Cho vay trả lương người lao động: Quy mô 7.500 tỷ, giải ngân 170 tỷ đồng

Cho vay vay trả lương người lao động vẫn rất chậm

Ngân hàng Chính sách xã hội cho biết, hiện 63/63 chi nhánh của ngân hàng này đã chủ động tiếp cận và hướng dẫn người sử dụng lao động hoàn thiện việc lập hồ sơ vay vốn của gói vay trả lương cho người lao động.

Tuy nhiên, cho đến nay, hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội mới tiếp nhận được 308 hồ sơ đề nghị vay vốn của người sử dụng lao động với tổng số tiền 174,6 tỷ đồng để trả lương cho 50.175 lượt người lao động. Trong đó, đã phê duyệt cho vay 276 lượt người sử dụng lao động với số tiền gần 170,7 tỷ đồng để trả lương cho 49.043 lượt người lao động.

Tính đến ngày 17/8/2021, có 51 chi nhánh tỉnh, thành phố thực hiện giải ngân cho 267 người sử dụng lao động với số tiền gần 170 tỷ đồng để trả lương cho 48.737 lượt người lao động.

 
Bắc Giang đang là địa phương có doanh số giải ngân cao nhất với 90,2 tỷ đồng cho 48 người sử dụng lao động để trả lương cho 26.592 lượt người lao động. Khách hàng vay cao nhất là Công ty Cổ phần may xuất khẩu Hà Bắc với số tiền 16,3 tỷ đồng để trả lương cho 4.726 người lao động.

Trong khi đó, theo Quyết định số 23 của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ được Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn để cho người sử dụng lao động vay trả lương cho người lao động bị ngừng việc và phục hồi sản xuất kinh doanh. Tổng số tiền tái cấp vốn tối đa 7.500 tỷ đồng với lãi suất là 0%/năm.

Như vậy, việc giải ngân tiền chính sách rất ì ạch. Sau hơn 1 tháng triển khai, Ngân hàng Chính sách xã hội mới giải ngân được 2,2% lượng tiền có thể dùng.

Hiện chính sách cho vay đang có hai dạng chính, đó là cho người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc cho lao động và cho vay để trả lương người lao động khi phục hồi sản xuất kinh doanh.

Chia sẻ tại hội nghị trực tuyến nhằm đánh giá kết quả thực hiện và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách cho vay trả lương, đại diện lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố cho rằng, riêng với việc cho vay trả lương khi phục hồi sản xuất là vấn đề mới và được chia nhỏ thành hai dạng.

Thứ nhất, doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan chức năng để phòng dịch. Thứ hai, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm ở nước ngoài.

“Thế nhưng, một số địa phương khi thực hiện các biện pháp cách ly, giãn cách, khu vực cách ly y tế chưa quy định cụ thể đối tượng phải dừng hoạt động dẫn đến việc xác định đối tượng người sử dụng lao động phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gặp khó khăn”, lãnh đạo UBND một tỉnh cho biết.

 
Doanh nghiệp có thể vay vốn một lần hoặc nhiều lần trong khoảng thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/3/2022 để trả lương ngừng việc, trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất với thời gian tối đa 3 ngày/người lao động theo mức lương tối thiểu vùng. Lãi suất cho vay là 0%/năm, thời hạn cho vay dưới 12 tháng kể từ ngày giải ngân món vay đầu tiên. Khách hàng vay vốn không phải thực hiện bảo đảm tiền vay.

Ngoài ra, theo phản ánh của một số doanh nghiệp, quy định người lao động phải ngừng việc từ 15 ngày liên tục trở lên là rất khó đối với nhiều đơn vị. Bởi trên thực tế, để bảo đảm thu nhập cho người lao động, không ít doanh nghiệp phải thực hiện chế độ nghỉ luân phiên (đi làm một tuần, nghỉ 1 tuần) đối với từng bộ phận công nhân.

Do đó, khi đối chiếu quy định, nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện được vay vốn, dù thực tế người lao động ngừng việc hơn 15 ngày, nhưng không liên tục. Mặt khác, qua thẩm định cho thấy, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, lữ hành… chỉ thực hiện ký hợp đồng thời vụ đối với người lao động nên không có cơ sở để giải ngân khoản vay này.

Nhìn nhận vấn đề, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho rằng, những kiến nghị của các địa phương trong quá trình tiếp cận chính sách rất trúng và sát thực tiễn. Ngân hàng Nhà nước luôn đồng tình và sẽ nghiên cứu, tham mưu điều chỉnh điều kiện tín dụng phù hợp thực tế. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ xử lý, cấp vốn nhanh nhất để Ngân hàng Chính sách xã hội kịp thời giải ngân doanh nghiệp.

Đồng thời, Phó Thống đốc đề nghị, thời gian tới, các cơ quan liên quan, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội tiếp tục tích cực tham gia giám sát để đảm bảo cho vay và sử dụng vốn đúng mục đích, bảo toàn vốn của Nhà nước, đảm bảo chính sách nhanh chóng đi vào cuộc sống, góp phần khắc phục hậu quả đại dịch Covid-19, phục hồi phát triển kinh tế – xã hội tại các địa phương.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Doanh nghiệp vừa và nhỏ TP. HCM kêu gọi 5.000 chữ ký vào đơn “cầu cứu” Chính phủ

Đến sáng 30/8, cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đã nhận về gần 1.000 chữ ký trong đơn kiến nghị gửi tới Thủ tướng và hàng loạt Bộ trưởng, đề xuất tháo gỡ khó khăn…

Chia sẻ :


Năm 2022 và 2023 sẽ giảm 1% lãi vay ngân hàng?

Trả lời kiến nghị cử tri, Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh: năm 2022 và 2023 sẽ giảm lãi vay khoảng 1% nhưng không thay…

Chia sẻ :


Hơn 24 triệu đối tượng được hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ

Theo báo cáo của 63 Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố, đến nay tổng kinh phí thực hiện gói 26.000 tỷ trên toàn quốc đạt gần 21,89 nghìn tỷ đồng, hỗ trợ cho hơn 24 triệu đối tượng…

Chia sẻ :


Các doanh nghiệp tại Bình Dương đã được vay ưu đãi 223.000 tỷ đồng

Với gói vay ưu đãi 223.000 tỷ đồng, người dân, doanh nghiệp có điều kiện phục hồi sản xuất kinh doanh góp phần quan trọng trong việc ổn định vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế…

Chia sẻ :


Đồng Nai ưu tiên vaccine cho doanh nghiệp sản xuất

Vaccine hiện được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và để duy trì sản xuất, kinh doanh. Do đó, tỉnh Đồng Nai đã triển khai tiêm phòng cho lao động đang làm việc trong các nhà máy giúp doanh nghiệp bớt lo lắng…

Chia sẻ :


8 giải pháp điều hành chính sách tiền tệ những tháng cuối năm 2021

Trong báo cáo cập nhật hoạt động ngân hàng mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra 8 giải pháp điều hành chính sách tiền tệ những tháng cuối năm 2021.

Chia sẻ :


Đồng Nai cần 120.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở đến năm 2025

Trong đó, vốn cho đầu tư nhà ở thương mại là gần 45,83 nghìn tỷ đồng, vốn đầu tư nhà ở xã hội gần 2,54 ngàn tỷ đồng, vốn xây dựng nhà ở công vụ 12 tỷ đồng và xây dựng nhà tái định cư là 10,5 ngàn tỷ đồng…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp dệt may Tiền Giang viết đơn kêu cứu xin hỗ trợ vaccine phòng Covid-19

Các doanh nghiệp dệt may đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản vì hầu hết khách hàng đã thông báo huỷ đơn hàng, phạt xuất hàng, năm sau các doanh nghiệp sẽ không có đơn hàng…

Chia sẻ :


Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô lắp ráp trong nước

Theo đó, để kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước theo Nghị quyết số 11/NQ-CP, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo, trình Chính phủ ban hành Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước năm 2022 theo theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Chia sẻ :


Bộ Xây dựng kiến nghị dành 65.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội

Bộ Xây dựng vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa vào Chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế – xã hội sau dịch Covid-19 gói tín dụng 65.000 tỷ đồng và cơ chế chính sách phát triển nhà ở xã hội. Đặc biệt là nhà ở cho công nhân, người lao động các khu công nghiệp, khu chế xuất…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *