Chủ tịch MSH Group: “Thị trường bất động sản cuối năm có thể đón sóng mới”

Tại  toạ đàm “Điểm đến kinh tế Việt Nam nửa cuối năm 2021” diễn  ra  ngày 30/7, nhiều  doanh  nghiệp  bất  động  sản  và  chuyên  gia  kinh  tế  đã  nhận  định  về thị trường bất động sản thời gian qua và dự báo về xu hướng sắp tới.

CUỐI NĂM ĐÓN SÓNG MỚI?

Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Tổng giám đốc Đại Phúc Land cho hay, thực tế, trước khi có dịch bệnh, đã có một số khó khăn nhất định liên quan đến điểm nghẽn về pháp lý, lệch pha cung cầu bất  động sản. Khi dịch bệnh ập tới, khó khăn nhân đôi.

Năm 2020 dịch bệnh được kiểm soát tốt nên thị trường có sức bật nhất định. Sang đầu năm 2021 có đợt dịch ngắn nhưng kiểm soát tốt nên thị trường đã chứng kiến một đợt sốt đất nền hồi tháng 3, tháng 4.

Tuy nhiên, đến đợt dịch lần thứ 2 từ 27/4 đến nay, dịch bệnh trở nên nghiêm trọng và kéo dài hơn dự kiến. Tại thị trường miền Nam, tình hình dịch đang nóng buộc tất cả các doanh nghiệp bất động sản gần như dừng hoạt động.

Trong ngành bất động sản có hai nhóm chính, thứ nhất là các doanh nghiệp chủ đầu tư, đây là những doanh nghiệp có nguồn lực đầu tư lớn, có nguồn vay đảm bảo triển khai các hoạt động đầu tư dài hạn. Nhưng đấy là với điều kiện bình thường vẫn có nguồn thu, hiện tại không có nguồn thu mà chủ yếu dùng nguồn lực dự phòng để đầu tư. Dịch bệnh tạo ra áp lực lớn cho các doanh nghiệp này.

Nhóm thứ hai là các doanh nghiệp môi giới, chiếm đến 60-70%, là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động dựa trên sản phẩm của chủ đầu tư. Hiện họ cũng đang không có nguồn thu và đang phải gồng gánh tất cả chi phí để giữ được nhân sự. Khi thị trường khó khăn, đối tượng này sẽ rút lui và rời khỏi thị trường tương đối nhiều. Vào quý 4/2021, nếu lực lượng này không hoạt động được bởi các đơn vị chủ đầu tư vừa rồi đã quá khó khăn, mọi chuyện sẽ càng tệ hơn nữa.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Xuân Lộc, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc MSH Group cho biết, 6 tháng đầu 2021 có nhiều biến động, thị trường bất động sản có sự tăng trưởng tương đối mạnh mẽ. Tuy nhiên, hai tuần trở lại đây khi có Chỉ thị 16 thì lượng giao dịch bị ảnh hưởng.

Chủ tịch MSH Group: "Thị trường bất động sản cuối năm có thể đón sóng mới" - Ảnh 1

Nhận định thị trường từ nay đến cuối năm, theo ông Lộc, việc phòng chống dịch bệnh sẽ ảnh hưởng rất lớn tới giao dịch thị trường vì với ngành bất động sản, việc giao dịch online rất khó, khi khách hàng muốn đến thăm dự án, rồi phải tiến hành các thủ tục… Trong thời gian giãn cách này, khách hàng sẽ tìm hiểu thông tin, chờ dịch bệnh kết thúc.

“Nếu tháng 8 có thể kiểm soát được dịch bệnh thì tôi tin rằng, cuối năm thị trường sẽ giao dịch tốt, nhiều chủ đầu tư đang chờ tung hàng ra, thị trường bất động sản cuối năm có thể có đợt sóng mới”, ông Lộc nhấn mạnh.

ĐỀ XUẤT GIẢM LÃI VAY

Trước những khó khăn mà thị trường bất động sản đang đối diện, bà Nguyễn Thị Thu Hương đề xuất, các ngân hàng xem xét giảm lãi suất, khoanh nợ để chủ đầu tư có thêm nguồn lực phát triển dự án nhằm đưa ra sản phẩm vào quý 4 năm nay. Đa số các chủ đầu tư dùng vốn vay rất nhiều để phát triển dự án, gánh nặng lãi suất ngân hàng rất lớn.

Còn với những doanh nghiệp môi giới, để có thể duy trì được hoạt động, họ cần chi trả chi phí mặt bằng, nhân viên, họ cũng rất cần đến vốn vay để trả lương. “Tôi không hiểu tại sao trong năm 2020, việc những doanh nghiệp tiếp thu được vốn vay để trả lương rất thấp, không hiểu do vấn đề nguồn lực hay gì. Gói cho vay ưu đãi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ này cũng cần xem xét”, bà Hương bày tỏ.

Về mặt pháp lý, VCCI cũng đưa ra nhiều văn bản tháo gỡ. Vào năm 2021, cũng đã có một số điểm sáng về pháp lý, các doanh nghiệp, chủ đầu tư có thêm sự tin tưởng và chờ đợi vào sự thực thi của những thay đổi mới này, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được nhiều nguồn lực, thời gian. Tuy nhiên, vấn đề sửa đổi luật đất đai cũng cần phải được xem xét để thực thi tốt hơn.

Bà Hương cũng chia sẻ, với cương vị doanh nghiệp bất động sản, nhiều khi chúng tôi nhìn thấy cơ hội kinh doanh mà không dám hành động vì thủ tục pháp lý có nhiều vấn đề. Như vậy ngoài gói tín dụng cần phải khơi thông về pháp lý để thị trường bất động sản có thêm nguồn lực hồi phục mạnh mẽ hơn vào quý 4 năm nay cũng như năm 2022.

Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế – Tiến sĩ Võ Trí Thành cho rằng điều quan trọng nhất hiện giờ là tốc độ thực thi các chính sách hỗ trợ dễ tiếp cận hơn về lương và các chính sách với người lao động.

“Vừa qua tại các chương trình làm việc của Quốc hội, tôi được biết rất nhiều khuôn khổ pháp lý sẽ được đẩy nhanh để sửa đổi. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hiện nay, Quốc hội cũng đang trao quyền cho Chính phủ. Với những điều này, không chỉ doanh nghiệp bất động sản mà doanh nghiệp nói chung sẽ có khả năng tiếp cận hỗ trợ của Chính phủ, ngân hàng tốt hơn”, ông Thành nhấn mạnh.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Môi giới bất động sản: Cơ thể đang “nhiễm bệnh, thiếu oxy”

Khi dịch bệnh Covid đầu tiên diễn ra, hàng nghìn nhà môi giới bất động sản rơi vào tình cảnh thất nghiệp. Từ gây khó khăn về kinh tế, Covid-19 cũng kéo theo tâm lý khủng hoảng, bỏ cuộc của hàng loạt cá nhân và hàng trăm đơn vị môi giới trong lĩnh vực này…

Chia sẻ :


Gần 4.000 doanh nghiệp đăng ký mới sau Nghị quyết 128

10 ngày sau Nghị quyết 128 về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đã có gần 4.000 doanh nghiệp được đăng ký thành lập mới…

Chia sẻ :


Ngân sách nhà nước “ngấm đòn” từ dịch Covid-19

Theo số liệu của Bộ Tài chính, tháng 9, thu NSNN ước đạt 65.200 tỷ đồng, giảm khoảng 17.000 tỷ đồng so với tháng 8. Điều này cho thấy tác động nặng nề của làn sóng COVID-19 thứ 4 tới tình hình ngân sách, dù dịch bệnh đã dần được kiểm soát và có chuyển biến tích cực tại nhiều địa phương.

Chia sẻ :


Choáng với giá đất Tây Nguyên đạt mức kỷ lục 500 triệu đồng/m2

Đây là thông tin được Bà Lê Thắm, Phó Giám đốc Tâm Real chi nhánh Đà Lạt cho biết khi nói về sự sôi động cục bộ của một số khu vực tại thị trường Tây Nguyên.

Chia sẻ :


Tiền rẻ tiếp tục là động lực cho TTCK, Bất động sản chờ đón “sóng” cuối năm

Tăng trưởng kinh tế, sự hồi phục của các doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào việc kiểm soát dịch bệnh COVID-19. Đối với chứng khoán, tiền rẻ được nhận định tiếp tục là động lực để thị trường tăng điểm, và “sóng” bất động sản sẽ xuất hiện vào cuối năm.

Chia sẻ :


Hồi phục sau đại dịch: Doanh nghiệp bất động sản mong được gỡ vướng pháp lý

Cùng với thị trường bất động sản trầm lắng bởi dịch Covid-19, các doanh nghiệp lĩnh vực này cũng đang loay hoay với các thủ tục pháp lý…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp rời bỏ thị trường, nguy cơ hàng nghìn lao động mất việc làm

Tính riêng trong tháng 8, Hà Nội có trên 1.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, gây ra hệ lụy hàng nghìn lao động phải đối mặt với nguy cơ ngừng việc, mất việc làm và mất thu nhập…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp TP.HCM trước nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu

Báo cáo mới nhất cho thấy chỉ riêng tại Cần Thơ đã có 98% doanh nghiệp phải tạm ngưng hoạt động do dịch Covid-19. Như vậy những doanh nghiệp ở TP.HCM đang có đối tác tại Cần Thơ cũng sẽ đối diện nguy cơ phải dừng hoạt động nếu hết nguyên vật liệu…

Chia sẻ :


SHB đạt 3.095 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 86,5% so với cùng kỳ và hoàn thành hơn 50% kế hoạch năm

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2021, trong đó ghi nhận nhiều chỉ…

Chia sẻ :


Nhiều “ông lớn” trong ngành điện tử tiếp tục đầu tư tại Việt Nam

Nhiều “ông lớn” trong ngành điện tử tiếp tục đầu tư hoặc mở rộng sản xuất tại Việt Nam thông qua các dự án lớn. Bắc Ninh, Hải Phòng, Bắc Giang, Thanh Hóa và Đà Nẵng tiếp tục trở thành các địa phương nhận được các đầu tư rất lớn từ các dự án FDI này….

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *