Chính phủ rót thêm 1.000 tỷ đồng thay đổi diện mạo nông thôn

Thanh Hóa có số lượng xã xây dựng nông thôn mới lớn nhất cả nước.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký ban hành quyết định về việc bổ sung kinh phí thường xuyên thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2021.

 
51 địa phương được bổ sung kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2021 940,475 tỷ đồng. Trong đó, Thanh Hóa được bổ sung nhiều nhất: 91,3 tỷ đồng, Nghệ An được bổ sung 60 tỷ đồng, Phú Thọ 47,3 tỷ đồng…

Theo quyết định này, 1.000 tỷ đồng từ nguồn dự toán chi các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 và các nhiệm vụ thuộc các chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 – 2020 được tiếp tục triển khai giai đoạn 2021 – 2025 để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2021 (phần kinh phí thường xuyên) như đề nghị của Bộ Tài chính tại văn bản số 8050/BTC-NSNN ngày 21/7/2021.

Theo đó, kinh phí bổ sung cho 20 Bộ, cơ quan trung ương là 59,525 tỷ đồng; trong đó, nhiều nhất là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 24 tỷ đồng, tiếp đến là Kiểm toán Nhà nước hơn 8,4 tỷ đồng; phần còn lại bổ sung cho 51 địa phương.

Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương quản lý và sử dụng số kinh phí được bổ sung bảo đảm đúng quy định, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch. Các Bộ, gồm Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm toàn diện về các thông tin, số liệu đề xuất, báo cáo, bảo đảm theo đúng quy định.

Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tính đến hết năm 2020, Chương trình đã hoàn thành vượt 12,4% số xã đạt chuẩn nông thôn mới so với mục tiêu. Đến tháng 7/2021, cả nước đã có 5.157/8.267 xã, tương đương 62,4% xã đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành vượt mức 12,4% so với chỉ tiêu đã đề ra.

Cả nước đã có 194 đơn vị cấp huyện, chiếm 29% thuộc 51 tỉnh, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới. Có 12 tỉnh, thành phố đã có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đặc biệt, trong đó có 04 tỉnh, gồm Nam Định, Đồng Nai, Hưng Yên và Hà Nam đã được công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, theo báo cáo của cơ quan chức năng, bên cạnh những kết quả đạt được, chương trinh vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Đơn cử: khoảng cách chênh lệch khá lớn về kết quả nông thôn mới giữa các địa phương, giữa các vùng, miền; một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến tiêu chí môi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, giữ gìn an ninh trật tự xã hội nông thôn…

 

Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, Quốc hội khoá XV đã thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025. Cụ thể, tổng nguồn lực huy động thực hiện giai đoạn 2021-2025 dự kiến khoảng 2,45 triệu tỷ đồng.

Trong đó, vốn ngân sách Trung ương 39.632 tỷ đồng, chiếm 1,6%. Vốn ngân sách địa phương khoảng 156.700 tỷ đồng, chiếm 6,4%. Vốn lồng ghép từ 02 Chương trình Mục tiêu Quốc gia còn lại và các Chương trình, dự án khác khoảng 224.000 tỷ đồng, chiếm 9%. Vốn huy động ngoài ngân sách dự kiến hơn 2 triệu tỷ đồng, chiếm hơn 83%.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Xây dựng nông thôn mới thành nơi “muốn đến, muốn trở về”

Mục tiêu của xây dựng nông thôn mới là xây dựng các xã nông thôn mới sạch đẹp, an ninh trật tự bảo đảm, để nông thôn là nơi mà ai cũng “muốn trở về, muốn đến”…

Chia sẻ :


Chú trọng tạo sinh kế cho người dân, khuyến khích thanh niên về quê lập nghiệp

“Thay vì hỗ trợ người dân một khoản tiền nhất định nào đó thì nên tạo việc làm từ nguồn hỗ trợ, tìm giải pháp để người dân ổn định cuộc sống, thoát nghèo một cách chắc chắn”..

Chia sẻ :


BAC A BANK TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH TAI TRỢ DỰ ÁN RDFII

BAC A BANK TÍCH CỰC KẾT NỐI KHÁCH HÀNG TỚI NGUỒN VỐN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN Tiếp cận nguồn vốn bền vững là…

Chia sẻ :


Quảng Nam: Dành 46.926 tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà ở trong 10 năm

Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết 51/NQ-HĐND ngày 22/7/2021 về Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 – 2030…

Chia sẻ :


Thủ tướng đối thoại với nông dân: Những vấn đề của nông nghiệp – nông dân sẽ sớm được giải quyết

Với nhiều khó khăn, vướng mắc của nông dân liên tục nảy sinh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố cần phải thường xuyên tổ chức đối thoại với nông dân để phân cấp, giải quyết các vấn đề liên quan nông thôn, nông nghiệp, nông dân kịp thời, phù hợp với địa phương…

Chia sẻ :


Độ phủ mạng lưới giao dịch ngân hàng thấp, người dân nông thôn khó tiếp cận dịch vụ

Ví dụ tại Lai Châu, năm 2020, độ bao phủ mạng lưới dịch vụ khoảng 10.325 người/điểm giao dịch, chỉ bằng 1/5 khu vực thành thị như Hà Nội, TP.HCM…

Chia sẻ :


Hà Tĩnh triển khai Tổ hợp du lịch, thể thao, nghỉ dưỡng vốn 330 tỷ đồng thuộc KKT Vũng Áng

Dự án gồm 8 phân khu: khách sạn, khu ẩm thực, nghỉ dưỡng, câu cá sinh thái, khu thể thao tổng hợp, khu hồ bơi ngoài trời, công viên giải trí, khu trải nghiệm sinh thái…

Chia sẻ :


Thủ tướng làm Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Ngày 24/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1619/QĐ-TTg kiện toàn và đổi tên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử thành Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số. Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Ủy ban…

Chia sẻ :


Ưu tiên chuyển đổi số cho “trụ đỡ” của nền kinh tế trong thời kỳ mới

Hơn 1.300 đại biểu Việt Nam và quốc tế từ hơn 35 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tham gia “Diễn đàn Quốc tế Chuyển đổi số Nông nghiệp Việt Nam 2021” là một tín hiệu rất tích cực cho thấy, nông nghiệp và quá trình chuyển đổi tại Việt Nam đang thu hút sự quan tâm rất lớn của toàn xã hội…

Chia sẻ :


Kiến nghị đẩy nhanh tiến độ 3 chương trình mục tiêu quốc gia, chuyển 16.000 tỷ năm 2021 sang 2022

Đại biểu Vũ Tuấn Anh thống nhất với đề xuất chuyển nguồn 16.000 tỷ đồng từ năm 2021 sang năm 2022 để tổng nguồn vốn ngân sách trung ương cho thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trong năm 2022 sẽ là 24.000 tỷ đồng…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *