Cho vay mới bị tắc vì không thể đăng ký giao dịch đảm bảo

Cho vay mới bị tắc vì không thể đăng ký giao dịch đảm bảo

Không vay được vốn

Anh T.Việt (Q.4, TP.HCM) cho biết anh có xưởng sản xuất gỗ ở Q.9, vừa qua có nhu cầu vay vốn ngân hàng nên anh thế chấp mảnh đất tại Q.12 để vay. Hợp đồng đã công chứng xong từ đầu tháng 9.

Mới đây có công văn về thay đổi phương thức làm việc của cơ quan, đơn vị nhà nước để phù hợp với công tác phòng, chống dịch COVID-19 được TP.HCM ban hành ngày 16-9, trong đó nêu cơ quan đơn vị nhà nước được tiếp nhận hồ sơ bằng hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và các thủ tục hành chính đặc biệt, cấp bách phục vụ công tác phòng chống dịch, nhưng công văn không nêu danh mục dịch vụ.

“Tôi nghĩ rằng TP.HCM vẫn áp dụng danh mục thủ tục hành chính đặc biệt, cấp bách ban hành ngày 3-6, nên tôi đã liên hệ UBND Q.12. Nơi này cho biết không nhận hồ sơ trực tiếp, chỉ nhận qua đường bưu điện. Nhưng khi tôi liên hệ bưu điện thì được trả lời là bưu điện không nhận hồ sơ với lý do không có nhân viên đi phát, phải xin giấy phép đi đường.

Hiện nay do dịch kéo dài, chúng tôi không có đầu ra, trong khi theo hợp đồng hàng nhập vẫn về. Chúng tôi cần thế chấp để vay vốn nhằm có tiền thanh toán tiền hàng. Tuy nhiên do không đăng ký giao dịch đảm bảo được, mọi giao dịch khác của doanh nghiệp bị ách tắc tại đây”, anh Anh T.Việt nói.

Cho vay thế chấp bằng bất động sản… đứng bánh

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, TP.HCM đang thực hiện giãn cách gắt gao để phòng chống dịch COVID-19, khiến việc vay vốn của khách hàng bị ảnh hưởng, nhất là những khoản vay thế chấp bằng bất động sản.

Giám đốc khối khách hàng cá nhân một ngân hàng lớn tại TP.HCM cho biết, việc cho vay thế chấp nhà đất có sổ mấy tháng qua không thể triển khai được.

Ngân hàng muốn cho vay thì phải thẩm định, nhưng từ mấy tháng trước, khi việc đi lại còn dễ dàng, việc thẩm định cũng rất khó khăn do nhiều nhà đất nằm trong khu phong toả, nhân viên ngân hàng không thể thẩm định được. Việc xin thông tin quy hoạch cũng như xem xét pháp lý cũng khó khăn hơn vì nhiều nơi chỉ nhận hồ sơ qua đường bưu điện.

“Trường hợp khách hàng có mua nhà cũng không đăng ký giao dịch đảm bảo được, vì theo quy định mới, các phòng công chứng cũng phải tạm đóng cửa để phòng chống dịch.

Chưa kể những hồ sơ mà nhân viên tín dụng kịp hoàn thành trước dịch có khách hàng chần chừ không muốn nhận nợ, vì thời điểm dự định vay công việc còn đang thuận lợi, kiếm tiền dễ dàng, nhưng với tình hình dịch bệnh như hiện nay công việc đình trệ, nhận nợ lúc này lo không trả nổi nếu dịch còn kéo dài”, vị giám đốc khối khách hàng cá nhân này nói.

Tín dụng tăng chậm, ngân hàng giảm lãi suất huy động

Giám đốc vùng một ngân hàng cổ phần lớn tại TP.HCM cũng thừa nhận có những rào cản pháp lý như vậy nên dù mới đây hàng loạt ngân hàng được cấp thêm “room” (hạn mức) tín dụng, cho vay bất động sản hiện nay vẫn “đứng chựng”. Các ngân hàng cũng tập trung vào việc thu nợ, cơ cấu lại nợ thay vì cho vay mới. Hiện nay những khoản giải ngân chủ yếu rơi vào những doanh nghiệp đã được ngân hàng cấp sẵn hạn mức.

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, do tín dụng tăng chậm, gần đây hàng loạt ngân hàng đã giảm lãi suất huy động. Chẳng hạn Ngân hàng Agribank và BIDV giảm 0,1% lãi suất huy động tại các kỳ hạn dài từ 12-36 tháng, từ 5,6%/năm xuống còn 5,5%/năm.

Sacombank giảm lãi suất tiền gửi kỳ hạn 36 tháng từ 6,1%/năm xuống còn 5,8%/năm. Tiền gửi kỳ hạn 9 tháng giảm 0,4%/năm còn kỳ hạn 3 tháng giảm 0,2%/năm, kỳ hạn 1 tháng giảm 0,3%/năm. Ngân hàng ACB giảm lãi suất tiền gửi tại quầy tại hầu hết kỳ hạn với mức giảm 0,1%/năm so với tháng 8. TPBank, Techcombank, MBBank, Eximbank cũng giảm lãi suất tiền gửi hàng loạt kỳ hạn.

Theo nhiều chuyên gia, trong bối cảnh giãn cách kéo dài tại TP.HCM khiến đầu ra dòng vốn khó khăn, khả năng trong thời gian tới lãi suất huy động sẽ còn giảm thêm.

SSI dự báo khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ. Các biện pháp hỗ trợ có thể bao gồm: giảm lãi suất điều hành và trần lãi suất huy động 6 tháng; tiếp tục lùi thời gian có hiệu lực của Thông tư quy định tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Hà Nội áp dụng Chỉ thị 15, doanh nghiệp được bố trí 50% lao động làm việc tại văn phòng

UBND Thành phố Hà Nội vừa có Chỉ thị 22 về điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố trong tình hình mới.

Chia sẻ :


Thủ tướng yêu cầu Hà Nội xử lý ngay bất cập trong việc cấp giấy đi đường

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu UBND TP. Hà Nội có hướng dẫn cụ thể, kịp thời điều chỉnh nội dung còn bất cập trong việc cấp giấy đi đường cho các nhóm đối tượng theo quy định đã ban hành, không để xảy ra tình trạng người dân và doanh nghiệp chờ đợi kéo dài…

Chia sẻ :


TP.HCM: Cơ hội mua nhà phố đắt đỏ tại quận trung tâm trong mùa dịch

Có những bất động sản bình thường không giảm hoặc không bán, chẳng hạn như nhà phố. Dịch Covid-19 đã khiến tình trạng này thay đổi…

Chia sẻ :


Biệt đội “săn” bất động sản của Thế giới di động

Với hàng ngàn siêu thị của tập đoàn Thế giới di động (MWG) được đặt tại các vị trí rộng rãi, giao thông thuận lợi, dễ nhận diện và tập trung dân cư thì việc chuẩn bị cho các công việc tìm kiếm, phát triển mặt bằng là một khâu hết sức trọng điểm. MWG gọi đội tìm kiếm mặt bằng là “Biệt đội săn bất động sản”.

Chia sẻ :


Giảm giá kịch sàn căn hộ cho thuê: Giá thuê rẻ bằng phòng trọ sinh viên, căn hộ bỏ trống cả năm nhưng chủ nhà vẫn phải bỏ tiền túi hàng chục triệu đồng bù lỗ

Từ nhiều năm qua, hoạt động mua căn hộ rồi cho thuê đã mang lại lợi nhuận tốt cho không ít nhà đầu tư. Tuy nhiên, trước tác động của dịch Covid-19, nhiều nhà đầu tư căn hộ cho thuê đang rơi vào tình cảnh điêu đứng và xuất hiện tình trạng giá thuê giảm kịch sàn.

Chia sẻ :


Xuất hiện hợp đồng ‘lạ’ khi mua căn hộ chung cư, nhà đầu tư cần cảnh giác

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng vừa đưa ra cảnh báo về một số hợp đồng không căn cứ vào Luật Nhà ở, văn bản đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai của Sở Xây dựng.

Chia sẻ :


Rủi ro tiềm ẩn khi vay tiền qua mạng

Rủi ro từ việc vay tiền trên mạng cũng ngày càng trở nên phổ biến, bởi chính các thủ tục vay quá “nhanh chóng và đơn giản” của hình thức vay tiền trên mạng tồn tại nhiều yếu tố lừa đảo trong đó.

Chia sẻ :


Giảm giá cước tin nhắn giúp ngân hàng có thêm nguồn lực hỗ trợ cộng đồng

Theo  TS. Nguyễn Trí Hiếu, các công ty viễn thông nên tính toán để có mức giảm giá cước tin nhắn đối với các dịch vụ ngân hàng tương xứng với những hỗ trợ của ngành Ngân hàng trong thời gian qua…

Chia sẻ :


Hải Phòng: Bỏ quy định cách ly tập trung với hành khách bay nội địa đến Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi

Tất cả hành khách đến Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi trên các chuyến bay thương mại nội địa và lưu trú tại Hải Phòng không phải áp dụng quy định cách ly y tế tập trung…

Chia sẻ :


Sở Công thương TP.HCM chỉ ra lý do các cửa hàng ăn uống vẫn ‘im lìm’ dù đã được phép mở trở lại

Mặc dù các cửa hàng ăn uống được phép kinh doanh trở lại dưới hình thức bán mang đi qua ứng dụng công nghệ, shipper, thế nhưng, sau 2 ngày kể từ khi được phép mở cửa, hầu hết quán ăn, cafe vẫn tiếp tục đóng cả “im lìm”, chưa có dấu hiệu mở bán lại.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *