Cộng đồng người Việt đã thống trị ngành công nghiệp Nail tại Mỹ như thế nào?

Cộng đồng người Việt đã thống trị ngành công nghiệp Nail tại Mỹ như thế nào?

Cộng đồng người Việt ở Mỹ đã trở thành lực lượng kiểm soát gần như hoàn toàn nghề làm móng (nail)tại Mỹ và chính người Việt đã làm thay đổi ngành công nghiệp này của Mỹ.

Theo tạp chí chuyên ngành Nails Magazine, ở Mỹ hiện có khoảng 60.000 tiệm nail, với khoảng 350.000 người hành nghề, 96 % là phụ nữ, trong đó 51% là người Việt Nam. Tại một số bang như California, tỷ lệ người Việt hành nghề này thậm chí lên tới 80%.

Công việc làm móng (nail) được người Trung Hoa và Ai Cập cổ đại thực hiện từ rất sớm nhưng nghề nail của người Việt tại Mỹ chỉ bắt đầu từ giữa những năm 1970.

Cộng đồng người Việt đã thống trị ngành công nghiệp Nail tại Mỹ như thế nào?

Theo tờ Miami Herald, cộng đồng người Việt ở Mỹ đã trở thành lực lượng kiểm soát gần như hoàn toàn nghề làm móng ở nước này. Ngành công nghiệp được định giá tới 8,14 tỷ đô la vào năm 2014.

“Người Việt sở hữu tiệm làm móng ở mọi nơi trên đất Mỹ, không khác gì những quán cà phê Starbucks hay quán ăn nhanh McDonald’s”, ông Alfred Osborn, một giáo sư thuộc Đại học California, nhận xét.

Theo số liệu của tạp chí Nails, 374.345 người gốc Việt tại Mỹ có giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo chăm sóc móng – chiếm hơn 40% lực lượng làm móng trên toàn nước Mỹ. Chỉ riêng tại bang Miami và Florida, số tiệm làm móng do người Việt điều hành trong năm 2010 lần lượt là 279 và 1.152.

Lịch sử, văn hóa và những nguy cơ trong ngành công nghiệp làm móng của cộng đồng người Việt tại Mỹ được hé lộ qua bộ phim tài liệu “Nailed It”.

Khởi nguồn của câu chuyện

Có thể nhiều người không biết, nhưng việc người Việt làm nghề làm móng phổ biến ở Mỹ bắt nguồn từ nỗ lực dạy nghề được bà Tippi Hedren, một ngôi sao Hollywood, khởi xướng. Bà Hedren cũng là mẹ của một nữ minh tinh Hollywood, Melanie Griffith.

Vào năm 1975, bà Hedren tới thăm trại tị nạn Hope Village ở Sacramento, California, nơi có 20 người phụ nữ Việt Nam vừa được đưa tới. Khi thấy những người phụ nữ này thích thú với bộ móng tay của bà, Hedren – khi đó là một điều phối viên về cứu trợ quốc tế – đã nghĩ ngay tới chuyện giúp họ làm nghề nail. “Tôi để ý thấy những người phụ nữ đó rất khéo tay. Tôi nghĩ, tại sao họ không học làm móng chứ”, bà Hedren kể lại trên tờ Los Angeles Times trong một cuộc trả lời phỏng vấn vào năm 2008.

Cộng đồng người Việt đã thống trị ngành công nghiệp Nail tại Mỹ như thế nào?
Bà Tippi Hedren.

Tiếp đến, bà đã thuyết phục trường dạy nghề Citrus Heights Beauty gần Sacramento tiếp nhận những phụ nữ Việt này theo học. Kể từ đó, làm móng đã trở thành ngành nghề phổ biến hơn bao giờ hết của người Việt tại Mỹ, và lập nên “đế chế nail” riêng của Việt kiều tại đây. Nó phổ biến đến nỗi bất cứ người Việt nào nhập cư vào Mỹ những năm 80, 90 và đầu những năm 2000 đều có một thành viên trong gia đình hoặc ai đó thân quen làm trong ngành nail.

“Bà ấy đã giúp những người phụ nữ này xây dựng một chỗ đứng trong nghề làm móng, và nghề này ngày càng phát triển. Thứ nọ kéo theo thứ kia. Nhờ đó mà nghề nail đến nay đã là nghề phục vụ cho đại chúng”, giáo sư Osborne nhận xét.

Người Việt tại Mỹ đã thống trị ngành nail như thế nào?

Cũng chính người Việt đã làm thay đổi ngành nail ở Mỹ. Những năm 1970, nếu chi phí làm móng khoảng 50 USD – một mức giá không đáng ngại đối với bất cứ ngôi sao Hollywood nào nhưng lại quá xa xỉ đối với hầu hết phụ nữ Mỹ. Ngày nay, chi phí làm móng thông thường chỉ khoảng 20 USD, mức giá ở các tiệm nail của người Việt tại Mỹ, rẻ hơn 30 -50% so với các tiệm nail khác, tạp chí NAILS cho biết.

Cộng đồng người Việt đã thống trị ngành công nghiệp Nail tại Mỹ như thế nào?
Tâm Nguyễn – Ông chủ học viện Advanced Beauty.

Tâm Nguyễn, ông chủ của Học viện Advance Beauty (ABC) tại Orange, California, kể lại, năm 1975, khi mới 1 tuổi anh đã cùng với gia đình từ Sài Gòn di cư sang Mỹ. Những năm đầu di cư đến Mỹ, cuộc sống hết sức khó khăn. Mẹ anh khi đó đã liên hệ với một người bạn cũ và là một trong 20 học viên của bà Hedren để học nghề nail. Bà trở thành trụ cột nuôi sống cả gia đình khi đó. Gia đình Nguyễn sau đó tự mở một tiệm nail và cuối cùng mở học viện vào năm 1987. Đến nay có khoảng hơn 30.000 người tốt nghiệp chuyên ngành nail từ học viện.

Sau này, Tâm Nguyễn trở về nước với tư cách là một chuyên gia tư vấn về ngành nail. Anh cũng chia sẻ, nhiều người sau khi tốt nghiệp học viện ABC trở về nước, họ không những hành nghề mà còn rất thành công trong lĩnh vực nail ở Việt Nam.

Nguồn NCDT/BBC, Matadornetwork

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Charlie Tôn Quý: Cậu bé ở đợ thành “vua ngành nail” người Việt, kiếm nửa tỷ đô/ năm chỉ nhờ sửa móng

Với doanh thu lên đến nửa tỷ đô la mỗi năm, Charlie Tôn Quý được xem là một trong những người Việt giàu nhất đất Mỹ.

Chia sẻ :


CEO Republic.co tạo sân chơi công bằng cho giới khởi nghiệp

Kendrick Nguyễn là doanh nhân người Mỹ gốc Việt đã tạo được những dấu ấn đặc biệt trong ngành công nghệ tài chính Mỹ với nền tảng đầu tư Republic – gọi vốn cộng đồng.

Chia sẻ :


Ông trùm Marketing ngành nail Fastboy Vương Phạm: Từ chàng trai Củ Chi chân chất đến triệu phú đất Mỹ

Câu chuyện về Fastboy Marketing Vương Phạm – một du học sinh thành công trở thành triệu phú trên đất Mỹ nhờ vào Marketing ngành Nail và cuộc sống sung túc đang được cộng đồng mạng học hỏi và quan tâm.

Chia sẻ :


VINFAST CỦA 6 NĂM TRƯỚC VÀ HIỆN TẠI: TỪ MỘT BÃI ĐẤT TRỐNG Ở CÁT HẢI ĐẾN NHỮNG NHÀ MÁY TOÀN CẦU

Channel Donut là một trong những kênh review xe nổi tiếng nhất thế giới. Trong clip đầu tiên nói về Vinfast, những reviewer của Donut…

Chia sẻ :


Ông Trần Đức Thịnh- Phó Chủ tịch Excedo Group: “Việt Nam nhất định chiến thắng trên mặt trận công nghệ!”

  Là một chuyên gia phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, có nhiều năm xúc tiến giao thương với nhiều quốc…

Chia sẻ :


Thủ tướng đề nghị Pfizer hỗ trợ để Việt Nam được vay số vaccine nước khác chưa sử dụng

Tối 20/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc điện đàm với Chủ tịch, Giám đốc điều hành Công ty Pfizer, ông Albert Bourla. Trước đó, ngày 9/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có thư gửi ông Albert Bourla về hợp tác vaccine…

Chia sẻ :


Doanh nhân Thái Hương – Nhà sáng lập Tập đoàn TH: Nỗ lực lấp đầy những “lỗ hổng” trong quản lý chất lượng sữa!

  Ngay từ khi ra đời cho tới nay, Tập đoàn TH và cá nhân nữ doanh nhân Thái Hương – Nhà Sáng lập, Chủ…

Chia sẻ :


Thủ tướng: Chính phủ Việt Nam luôn cầu thị lắng nghe và chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp FDI

Tại buổi làm việc với Đại biện Đại sứ quán Mỹ và đại diện cộng đồng doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam, Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục lắng nghe với tinh thần cầu thị, trách nhiệm cao các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp Mỹ và sẵn sàng đáp ứng trong điều kiện cho phép…

Chia sẻ :


Startup công nghệ Việt có thể cạnh tranh “sòng phẳng” với nước ngoài

Việt Nam có lợi thế lớn về nguồn nhân lực trình độ kỹ thuật cao, nhiều startup do người Việt sáng lập đã chứng minh năng lực không hề thua kém tại nhiều quốc gia, là cơ hội thuận lợi để vươn ra thị trường thế giới.

Chia sẻ :


Trả lương nghỉ việc để giữ chân lao động trước làn sóng “ồ ạt về quê”

Trả “lương tạm nghỉ việc”, hỗ trợ tài chính để người lao động tiếp tục duy trì cuộc sống, tăng lương, thưởng, phúc lợi khi doanh nghiệp đi vào sản xuất… là những giải pháp để giữ chân người lao động trước làn sóng di chuyển “ồ ạt về quê” thời gian qua…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *