Tuy nhiên, khả năng thành công lại là chuyện khác. Với hai điểm tham chiếu, thực tế việc mở rộng các hoạt động ra ngoài bất động sản của VIN và cách làm của những doanh nghiệp đi trước thì khả năng thành công của VIN là khá khiêm tốn.
CÂU CHUYỆN VỀ CHIẾC XE LEXUS
Ở thập niên 1980, trong mắt các quốc gia phát triển, nhất là Mỹ, Nhật bản được xem là quốc gia mới nổi sản xuất các loại hàng hóa cấp thấp (như TQ sau đó hai thập niên). Các nhà sản xuất Nhật Bản (trong đó có Toyota) đã hạ quyết tâm thay đổi hình ảnh này và họ đã thành công.
Năm 1983, Chủ tịch Toyota Eiji Toyoda đưa ra quyết tâm sản xuất ra loại xe tốt nhất thế giới với Dự án F1. Họ đã bỏ ra rất nhiều công sức và tiền của để tập hợp những ý tưởng và cách tốt nhất thế giới lúc bấy giờ từ tất cả các khâu.
Đến năm 1989, F1 hoàn tất với sự tham gia của 60 nhà thiết kế, 24 độ kỹ sư, 1400 kỹ sư, 2300 kỹ thuật viên, 220 nhân viên hỗ trợ và hơn một tỷ chi phí (tương đương với 2,3 tỷ giá trị hiện nay).
LEXUS đã thành công rực rỡ và trở thành biểu tượng trong tiến trình toàn cầu hóa mà Thomas Friedman đã lấy làm hình mẫu với quyển sách nổi tiếng “Chiếc xe Lexus và cây Ô-liu” của ông.
Mọi chuyện là bình thường khi các doanh nghiệp Việt Nam mang gạo, cà phê, cá (các sản phẩm nông nghiệp) sang bán ở thị trường Mỹ. Tuy nhiên, bán ô tô dường như là điều không thể. Do vậy, việc sử dụng quốc tịch khác (Singapore) là việc cần phải làm.
Bước thứ hai là lựa chọn nơi sản xuất. Cũng không thể là Việt Nam (ít nhất là giai đoạn ban đầu). Với tất cả các điều kiện, đặc biệt là chính sách ưu tiên sản xuất trong nước của Mỹ hiện nay thì đặt nhà máy sản xuất tại Mỹ là tốt nhất.
VIN đang có chiến dịch tập hợp những trí tuệ hàng đầu trong lĩnh vực này trên thế giới cho dự án của mình. Tuy nhiên, khả năng có thu hút được những người mà VIN muốn có để thực hiện tham vọng của mình hay không vẫn đang là câu hỏi mở.
Nói một cách đơn giản, cách làm của VIN là chuẩn vì tất cả các doanh nghiệp sản xuất ô tô trên thế giới đã chen chân thành công ở Mỹ đều có những bước đi tương tự. Các bước đi có tính kinh điển.
Hai năm COVID có thể không phản ánh bức tranh hoạt động của VIN cũng như nhiều doanh nghiệp khác. Do vậy, nhìn vào kết quả kinh doanh năm 2019 có lẽ hợp lý hơn.
Kết quả kinh doanh (như cái đồ thị) cho thấy bất động sản (gồm chuyển nhượng và cho thuê) là lĩnh vực duy nhất mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp này. Các lĩnh vực còn lại đều chưa có lời, kể cả khách sạn du lịch, vui chơi giải trí – lịch vực mà VIN đã làm ngay từ những ngày đầu và có vẻ như đã có vị trí trong nước.
Thêm vào đó, chiến lược và bước đi của VIN đã có rất nhiều thay đổi như với mảng bán lẻ, thành lập hãng hàng không và sản xuất xe ô tô. Đây là điều hết sức bình thường và điều tích cực là VIN đã có những quyết định thôi hoặc rút ra rất nhanh và quyết đoán.
Nói cách khác, VIN đã đa dạng rất nhiều các hoạt động và tuyên bố những vấn đề mang tính chiến lược ngoài bất động sản. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu của con bò sữa hay cái máy in tiền thứ hai xuất hiện.
THỰC TẾ TRÊN THƯƠNG TRƯỜNG
Trong Thiên Nga Đen, Taleb đã đưa ra một ví dụ có tính biểu tượng rất hay là tâm lý con người chúng ta chỉ nhìn vào những trường hợp thành công rồi rút ra kết luận mà quên rằng số đã xanh cỏ lớn hơn rất nhiều số đỏ ngực.
Rất nhiều doanh nghiệp (lớn hơn hàng chục, thậm chí hàng trăm lần số doanh nghiệp đã thành công) đã có bước đi là cách làm tương tự nhưng đã không có được các kết quả như kỳ vọng.
Tóm lại, dưới góc nhìn của một người phân tích chính sách tôi thấy rất thách thức cho con đường chinh phục thị trường thế giới của VIN. Là một người Việt Nam, tôi mong VIN cũng như các doanh nghiệp Việt thành công.
Chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ!
Phản hồi