Chung đam mê, 4 chàng trai Ê đê bắt tay làm giàu từ nông nghiệp sạch

Qua hơn 1 năm thực hiện, nhờ triển khai mô hình trồng cây trong nhà lưới không phun thuốc, chăm sóc đúng theo quy trình kỹ thuật nên sản phẩm làm ra bảo đảm an toàn thực phẩm, được người tiêu dùng ưa chuộng…

Dẫn chúng tôi đi tham quan mô hình, anh Y Phi On Mlô – người được xem là “thủ lĩnh” khởi xướng thành lập nhóm chia sẻ, trang trại có 4 thành viên đồng làm chủ, gồm: Y Phi On Mlô, Y Noel Niê (cùng SN 1995, trú buôn Wiao), Y Ngơi Mlô và Y Yô Rim Niê (cùng SN 1994, trú buôn Ur). Trong đó, Y Phi On Mlô đã tốt nghiệp Trường Đại học Luật Hà Nội (phân hiệu tại Đắk Lắk), Y Noel Niê tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học Trường Đại học Tây Nguyên đều có nền tảng kiến thức về nông nghiệp.

Xuất thân trong gia đình nông dân trồng cà phê, Y Phi On phần nào hiểu rõ sự vất vả, cơ cực của nông dân, nhất là trong những năm gần đây, giá cả cà phê sụt giảm nghiêm trọng nên sản xuất hầu như không có lãi. Vì vậy, anh đã xin bố mẹ được thực hiện ước mơ khởi nghiệp từ nông nghiệp sạch.

Ban đầu, bố mẹ anh còn ngần ngại do chưa hình dung được công việc cụ thể, nguồn vốn gia đình không nhiều, hơn nữa thấy sản xuất nông nghiệp thường gặp rất nhiều rủi ro như thiên tai, dịch bệnh, bấp bênh về giá cả, tiêu thụ nông sản…, nhưng sự quyết tâm của Y Phi On đã thuyết phục được bố mẹ giao gần 5 sào đất rẫy để anh thực hiện mô hình.

Anh Y Phi On Mlô (bên trái) và anh Y Ngơi Mlô thu hoạch ớt.
Anh Y Phi On Mlô (bên trái) và anh Y Ngơi Mlô thu hoạch ớt.

Sau 1 năm kiên trì tìm hiểu, học hỏi trên sách báo và mạng Internet, Y Phi On thuyết phục được thêm 3 người bạn thân có chung niềm đam mê với mình khởi nghiệp theo mô hình nông nghiệp sạch.

“Ban Thường vụ Huyện Đoàn khuyến khích thanh niên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương, đồng thời sẽ tạo điều kiện để thanh niên được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế”.

anh Y Rô Ya Niê, Phó Bí thư phụ trách Huyện Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN huyện Krông Năng

Cuối năm 2019, với số vốn ít ỏi ban đầu là gần 50 triệu đồng, trên diện tích đất sẵn có, nhóm tự mua vật tư như ống nước, sắt thép, hệ thống tưới nhỏ giọt để xây dựng nhà lưới rộng hơn 100 m2. Ban đầu, do kinh phí hạn hẹp, chưa có kinh nghiệm, nên nhóm chỉ trồng thí điểm dưa nước của người Êđê để nhân giống đem bán và trồng rau thủy canh, bầu bí. Với định hướng phát triển nông sản sạch, tất cả cây trồng ở đây đều được bón bằng phân hữu cơ từ các nguyên liệu sẵn có ở địa phương như phân bò, rơm rạ…

 

Theo anh Y Phi On, đầu tư hệ thống nhà lưới vừa giúp tăng năng suất, rút ngắn thời gian thu hoạch, vừa tránh được rủi ro do thời tiết thay đổi thất thường. Cây dưa nước của người Êđê cũng giống dưa leo, rất dễ trồng lại phát triển rất nhanh, ưa bóng mát và nơi đất ẩm, trồng khoảng 3 – 4 tháng là có thể thu hoạch. Vì giống dưa này đang ngày càng khan hiếm nên nông trại thu hoạch trái già bán hạt giống với giá 5.000 đồng/hạt.

Ngoài ra, thông qua báo đài, mạng Internet, anh nhận thấy thị trường trong và ngoài nước đang có nhiều doanh nghiệp cần nhập quả ớt về làm nguyên liệu chế biến tương và sản xuất dược liệu nên đã thí điểm trồng ớt an toàn xuất khẩu trên diện tích hơn 1 sào. Để cây trồng có chất lượng tốt, nhóm đã đầu tư hệ thống tưới tiêu, chọn thời điểm thích hợp để gieo giống, chăm sóc cây. Do ớt là cây có khả năng thích nghi thời tiết tốt nên sau 3 tháng đã đơm hoa kết trái, thu hoạch hằng ngày được gần 1 tạ quả, với giá bán 20.000 đồng/kg.

Bên cạnh đó, nhóm còn ươm ớt giống để bán cây con cho người dân. Đến nay, mô hình sản xuất ớt an toàn đang đem lại thu nhập ổn định, giúp nhóm thu hồi vốn đầu tư ban đầu.

Anh Y Phi On Mlô chăm sóc dàn bầu bí.
Anh Y Phi On Mlô chăm sóc dàn bầu, bí.

Anh Y Phi On tâm sự, cách làm của nhóm là lấy ngắn nuôi dài, vì nếu đầu tư lớn sẽ khó khăn về tài chính. Do vậy ở giai đoạn đầu, trang trại trồng chủ yếu là cây ngắn ngày nhằm thu hồi vốn nhanh để quay vòng tái sản xuất. Bước đầu, sản phẩm làm ra được thị trường đón nhận, mô hình đã được Hội LHTN Việt Nam tỉnh hỗ trợ vốn 20 triệu đồng nên thời gian tới “Mập Farmer” sẽ mở rộng diện tích, sản xuất theo hướng bền vững, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.

Có thể nói, ứng dụng công nghệ trồng rau sạch trong nhà lưới là hướng đi phù hợp để phát triển nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay và cần được nhân rộng. Thời gian qua, trên địa bàn huyện Krông Năng có nhiều mô hình khởi nghiệp của thanh niên mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiêu biểu là mô hình nông nghiệp sạch nói trên..

Theo baodaklak

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Bùng nổ cùng “nông nghiệp hạnh phúc”

“Nông nghiệp hạnh phúc” là một hoạt động trải nghiệm do Công ty E-GFC vận hành. “Nông nghiệp hạnh phúc” không đơn thuần là việc…

Chia sẻ :


Thủ tướng đối thoại với nông dân: Những vấn đề của nông nghiệp – nông dân sẽ sớm được giải quyết

Với nhiều khó khăn, vướng mắc của nông dân liên tục nảy sinh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố cần phải thường xuyên tổ chức đối thoại với nông dân để phân cấp, giải quyết các vấn đề liên quan nông thôn, nông nghiệp, nông dân kịp thời, phù hợp với địa phương…

Chia sẻ :


Cặp vợ chồng cử nhân sư phạm Thanh Hóa về quê làm… nông trại mắc ca

Cùng tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm nhưng cặp vợ chồng Đỗ Trọng Học (SN 1985) và Phạm Thị Thu (SN 1987) đã lựa chọn về quê làm nông dân, phát triển nông nghiệp từ những cây trồng có giá trị ngay tại Như Xuân, Thanh Hóa.

Chia sẻ :


Cam Cao Phong lên sàn điện tử

Hòa Bình đã khẩn trương tổ chức các buổi kết nối tiêu thụ cam Cao Phong giữa các hộ gia đình, hợp tác xã với doanh nghiệp, sàn thương mại điện tử để đưa ra các giải pháp tiêu thụ cam trong thời gian tới.

Chia sẻ :


Mỏ vàng tỷ USD bị vứt bỏ, lẫn trong rác bẩn ở Việt Nam

Được ví như “mỏ vàng” của ngành nông nghiệp với khối lượng tới 156 triệu tấn/năm, nhưng phụ phẩm nông nghiệp lại bị bỏ quên nhiều năm nay.

Chia sẻ :


Ưu tiên chuyển đổi số cho “trụ đỡ” của nền kinh tế trong thời kỳ mới

Hơn 1.300 đại biểu Việt Nam và quốc tế từ hơn 35 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tham gia “Diễn đàn Quốc tế Chuyển đổi số Nông nghiệp Việt Nam 2021” là một tín hiệu rất tích cực cho thấy, nông nghiệp và quá trình chuyển đổi tại Việt Nam đang thu hút sự quan tâm rất lớn của toàn xã hội…

Chia sẻ :


BAC A BANK TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH TAI TRỢ DỰ ÁN RDFII

BAC A BANK TÍCH CỰC KẾT NỐI KHÁCH HÀNG TỚI NGUỒN VỐN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Tiếp cận nguồn vốn bền vững là…

Chia sẻ :


Trót yêu loại hoa lạ, cô gái 8x bỏ việc văn phòng rẽ ngang làm nông nghiệp

Bởi trót yêu loài hoa mang tên Đa Lộc, chị Nguyễn Thị Minh Tâm (sinh năm 1987), Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp hoa Đa Lộc, TX.Bến Cát đã quyết định bỏ việc văn phòng rẽ ngang làm nông nghiệp

Chia sẻ :


Cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước: Vẫn nghẽn

Trong số các điểm nghẽn và lực cản khiến quá trình triển khai thực hiện cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước trong giai đoạn 2016 – 2021 bị chậm và trễ thì đất đai và định giá doanh nghiệp được coi là lực cản lớn nhất…

Chia sẻ :


Độ phủ mạng lưới giao dịch ngân hàng thấp, người dân nông thôn khó tiếp cận dịch vụ

Ví dụ tại Lai Châu, năm 2020, độ bao phủ mạng lưới dịch vụ khoảng 10.325 người/điểm giao dịch, chỉ bằng 1/5 khu vực thành thị như Hà Nội, TP.HCM…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *