng đối tượng khách hàng mục tiêu của mình có nhu cầu ăn uống chuyên biệt hoặc phổ biến, tùy vào mục tiêu và định vị riêng của thương hiệu.

Để phục hồi kinh tế sau dịch và tiếp tục tăng trưởng trong năm sau, bà Quyên đưa ra một vài gợi ý các doanh nghiệp F&B cần hoạch định các chiến lược mở rộng cửa hàng phù hợp.

Thứ nhất, lựa chọn địa điểm kỹ càng, không cần tập trung nhiều cửa hàng tại một khu vực trung tâm mà nên xây dựng mạng lưới cửa hàng dàn trải trên diện rộng trên nhiều quận, thành phố, địa phương để tối đa hóa sự tiếp cận đến càng nhiều khách hàng nội địa càng tốt, vừa cung cấp sự tiện lợi ăn uống ngay tại khu vực khách hàng ở, vừa bao phủ diện rộng cho mạng lưới vận chuyển và bán hàng mang đi (delivery) của hãng.

Thứ hai, thu gọn lại diện tích không gian quán chỉ vừa đủ hợp lý để tránh lãng phí không gian và chi phí như trước đây các nhà hàng/ café hay chú trọng vào hình thức trải nghiệm không gian tại quán, làm ảnh hưởng tiềm năng lợi nhuận. Quản lý các chi phí thuê mặt bằng chỉ tối đa 10-16% doanh thu để duy trì hiệu quả cửa hàng.

Thứ ba, tinh gọn bộ máy và chi phí hoạt động của quán bao gồm giảm số lượng nhân viên làm việc tại cửa hàng với chương trình huấn luyện đa nhiệm cho mỗi nhân viên để sử dụng nguồn lực nhân sự hiệu quả hơn.

Thứ tư, tập trung nguồn lực và phần tài chính tiết kiệm được đó để đầu tư và nuôi dưỡng hệ thống phân phối và kênh giao nhận hiệu quả, chăm chút vào các thông điệp marketing online, chăm sóc giá trị tinh thần và trải nghiệm của khách hàng tại nhà đối với sản phẩm của mình.

Theo đại diện Savills, mặc dù các nhà bán lẻ F&B thận trọng hơn khi mở cửa hàng mới và xu hướng dịch chuyển mạnh giữa các kênh bán hàng lẫn nhau đem đến nhiều cơ hội lẫn thách thức. Dự kiến nhu cầu từ việc ăn uống vẫn ổn định, nhất là sau khoảng thời gian giãn cách dài tại nhà khiến người dân không được đa dạng các lựa chọn F&B, tạo ra tâm lý bùng nổ hậu dịch và là triển vọng tích cực cho các doanh nghiệp và tiểu thương chuẩn bị cho các ý tưởng mới để đón đầu sự bật dậy của toàn thị trường bán lẻ và người tiêu dùng.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

7 yếu tố và 3 hành động để doanh nghiệp tư nhân vượt Covid-19

Báo cáo thứ 3 của Deloitte trong năm với chủ đề “Khủng hoảng là chất xúc tác: Tăng tốc chuyển đổi” về doanh nghiệp tư nhân trên toàn cầu cho thấy hơn 2/3 nhà lãnh đạo tham gia khảo sát tin tưởng vào triển vọng của doanh nghiệp mình trong 12 tháng tới…

Chia sẻ :


Bộ Tài chính nghiên cứu triển khai các giải pháp hỗ trợ mới cho người dân, doanh nghiệp

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, trước diễn biến phức tạp và ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, Bộ Tài chính đang theo dõi sát tình hình thực tế để nghiên cứu xây dựng và triển khai các giải pháp hỗ trợ tiếp theo nhằm tiếp tục hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Chia sẻ :


Doanh nghiệp F&B: “Quyết chiến” để tồn tại

F&B là một trong những phân khúc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất do tác động của giãn cách xã hội trong phòng chống Covid-19. Sau giai đoạn khó khăn, nhiều thương hiệu đã xác định chiến lược phát triển thận trọng hơn và quản lý các chi phí chặt chẽ hơn…

Chia sẻ :


Bất động sản du lịch tiếp tục lao đao

Thị trường bất động sản du lịch, bao gồm cả phân khúc khách sạn đang chịu tác động nặng nề bởi dịch bệnh Covid. Tình hình giao dịch tại các dự án nghỉ dưỡng gần như “đóng băng”. Trong khi đó, nhiều khách sạn hoạt động cầm chừng, nhiều khách sạn phải đóng cửa, nhiều khách sạn thì không thể cầm cự tiếp, buộc phải rao bán…

Chia sẻ :


Gần 4.000 doanh nghiệp đăng ký mới sau Nghị quyết 128

10 ngày sau Nghị quyết 128 về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đã có gần 4.000 doanh nghiệp được đăng ký thành lập mới…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp rời bỏ thị trường, nguy cơ hàng nghìn lao động mất việc làm

Tính riêng trong tháng 8, Hà Nội có trên 1.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, gây ra hệ lụy hàng nghìn lao động phải đối mặt với nguy cơ ngừng việc, mất việc làm và mất thu nhập…

Chia sẻ :


Việt Nam sẽ có 53 triệu người tiêu dùng số, giá trị thương mại điện tử đạt 56 tỷ USD trong 5 năm tới

Việt Nam được kỳ vọng là thị trường tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, với tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử ước đạt 56 tỷ USD vào năm 2026, tăng 4,5 lần so với giá trị ước tính của năm 2021…

Chia sẻ :


“Bắt mạch” tiêu dùng nội địa để phục hồi kinh doanh

Cùng với khôi phục sản xuất, sự hồi phục và bứt phá của thị trường bán lẻ nội địa từ nay tới cuối năm 2021 được kỳ vọng sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo lực đẩy cho tăng trưởng kinh tế…

Chia sẻ :


Góc nhìn chuyên gia từ việc Thế Giới Di Động đơn phương giảm tiền thuê mặt bằng: COVID-19 sẽ là tiền đề cho cuộc cách mạng ‘turnover rent’?

Trong giai đoạn trước đại dịch, khi kinh tế tăng trưởng, các nhà bán lẻ lo sợ giá thuê mặt bằng sẽ tăng, nên thường cố định giá thuê trong một thời gian dài. Song, đại dịch COVID-19 đã thay đổi hoàn toàn những “lo ngại” của các bên thuê.

Chia sẻ :


Vì sao nhiều doanh nghiệp nhỏ sụt giảm doanh số bán hàng trên Facebook?

Những khó khăn do dịch bệnh đang khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ sụt giảm doanh số bán hàng trên facebook. Có tới 76% doanh nghiệp Việt Nam vừa tham gia khảo sát ghi nhận sụt giảm, tỷ lệ này tăng 14% so với giai đoạn đầu năm…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *