Chủ tịch VCCI: Rất nhiều quy định gây khó cho doanh nghiệp chưa được xử lý

Tại hội thảo công bố báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh năm 2021 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức sáng 29/3, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công chia sẻ, sau một thời gian dài đối mặt với dịch bệnh COVID-19, hiện không khí chung của cả nước là rất tự tin, đặc biệt là giới doanh nhân, doanh nghiệp (DN).
Tuy nhiên, nhìn lại năm 2021, đây là năm rất khác với nhiều lo lắng, băng khoăn, thậm chí mất bình tĩnh bởi đại dịch. Có những thời điểm một loạt DN phải thực hiện “3 tại chỗ” hoặc đóng cửa. Do đó, lần đầu tiên kể từ khi Việt Nam tính GDP theo quý, GDP đã tăng trưởng âm trong quý 3 năm 2021.
“Dịch bệnh đã ảnh hưởng đến tất cả các DN và mọi lĩnh vực. Theo khảo sát của VCCI, 94% DN bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch. Trong bối cảnh đó, chính sách về kinh doanh là vô cùng quan trọng. Từ chủ trương của Đảng, sự chỉ đạo của các cơ quan Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội đã tác động ngay và sâu rộng đến cộng đồng DN”, ông Phạm Tấn Công nhấn mạnh.

Theo ông Phạm Tấn Công, trong bối cảnh 94% DN chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, chính sách về kinh doanh là vô cùng quan trọng.
Theo Chủ tịch Phạm Tấn Công, trong bối cảnh đặc biệt của năm 2021, VCCI nhận thấy hoạt động xây dựng chính sách vẫn đi theo hai “dòng chảy” chính, tương tự như năm 2020 nhưng có phần mạnh mẽ hơn, đó là: “Dòng chảy” chính sách hỗ trợ, phục hồi sản xuất, kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp; và “dòng chảy” chính sách cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Với “dòng chảy” chính sách hỗ trợ, phục hồi sản xuất kinh doanh, các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, tháo gỡ những “điểm nghẽn” mở đường cho doanh nghiệp phục hồi kinh doanh là một trong những dòng chính sách nổi bật, đậm nét của năm nay.
“Nhìn chung, chính sách hỗ trợ được ban hành kịp thời, đã nhìn “trúng” và “đúng” các đối tượng cần hỗ trợ. Điều này thể hiện sự đồng hành, quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với cộng đồng kinh doanh”, Chủ tịch VCCI đánh giá.
Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ chuyển hướng chính sách phòng chống dịch sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” đã tạo điều kiện rất lớn cho doanh nghiệp phục hồi và nền kinh tế phát triển.
Về “dòng chảy” chính sách cải thiện môi trường kinh doanh, Chủ tịch VCCI cho biết, dòng chảy này vẫn đang được thúc đẩy nhưng vẫn còn nhiều thách thức về tính hiệu quả.
Theo Chủ tịch VCCI, trong mấy năm gần đây, Nhà nước luôn chú trọng hoạt động cải cách thể chế. Nhiều đợt rà soát, cắt giảm điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính đã được tiến hành nhằm tạo thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của DN.
Tuy nhiên, từ kinh nghiệm tiếp xúc với doanh nghiệp, người đứng đầu VCCI thẳng thắn nhìn nhận, doanh nghiệp vẫn còn khá nhiều băn khoăn về tính thực chất của những hoạt động rà soát, cắt giảm chi phí tuân thủ. Bởi, trong những đề xuất cắt giảm, doanh nghiệp vẫn nhìn thấy tính hình thức, “làm cho có”… rất nhiều quy định gây khó cho doanh nghiệp chưa được xử lý. Hiện tại đang xuất hiện xu hướng thắt chặt quản lý ở một số ngành, lĩnh vực – nghịch lý đang tồn tại trong hoạt động soạn chính sách.
Thêm vào đó, chất lượng của thông tư, công văn – vẫn còn nhiều điểm quan ngại và đáng bàn. Chất lượng của thông tư, công văn sẽ ảnh hưởng phần nào tới tính hiệu quả của hoạt động cải cách thể chế mà Nhà nước đang tiến hành.
Về những hoạt động kinh tế mới, Chủ tịch VCCI cho biết, sự xuất hiện các sản phẩm, dịch vụ mới, mô hình kinh doanh mới đã đặt ra thách thức cho các nhà làm luật về xác định các chính sách quản lý phù hợp. Trong thời gian qua đã có sự lúng túng từ phía cơ quan quản lý, gây không ít khó khăn và phản ứng trái chiều từ cộng đồng kinh doanh.
Nguyệt Minh

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp và địa phương sẽ được tổ chức vào 26/9

Hội nghị thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là thể hiện quyết tâm vượt khó, chung sức đưa kinh tế đất nước bật dậy, không “than nghèo, kể khổ”. Quyết tâm của Chính phủ là đảm bảo vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế…

Chia sẻ :


Quốc hội luôn đặt người dân và doanh nghiệp vào vị trí trung tâm

Tại kỳ họp Quốc hội tới, Quốc hội sẽ lắng nghe các quyết sách lớn về kinh tế xã hội trong đó có việc đánh giá tác động của Covid-19 tới việc làm sinh kế người dân và tình hình hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp…

Chia sẻ :


Doanh nhân Vũ Văn Tiền: ‘Thời điểm này, nếu không mở cửa thị trường và sản xuất thì không chết vì COVID-19, mà chết vì đói nghèo’

Tại Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương, về giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trước tác động của đại dịch, Chủ tịch Tập đoàn Geleximco cho biết: “Hiện nay, nếu không mở cửa thị trường và sản xuất, thì không chết vì COVID-19 mà chết vì đói nghèo”.

Chia sẻ :


VCCI nói gì về loại bỏ công ty cổ phần đối với doanh nghiệp thẩm định giá?

VCCI cho rằng: Đề xuất bỏ công ty cổ phần đối với doanh nghiệp thẩm định giá và yêu cầu khắt khe điều kiện kinh doanh sẽ thu hẹp số lượng công ty, khiến người dùng trả phí cao hơn…

Chia sẻ :


Chủ tịch VCCI: Doanh nghiệp không thể áp dụng mãi mô hình “3 tại chỗ”

Theo TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI), những biện pháp mang tính tức thời, ngắn hạn như “3 tại chỗ” gặp nhiều thách thức bởi chỉ thích hợp với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và chỉ có thể diễn ra trong 1-2 tuần…

Chia sẻ :


Kiến nghị xây dựng cơ chế cho doanh nghiệp tự chủ vaccine và xét nghiệm y tế

DNVN – Báo cáo của VCCI đề xuất Chính phủ cần nhìn nhận các doanh nghiệp (DN) là một chủ thể trong ứng phó COVID-19, từ đó tin tưởng giao quyền và trang bị, nâng cao năng lực y tế tại chỗ cho các DN. Tiến tới cho phép DN tự chủ trong cung ứng, lựa chọn vaccine và chủ động trong xét nghiệm y tế.

Chia sẻ :


Lo chính sách hỗ trợ không đến đúng đối tượng

Tại phiên thảo luận của Quốc hội sáng 9/11, ông Phạm Đức Ấn, đại biểu Quốc hội Hà Nội nhấn mạnh, việc sử dụng chính sách tài khóa, chính sách tín dụng để hỗ trợ doanh nghiệp rất cần cụ thể hóa đối tượng để áp dụng phù hợp…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp tê liệt vì dịch

Việc sản xuất bị đình trệ khi áp dụng giãn cách tại nhiều địa phương đã khiến doanh nghiệp lúng túng trong khôi phục sản xuất; mô hình “3 tại chỗ” đang không phát huy tác dụng khi thời gian áp dụng kéo dài…

Chia sẻ :


Ba kiến nghị cấp bách của VCCI để gỡ khó cho doanh nghiệp vượt đại dịch

Theo Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, việc đóng cửa các tỉnh thành hiện nay càng kéo dài, thì những khó khăn kinh tế, xã hội mà Việt Nam và người dân Việt Nam phải đối mặt sẽ ngày càng lớn…

Chia sẻ :


Nhìn lại câu chuyện Shark Phú ‘chơi’ chứng khoán: Vì sao ‘với chứng khoán, còn dịch bệnh thì còn cơ hội’?

Vừa qua, trước câu hỏi của báo chí về thời điểm phù hợp để mua vào, Shark Nguyễn Xuân Phú nhấn mạnh: “Với chứng khoán, còn dịch bệnh thì còn cơ hội”. Vậy tại sao định giá thị trường chứng khoán lại tăng vọt, trong khi nền kinh tế thực vẫn còn rất mong manh?

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *