Cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước: Vẫn nghẽn

Trong số các điểm nghẽn và lực cản này, đất đai và định giá doanh nghiệp được coi là lực cản lớn nhất của quá trình triển khai thực hiện cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước trong giai đoạn 2016 – 2021.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp nhà nước,  tổ chức ngày 24/3/2022, tổng tài sản của doanh nghiệp nhà nước hiện là 4 triệu tỷ đồng, bình quân mỗi doanh nghiệp có quy mô tài sản khoảng 4.100 tỷ đồng, cao gấp 10 lần doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và gấp 109 lần doanh nghiệp tư nhân trong nước.

Phát biểu tại hội nghị này, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định “doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt và là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội”.

Doanh nghiệp nhà nước đang nắm trong tay một nguồn vốn khổng lồ của Nhà nước (và cũng là của nhân dân) và giữ vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế.

Vấn đề là doanh nghiệp nhà nước hoạt động như thế nào để phát huy hiệu quả từ nguồn vốn khổng lồ này cũng như vai trò của nó để đóng góp tương xứng cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước?

Thực tế cho thấy rất nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí nguồn vốn và tài sản mà những doanh nghiệp này được giao quản lý, kể cả nguồn lực đất đai.

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp nhà nước, sau cổ phần hóa, đã hoạt động rất hiệu quả, tăng mạnh sức cạnh tranh trên thị trường và ngày càng phát triển,  điển hình như Vinamilk và Vietnam Airlines.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương đúng mà Đảng và Nhà nước ta đề ra từ giữa những năm 1990 nhằm cơ cấu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước mà mục tiêu cuối cùng là để các doanh nghiệp này hoạt động hiệu quả hơn trong cơ chế thị trường.

Cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước không chỉ tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước để đầu tư trở lại cho phát triển đất nước mà còn giúp nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, phát huy giá trị thương hiệu doanh nghiệp, tăng cường hiệu quả ngành nghề kinh doanh,  tạo điều kiện phát triển bền vững của cả nền kinh tế trong dài hạn.

Tuy chủ trương cổ phần hóa và thoái vốn không phải áp dụng cho tất cả doanh nghiệp nhà nước mà chỉ thực hiện đối với các doanh nghiệp theo danh mục được Chính phủ phê duyệt, nhưng tiến độ rất chậm, chậm đến mức có người mô tả là “rùa bò” hoặc “hụt hơi”.

Chậm vì vướng nhiều điểm nghẽn và lực cản.

Trong số các điểm nghẽn và lực cản này, đất đai và định giá doanh nghiệp được coi là lực cản lớn nhất của quá trình triển khai thực hiện cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước trong giai đoạn 2016 – 2021.

Đa phần các doanh nghiệp phải thực hiện cổ phần hóa theo danh mục của Chính phủ là những doanh nghiệp lớn, có quy mô vốn điều lệ trên 1.000 tỷ đồng và được giao quyền sử dụng nhiều đất đai.

Đất đai mà doanh nghiệp nhà nước được giao quyền sử dụng sẽ được xử lý như thế nào khi doanh nghiệp này được cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước? Câu hỏi này, cho đến nay, vẫn chưa có được câu trả lời thỏa đáng, cả về mặt pháp lý cũng như thực tiễn.

Thực tế cho thấy đã có không ít trường hợp đất mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp nhà nước sử dụng phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh đã bị thay đổi mục đích sử dụng sau cổ phần hóa, thậm chí bị “phù phép” để đất công biến thành đất tư, khiến nhiều cán bộ có liên quan bị kỷ luật, thậm chí phải ngồi tù.

Khi thực hiện cổ phần hóa hoặc thoái vốn, bắt buộc phải xác định giá trị doanh nghiệp, trong đó có giá trị quyền sử dụng đất mà doanh nghiệp đó được giao (gọi tắt là giá trị đất). Giá trị đất sẽ được xác định như thế nào, theo giá do chính quyền địa phương (cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) quy định theo từng khu vực và từng thời điểm hay theo giá thị trường? Đó cũng là một điểm nghẽn.

Thêm vào đó, việc lên phương án sử dụng đất doanh nghiệp được giao sau cổ phần hóa lại bắt buộc phải tuân thủ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương, mà không ít trường hợp những diện tích đất chưa được sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích đã bị thu hồi. Đây cũng là điều khiến nhiều doanh nghiệp nhà nước sợ “cổ phần hóa”.

Đã có ý kiến đề xuất tách giá trị đất ra khỏi giá trị doanh nghiệp để tháo gỡ những điểm nghẽn nói trên. Đề xuất này cũng không dễ thực hiện, khi phải tính toán rất kỹ để bảo đảm tính đúng, tính đủ, nhằm  tránh thất thoát tài sản của Nhà nước trong quá trình cổ phần hóa và thực hiện đúng quy định của Nhà nước về quản lý đất đai.

Tách giá trị đất ra khỏi giá trị doanh nghiệp khi thực hiện cổ phần hóa và doanh nghiệp sau cổ phần hóa buộc phải thuê đất của Nhà nước cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nếu được thực hiện chặt chẽ theo đúng quy định của pháp luật, cũng là một giải pháp có thể nghiên cứu. 

Quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước đã quá kéo dài và xem ra có thể còn lâu mới tới đích, vì các cơ quan chức năng vẫn đang chờ hội tụ đủ ý kiến của các cơ quan nhiều chiều và chiếu theo quy định của pháp luật và định hướng của Đảng để đề xuất ban hành chính sách phù hợp, nhằm tháo gỡ khó khăn.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Tiến độ cổ phần hóa tiếp tục “rùa bò”

Bộ Tài chính cho biết, trong 9 tháng năm 2021, Bộ mới nhận được báo cáo phê duyệt phương án cổ phần hóa của 3 doanh nghiệp, đều không nằm trong danh sách 89 doanh nghiệp theo kế hoạch Thủ tướng Chính phủ phê duyệt…

Chia sẻ :


Gần 4.000 doanh nghiệp đăng ký mới sau Nghị quyết 128

10 ngày sau Nghị quyết 128 về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đã có gần 4.000 doanh nghiệp được đăng ký thành lập mới…

Chia sẻ :


Tập trung thoái vốn, bán cổ phần lần đầu một số doanh nghiệp lớn trong năm 2021

Để đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN), theo Bộ Tài chính, trong những tháng còn lại của năm, cần tập trung thoái vốn tại Sabeco, Vinamilk, Tập đoàn FPT, Tổng công ty cổ phần Bảo Minh; hoàn thành bán cổ phần lần đầu đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Agribank, Công ty mẹ VNPT, MobiFone.

Chia sẻ :


Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 có gì mới?

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định số 667/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài (ĐTNN) giai đoạn 2021 – 2030.

Chia sẻ :


Doanh nghiệp năng lượng tăng hơn 10 lần giai đoạn 2010-2019

Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), giai đoạn 2010-2019, số lượng doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tăng mạnh…

Chia sẻ :


Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp và địa phương sẽ được tổ chức vào 26/9

Hội nghị thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là thể hiện quyết tâm vượt khó, chung sức đưa kinh tế đất nước bật dậy, không “than nghèo, kể khổ”. Quyết tâm của Chính phủ là đảm bảo vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế…

Chia sẻ :


Lo chính sách hỗ trợ không đến đúng đối tượng

Tại phiên thảo luận của Quốc hội sáng 9/11, ông Phạm Đức Ấn, đại biểu Quốc hội Hà Nội nhấn mạnh, việc sử dụng chính sách tài khóa, chính sách tín dụng để hỗ trợ doanh nghiệp rất cần cụ thể hóa đối tượng để áp dụng phù hợp…

Chia sẻ :


Tiếp sức cho doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh gói tín dụng 70.000 tỷ đồng

Trong quý 4/2021, một chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp với gói hỗ trợ tín dụng khoảng 70.000 tỷ đồng dự kiến sẽ được triển khai nhằm chia sẻ với những khó khăn, thách thức mà cộng đồng doanh nghiệp đang phải đối mặt….

Chia sẻ :


Tỉnh Bến Tre: Tăng thu ngân sách giai đoạn 2021 – 2025

Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh Bến Tre. Thu ngân sách là một trong những chỉ tiêu quan trọng và đạt khá trong 6 tháng đầu năm 2021, với trên 3.332 tỷ đồng, đạt 68% dự toán Trung ương giao và đạt 64,3% dự toán địa phương phấn đấu, tăng 31,9% so với cùng kỳ. Đây là kết quả quan trọng để tỉnh phấn đấu thực hiện đạt chỉ tiêu nghị quyết về thu ngân sách trong 5 năm tới.

Chia sẻ :


7 yếu tố và 3 hành động để doanh nghiệp tư nhân vượt Covid-19

Báo cáo thứ 3 của Deloitte trong năm với chủ đề “Khủng hoảng là chất xúc tác: Tăng tốc chuyển đổi” về doanh nghiệp tư nhân trên toàn cầu cho thấy hơn 2/3 nhà lãnh đạo tham gia khảo sát tin tưởng vào triển vọng của doanh nghiệp mình trong 12 tháng tới…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *