Cơ hội kiếm tiền giữa lúc chuỗi cung ứng đứt gãy: Có 1 ngành đang bội thu, ghi nhận khoản lãi lớn chưa từng có trong 11 năm

Cơ hội kiếm tiền giữa lúc chuỗi cung ứng đứt gãy: Có 1 ngành đang bội thu, ghi nhận khoản lãi lớn chưa từng có trong 11 năm

Ngành vận tải biển toàn cầu đang ghi nhận những khoản lãi lớn nhất kể từ năm 2008. Nhu cầu hàng hoá tăng bùng nổ và chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy do Covid-19 đã đẩy giá vận chuyển tăng cao chưa từng thấy.

Dù là những con tàu container khổng lồ chất đầy những thùng hàng bằng thép dài 40 feet, tàu chở hàng rời có khoang chứa hàng nghìn tấn than hay những tàu chuyên dụng chở ô tô và xe tải, hầu hết đều chứng kiến lợi nhuận tăng vọt.

Trước đây, sự bùng nổ vào năm 2008 đã kéo theo làn sóng các đơn đặt hàng mới. Tuy nhiên, đà tăng nhanh chóng bị chững lại bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, gây ra cuộc suy thoái sâu sắc nhất trong nhiều thập kỷ.

Nguyên nhân của sự bùng nổ trong năm vừa qua đến từ 2 yếu tố. Thứ nhất, nền kinh tế mở cửa trở lại sau Covid đã thúc đẩy nhu cầu về hàng hóa và nguyên liệu thô tăng vọt. Bên cạnh đó là việc dịch bệnh tiếp tục gây ra sự gián đoạn cho chuỗi cung ứng toàn cầu, làm tắc nghẽn các cảng và việc di chuyển của tàu thuyền bị chậm trễ. Tất cả những điều này đang làm sụt giảm số lượng hàng hóa có sẵn để vận chuyển. Theo đó, các hãng vận chuyển “bội thu” trong những tháng gần đây.

Sự khởi sắc chủ yếu tập trung vào hoạt động vận chuyển container, khi chi phí đã tăng lên mức cao kỷ lục nhưng không có dấu hiệu giảm bớt. Theo Clarkson Research Services Ltd. – một bộ phận của hãng môi giới tàu biển lớn nhất thế giới, ngành vận tải đang báo lãi lớn nhất kể từ năm 2008. Những công ty có lợi nhuận yếu hơn là tàu chở dầu và khí đốt – lĩnh vực đang chứng kiến nhu cầu đi xuống.

Cơ hội kiếm tiền giữa lúc chuỗi cung ứng đứt gãy: Có 1 ngành đang bội thu, ghi nhận khoản lãi lớn chưa từng có trong 11 năm - Ảnh 1.

Tỷ trọng thương mại vận tải biển tiếp tục đà tăng mạnh trong năm nay.

Hiện tại, vận chuyển container vẫn là lĩnh vực được hưởng lợi nhuận. Chi phí vận chuyển một thùng container 40 foot từ Trung Quốc đến châu Âu là 14.287 USD, cao hơn 500% so với 1 năm trước đó. Do đó, chi phí vận chuyển của mọi thứ từ đồ cho đến xe đạp, cafe đều bị đẩy lên cao.

Hãng vận chuyển container lớn nhất thế giới Maersk ước tính lợi nhuận trong năm nay sẽ tăng lên gần 5 tỷ USD. Một dấu hiệu khác cho thấy ngành này đang sinh lời tốt như thế nào, CMA CGM – hãng vận tải lớn thứ 3 thế giới, cho biết họ đang phải tạm thời giữ nguyên mức giá vận chuyển để duy trì mỗi quan hệ với khách hàng lâu dài. Nói một cách khác, công ty này đang từ bỏ lợi nhuận.

Trong khi nhu cầu về hàng hóa bán lẻ đang thúc đẩy thị trường vận chuyển bằng container, nền kinh tế toàn cầu hồi phục cũng đang “khuấy động” thị trường nguyên liệu thô. Từ đó, doanh thu của các hãng tàu rời chở hàng công nghiệp cũng được thúc đẩy. Lĩnh vực này đang ghi nhận lợi nhuận cao nhất trong 11 năm và có ít dấu hiệu sẽ giảm xuống, khi mức tiêu thụ dự kiến vẫn ổn định trong phần còn lại của năm.

Cơ hội kiếm tiền giữa lúc chuỗi cung ứng đứt gãy: Có 1 ngành đang bội thu, ghi nhận khoản lãi lớn chưa từng có trong 11 năm - Ảnh 2.

Chỉ số heo dõi lợi nhuận hàng ngày trong nhiều lĩnh vực vận chuyển khác nhau – ClarkSea, tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2008.

Ở bối cảnh đó, một số hãng tàu vận chuyển rời thậm chí đã chuyển sang chở cả container. Golden Ocean Group Ltd. là một trong số các công ty cho biết đang cân nhắc về ý tưởng đó. Dù có thể mang về thêm lợi nhuận, nhưng kế hoạch này sẽ có rủi ro vì các tàu chở hàng rời không được thiết kế để chứa những thùng container khổng lồ.

Ngược lại, đối với các tàu chở dầu, phần lớn năm 2021 lại là thua lỗ và các hãng sở hữu buộc phải chi tiền cho việc vận chuyển dầu thô. Khi OPEC+ chưa tăng nguồn cung dầu, thì hiện tại thị trường này đang có quá nhiều tàu và ít hàng hoá, khiến lợi nhuận sụt giảm.

Tuy nhiên, trong bối cảnh lượng dầu tồn kho trên đất liền sụt giảm, các nhà phân tích tiếp tục dự đoán về khả năng cước vận chuyển tăng. Các nhà phân tích của Pareto Securities cho biết, giá vận chuyển có thể bắt đầu tăng trong tháng 10, khi lượng dầu tồn kho ít dần và nhu cầu đối với tàu chở dầu tăng lên.

Hiện tại, thị trường tàu chở dầu vẫn là điểm “đen” duy nhất trong một ngành ghi nhận năng lực vận chuyển ngày càng bị thắt chặt. Chỉ số ClarkSea – theo dõi lợi nhuận hàng ngày trong nhiều lĩnh vực vận chuyển khác nhau, đã ghi nhận mức tăng theo tháng kéo dài kỷ lục.

Ngoài ra, các hãng vận chuyển bằng ô tô cũng “kiếm đậm” và có lợi nhuận cao nhất kể từ năm 2008. Chi phí cho các tàu chở nhiều loại hàng cũng đang tăng cao cùng sự bùng nổ của hoạt động vận chuyển container và hàng rời.

Tham khảo Bloomberg

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Mạng lưới vận tải biển và cuộc khủng hoảng 65 năm có 1: Bao giờ mới kết thúc?

Các cảng vận chuyển trên thế giới luôn phải đối mặt với tình trạng chậm trễ do sóng biển, sương mù hay bão. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã gây ra sự gián đoạn lớn nhất kể từ khi hoạt động vận chuyển container bắt đầu phát triển cách đây 65 năm. Trong khi đó, các chuyên gia dự đoán sự gián đoạn của chuỗi cung ứng sẽ kéo dài đến giữa năm 2022.

Chia sẻ :


Gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu: Doanh nghiệp “nghiến răng” chở hàng bằng máy bay

Trong lúc những con tàu trên biển không thể chở hết số hàng hoá cần vận chuyển, chở hàng bằng máy bay đã trở thành một giải pháp bắt buộc tuy đắt đỏ…

Chia sẻ :


Buôn tàu cũ lãi triệu đô

Thị trường mua bán tàu biển chở container đang sôi sục, không chỉ tàu mới, mà cả tàu cũ.

Chia sẻ :


The Economist: Khi chi phí vận tải không giảm, tàu hết chỗ nằm chờ, doanh nghiệp buộc phải chuyển hướng ra sao?

Liệu tắc nghẽn kéo dài có làm thay đổi mô hình thương mại toàn cầu?

Chia sẻ :


Chủ tịch Hải An (HAH) Vũ Ngọc Sơn: Giá cước vận tải vẫn ở mức cao đến cuối năm 2022, doanh nghiệp cảng biển có đủ cơ sở tiếp tục duy trì mức lợi nhuận tốt

Theo dự đoán, Việt Nam sẽ cơ bản khống chế được dịch trong tháng 8, vì vậy kinh tế sẽ hồi phục và phát triển mạnh từ tháng 9 trở đi, tất cả các doanh nghiệp cảng biển sẽ tập trung hoàn tất Hợp đồng của năm 2021 và tiến hành ký, thực hiện Hợp đồng cho năm 2022. Do vậy lượng hàng thông qua các cảng biển sẽ liên tục tăng, các cảng có cơ sở để duy trì và đạt lợi nhuận cao trong năm 2021 và các tháng đầu năm 2022.

Chia sẻ :


Ngành hàng không toàn cầu lỗ hơn 200 tỉ đô la vì Covid-19

Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) ước tính các hãng bay trên toàn cầu thua lỗ tổng cộng 201 tỉ đô la Mỹ trong giai đoạn 2020-2022 do tác động dai dẳng của đại dịch Covid-19 lên nhu cầu đi lại hàng không. Con số thua lỗ này gần như xóa sạch lợi nhuận của họ trong 9 năm trước đó.

Chia sẻ :


Nhiều “ông lớn” trong ngành điện tử tiếp tục đầu tư tại Việt Nam

Nhiều “ông lớn” trong ngành điện tử tiếp tục đầu tư hoặc mở rộng sản xuất tại Việt Nam thông qua các dự án lớn. Bắc Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Thanh Hóa và Đà Nẵng tiếp tục trở thành các địa phương nhận được các đầu tư rất lớn từ các dự án FDI này….

Chia sẻ :


Quỹ đầu tư GIC của Chính phủ Singapore công bố tỷ suất sinh lời bình quân 4,3% trong vòng 20 năm

Quỹ đầu tư tài chính có chủ quyền Singapore – GIC đang dựa nhiều hơn vào thị trường tư nhân để duy trì lợi nhuận. Tổ chức này vừa báo cáo kết quả hoạt động tốt nhất kể từ năm 2015 trong năm tài chính vừa qua.

Chia sẻ :


Dòng tiền luân chuyển qua nhiều nhóm: Chọn lọc cổ phiếu, tránh FOMO

Khi nhóm cổ phiếu dẫn dắt như “bank, chứng, thép” đang ở trạng thái nghỉ ngơi, chốt lời thì dòng tiền dồi dào tìm đến nhiều nhóm ngành cổ phiếu khác có thông tin tích cực, kỳ vọng tăng trưởng tốt cả trong và sau dịch. Nhưng cũng cần cẩn trọng khi nhiều cổ phiếu tăng nóng không đi kèm nền tảng cơ bản.

Chia sẻ :


Thách thức lớn nhất của Tesla hiện nay là gì?

Thiếu chip và tàu vận chuyển, gây khó khăn trong chuỗi cung ứng, đang trở thành thách thức kép đối với Tesla, hãng xe điện lớn nhất thế giới…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *