Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: “Người Việt có tiền sẽ nghĩ ngay đến đất nhưng tôi khuyên nhà đầu tư không nên lao vào khi đất đã lên cơn sốt”

Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: "Người Việt có tiền sẽ nghĩ ngay đến đất nhưng tôi khuyên nhà đầu tư không nên lao vào khi đất đã lên cơn sốt"

Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC bắt đầu bằng tình hình kinh doanh của FLC chia sẻ dù chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh ở các mảng kinh doanh bất động sản, hàng không, nghỉ dưỡng nhưng doanh nghiệp vẫn vững vàng vượt qua. Tập đoàn không có nhân viên nhiễm Covid-19 và cũng không có mảng kinh doanh nào gặp khủng hoảng.

“Không ai tiên liệu được dịch bệnh xảy ra trong năm 2020, doanh nghiệp không có sự chuẩn bị. Máy bay dừng bay, khách sạn đóng cửa, nhân viên ở nhà, lương bị giảm, dòng tiền bị đứt gãy”, ông Quyết chia sẻ những khó khăn mà FLC phải gánh chịu. Nhưng cứ khi hết giãn cách, FLC lại vận hành hết công suất ở tất cả các mảng.

Chủ tịch FLC cũng chia sẻ thêm đối với lĩnh vực hàng không, FLC chọn những đường bay mới, phân khúc mới để khai thác những khoảng trống những doanh nghiệp lớn khác chưa chạm tới. “Bất động sản cũng vậy, FLC chọn phân khúc nghỉ dưỡng ở những trung tâm du lịch mới, với quỹ đất từ vài trăm cho đến vài nghìn ha để tạo nên thương hiệu nghỉ dưỡng FLC”, ông Quyết cho biết.

Cũng theo ông Quyết, FLC luôn có những tình huống dự phòng để đảm bảo cho những tình huống xấu nhất. Năm 2020 cũng là năm mà chúng tôi không bị khủng hoảng ở bất kỳ mảng kinh doanh nào. Nếu tình hình dịch bệnh kéo dài hơn nữa tập đoàn sẽ có nhiều sự linh động để đảm bảo ổn định và lạc quan trong những hoàn cảnh xấu nhất. Trong kinh doanh, với mọi tình huống, bản thân ông luôn lạc quan nhưng không chủ quan, nghĩ cách ứng phó với các tình huống xấu có thể xảy ra.

Chủ tịch FLC cũng dự báo quý IV thị trường bất động sản sẽ “cực kỳ khởi sắc”, tạo tiền đề cho thị trường 2022. Vừa qua, khi hết giãn cách ở Hà Nội, các giao dịch trở nên sôi động, diễn ra cả ban đêm, tình trạng này trong lúc dịch bệnh không diễn ra. Nhiều người trực tiếp đến các dự án bất động sản của FLC, đây là tín hiệu đáng mừng.

Theo ông Quyết, tâm lý chung, người Việt muốn sở hữu bất động sản, nhiều người có tiền sẽ nghĩ đến mua đất, mua nhà. Ông khuyên các nhà đầu tư bất động sản, ở đâu có thanh khoản, có thị trường thì đầu tư, không chạy theo “sốt”. Nếu là nhà đầu tư cá nhân, chỗ nào thấy “sốt” là bán ngay. Còn nếu lao vào cơn sốt đất thì cơ hội chỉ là 50-50.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Môi giới bất động sản: Cơ thể đang “nhiễm bệnh, thiếu oxy”

Khi dịch bệnh Covid đầu tiên diễn ra, hàng nghìn nhà môi giới bất động sản rơi vào tình cảnh thất nghiệp. Từ gây khó khăn về kinh tế, Covid-19 cũng kéo theo tâm lý khủng hoảng, bỏ cuộc của hàng loạt cá nhân và hàng trăm đơn vị môi giới trong lĩnh vực này…

Chia sẻ :


Thị trường chứng khoán biến động, làm thế nào để giữ được tâm lý ổn định và vượt qua khủng hoảng?

Thị trường chứng khoán biến động mạnh từ tháng 6 đến tháng 8 gây ra nhiều ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực cho nhà đầu tư. Nhiều nhà đầu tư hoang mang, không biết xử lý bán ra hay mua vào như thế nào, dẫn đến thiệt hại một khoản tiền lớn do sự tăng lên và giảm xuống bất ngờ của thị trường.

Chia sẻ :


Chủ tịch Tập đoàn Sơn Hà nói về quỹ tiền mặt 200 tỷ: “Khi chi phí logistics tăng gấp 10 lần, chúng tôi phải lựa chọn xuất khẩu thì không có lãi nhưng không xuất khẩu sẽ bị hụt dòng tiền”

“Tâm lý kinh doanh xuất khẩu không mang lại nhiều lợi nhuận dẫn tới việc doanh nghiệp chần chừ không muốn làm, khi quyết định xuất khẩu mạnh mẽ để cân bằng dòng tiền của hệ thống thì có thể chúng tôi sẽ chiếm được nhiều thị phần”, ông Lê Vĩnh Sơn chia sẻ

Chia sẻ :


Chuyên gia nói gì về rủi ro “mất đơn hàng” của doanh nghiệp Việt Nam trong làn sóng dịch mới?

Trao đổi với Trí Thức Trẻ, bà Đỗ Quỳnh Chi, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Quan hệ lao động đánh giá, tác động của đại dịch năm 2021, về bản chất, có sự khác biệt rất lớn so với năm 2020, cả về chuỗi cung ứng, cả phía doanh nghiệp cũng như người lao động.

Chia sẻ :


Shark Hưng khuyên khởi nghiệp ‘cứ làm đi’, tỷ phú Nguyễn Đăng Quang kịch liệt phản đối tư duy này, người trẻ biết nghe ai bây giờ?

Shark Hưng khuyên khởi nghiệp ‘cứ làm đi’, tỷ phú Nguyễn Đăng Quang kịch liệt phản đối tư duy này, người trẻ biết nghe ai bây giờ?

Chia sẻ :


Doanh nghiệp khởi nghiệp trong “cơn lốc” Covid-19

Biến cố Covid-19 như một phép thử nghiệt ngã với các doanh nghiệp, nhất là với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (start-up). Không ít start-up đã phải “đóng băng”, dừng cuộc chơi hoặc “xóa bài chơi lại”, nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp vẫn phát triển bứt phá ..

Chia sẻ :


Quyết không ‘ngủ đông’, CEO du lịch tiết lộ bí quyết vượt qua ‘bão Covid-19’

Trong khi nhiều doanh nghiệp du lịch chọn cách ‘ngủ đông’, xoay đủ hướng kinh doanh khác… để vượt qua đại dịch thì CEO Travelogy Việt Nam Vũ Văn Tuyên lại có một hướng đi khác để Công ty không chỉ tồn tại mà còn phát triển bền vững.

Chia sẻ :


Chủ tịch VCCI: Doanh nghiệp không thể áp dụng mãi mô hình “3 tại chỗ”

Theo TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI), những biện pháp mang tính tức thời, ngắn hạn như “3 tại chỗ” gặp nhiều thách thức bởi chỉ thích hợp với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và chỉ có thể diễn ra trong 1-2 tuần…

Chia sẻ :


TP.HCM: Cơ hội mua nhà phố đắt đỏ tại quận trung tâm trong mùa dịch

Có những bất động sản bình thường không giảm hoặc không bán, chẳng hạn như nhà phố. Dịch Covid-19 đã khiến tình trạng này thay đổi…

Chia sẻ :


Vay 700 triệu, trả lãi 1 triệu/ngày, chủ khách sạn kiệt sức, bán nhà trả nợ

Hơn một năm dịch bệnh khắp nơi khiến công việc kinh doanh khách sạn của chị Mai ế ẩm, khoản tiền tích trữ không còn, nợ ngân hàng và khoản vay lãi trả góp hàng ngày khiến người phụ nữ này kiệt sức.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *