Công an cảnh báo người dân về những “sàn chứng khoán quốc tế”

Công an cảnh báo người dân về những "sàn chứng khoán quốc tế"

Sự thật đằng sau những lời mời gọi

Ngày 7/4, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Vĩnh Phúc phát đi cảnh báo về vấn đề lừa đảo qua các “sàn chứng khoán quốc tế”.

Cụ thể, theo đơn vị này, gần đây người dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đang có xu hướng tham gia đầu tư mạnh vào chứng khoán và cổ phiếu thông qua các sàn môi giới chứng khoán, đầu tư tài chính quốc tế.

Việc này kéo theo nhiều vụ việc lừa đảo qua các “sàn chứng khoán quốc tế” xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Các sàn này được quảng cáo nhiều trên các nền tảng xã hội có đông đảo người dùng như Facebook, YouTube, Twitter… và thủ đoạn hoạt động vô cùng tinh vi.

Lợi dụng vào sự kém hiểu biết và lòng tham của nhiều khách hàng, sau khi có được thông tin cá nhân như số điện thoại, email…, đối tượng lừa đảo tiến hành liên lạc và giới thiệu các sàn chứng khoán này có địa chỉ tại các nước lớn như Anh, Mỹ, Pháp…, có hoạt động làm ăn minh bạch, uy tín, giao dịch tự động, không bao giờ lỗ, hàng tuần sẽ có giao dịch nhất quán, cam kết lợi nhuận hàng tháng lên đến 50% tuỳ mức vốn.

Nhưng khi tra thông tin trên trên các trang web đánh giá uy tín, sàn này không có địa chỉ, không được cấp phép, không có thông tin liên lạc (gồm số điện thoại, email). Mức độ đánh giá đối với sàn này là cực kỳ rủi ro.

Để thuyết phục được khách hàng còn lưỡng lự nạp tiền vốn, nhóm lừa đảo có hẳn một kế hoạch kỹ lưỡng.

Trước tiên, nhóm lừa đảo mạo danh là nhóm quản lý hướng dẫn khách hàng, được gọi là người chơi mới đăng ký tài khoản MT4 (MetaTrader 4), sau đó nạp sẵn 1.000USD cho các cá nhân tham gia giao dịch 3-5 ngày, lợi nhuận chia 50-50 (50% của nhóm quản lý, 50% của nhà đầu tư).

Sau thời gian trên, họ sẽ rút vốn và đề nghị người chơi nạp vốn để nhóm quản lý giao dịch phân chia lợi nhuận.

Quản lý sẽ mời người chơi tham gia các nhóm mạng xã hội, ở đây có các “chuyên gia” giảng dạy, hỗ trợ các thắc mắc về uy tín của sàn, mã cổ phiểu, hàng hoá, cặp tiền tệ…

Đặc biệt, hàng ngày họ sẽ cho thấy rất nhiều tài khoản có giao dịch lời rất lớn. Thực chất đây là thông tin do bọn lừa đảo đưa lên cho người chơi mới tin vào đội ngũ quản lý có tài thực sự.

Trong quá trình tham gia sẽ có một đến hai người chơi khác kết bạn và nhắn tin riêng với người chơi mới, thường xuyên hỏi han về cuộc sống gia đình, công việc làm ăn và giao dịch hàng ngày, thường xuyên gửi cho người chơi tiền vốn nạp hoặc kết quả giao dịch và khuyên người chơi nạp thêm vốn.

Đồng thời thuyết phục người chơi bằng bảng cam kết với công ty sở tại (công ty có trụ sở ở nước của các nhà đầu tư). Thực chất đây là công ty ma, không có trong hệ thống của nước sở tại, làm giả con dấu, chữ ký để giao dịch.

Người chơi chỉ được lời một thời gian nhất định

Để nạp vốn vào tài khoản MT4, người chơi sẽ đăng ký tài khoản MT4 và nhóm lừa đảo này dùng phần mềm để truy cập và nạp vốn, tuỳ theo nước sở tại, sẽ hiện ra những tài khoản trung gian nhận tiền của người chơi khi nạp và chuyển vào tài khoản MT4.

Những tài khoản này có tên, số tài khoản ngân hàng ở trong nước để người chơi tin tưởng, nhưng đó chỉ là tên ma hoặc mua tài khoản bị mua lại. Tất cả các giao dịch trên nền tảng này thực chất là ảo, không có thật, mọi con số đều được bọn lừa đảo này “thao tác” ra.

Thường nhóm lừa đảo cho người chơi được lời một thời gian nhất định (có thể là một tháng), trong thời gian này nếu người chơi rút vốn và lời thì giao dịch diễn ra bình thường.

Công an cảnh báo người dân về những "sàn chứng khoán quốc tế"

Theo Công an tỉnh Vĩnh Phúc, người chơi chỉ được lời trong một thời gian nhất định. Ảnh minh họa

Trong quá trình tham gia nhóm lừa đảo luôn dụ dỗ người chơi nạp thêm vốn để được tham gia giao dịch nhất quán, có lợi nhuận bằng 15-20 lần giao dịch tự động hàng ngày.

Khi nhóm lừa đảo nhận thấy người chơi không có khả năng hay không muốn tăng vốn nữa, việc rút vốn của người chơi sẽ không thể thực hiện được như bị từ chối rút tiền, hoặc rút được nhưng tiền sẽ không về tài khoản cá nhân.

Khi người chơi liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng, các đối tượng sẽ giải thích là ngân hàng nghẽn, hoặc giao dịch quá đông nên không chuyển được tiền từ USD sang nội tệ hoặc người chơi cần nạp vốn thêm để nhận tiền mà người chơi đã rút về tài khoản cá nhân.

Thực tế sàn này đang lừa đảo để chiếm đoạt tiền của khách hàng. Có nhiều tài khoản khi chưa kịp rút, nhóm lừa đảo sẽ tự giao dịch mã hàng hóa nào đó để tài khoản của bạn bị âm nên không có cơ hội đòi tiền.

Để chủ động phòng tránh, không để các đối tượng lợi dụng lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn trên, Công an tỉnh Vĩnh Phúc khuyến cáo tổ chức, cá nhân và người dân tìm hiểu kỹ thông tin về các sàn chứng khoán quốc tế trước khi quyết định đầu tư.

Khi phát hiện những trường hợp, đối tượng có biểu hiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản như trên cần tố giác, cung cấp thông tin và báo ngay tới đường dây nóng Công an tỉnh Vĩnh Phúc (SĐT 069.2621.429) để được tư vấn, hỗ trợ và xác minh, xử lý.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Nhận diện các sàn giao dịch lừa đảo trên mạng internet

Các sàn giao dịch này thường do một nhóm đối tượng ẩn danh tổ chức hoạt động, không có đăng ký kinh doanh và không có trụ sở tại Việt Nam.

Chia sẻ :


Triệt phá đường dây đánh bạc qua sàn SFX Capital với số tiền tới 90 triệu USD

Cơ quan Công an vừa triệt phá đường dây đặt cược tài chính qua sàn SFX Capital (https://sfxcapitals.com) với số tiền giao dịch lên đến 90 triệu USD (tương đương 2.160 tỷ đồng)…

Chia sẻ :


Trở thành ‘con mồi’ vì đăng thông tin ‘lỗi chuyển tiền’ lên mạng xã hội

Theo cơ quan điều tra, một trong những thủ đoạn mới nhất của nhóm tội phạm an ninh mạng là truy tìm “con mồi” trên các trang mạng xã hội (Facebook, Google) bằng cách tìm từ khóa như: “chuyển tiền nhầm”, “lỗi chuyển tiền”.

Chia sẻ :


Cảnh giác với chiêu bán số lô đề

Nhiều người dùng Facebook phản ánh các chủ tài khoản lạ mặt liên tục gửi yêu cầu mời họ kết bạn. Những tài khoản này thường quảng cáo trúng số lô, đề “bao trúng 100%”.

Chia sẻ :


Gần 2.000 người “sập bẫy” lừa chạy quảng cáo trên mạng xã hội

Phòng Cảnh sát Hình sự, Công an tỉnh Quảng Ninh đang điều tra vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, phát hiện ngày 21/10/2020, tại phường Cao Xanh, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Quá trình điều tra xác định, có khoảng gần 2.000 người trên khắp cả nước bị nhóm của Lương Ngọc Đức lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Chia sẻ :


Nhìn lại câu chuyện Shark Phú ‘chơi’ chứng khoán: Vì sao ‘với chứng khoán, còn dịch bệnh thì còn cơ hội’?

Vừa qua, trước câu hỏi của báo chí về thời điểm phù hợp để mua vào, Shark Nguyễn Xuân Phú nhấn mạnh: “Với chứng khoán, còn dịch bệnh thì còn cơ hội”. Vậy tại sao định giá thị trường chứng khoán lại tăng vọt, trong khi nền kinh tế thực vẫn còn rất mong manh?

Chia sẻ :


Sập bẫy sàn ảo mùa dịch: Các chủ sàn ảo thách thức cơ quan pháp luật

Mặc dù các đường dây sàn ảo hoạt động từ nhiều năm nay khiến cả trăm ngàn nạn nhân sập bẫy với số tiền bị lừa hàng ngàn tỉ đồng, nhưng đến nay vẫn hoành hành như thách thức cơ quan thực thi pháp luật.

Chia sẻ :


Tesla thua kiện một tài xế Trung Quốc, phải bồi thường số tiền lớn

Vụ kiện được cho là khiến “tuần trăng mật” của Tesla tại Trung Quốc dần đến hồi kết thúc. Tòa án đã buộc Tesla phải đền bù 1,5 triệu nhân dân tệ – một hình phạt lớn nhất từ trước đến nay của Tesla tại Trung Quốc…

Chia sẻ :


Sau FLC và Louis Holdings, Ủy ban Chứng khoán đang cùng công an điều tra một số vụ có dấu hiệu thao túng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã và đang phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an trong xác minh, điều tra xử lý một số vụ việc có dấu hiệu thao túng khác…

Chia sẻ :


‘Kịch bản’ bán cổ phiếu nhằm hưởng lợi 530 tỷ đồng của ông Trịnh Văn Quyết ra sao?

Cơ quan điều tra làm rõ việc ông Trịnh Văn Quyết thông đồng thổi giá cổ phiếu FLC; đồng thời xác định ông Quyết đã hưởng lợi bất chính hơn 530 tỷ đồng từ việc bán không công bố 74,8 triệu cổ phiếu.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *