Chế tài mạnh với sai phạm trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Chế tài mạnh với sai phạm trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Liên quan đến những sự việc xảy ra gần đây trên thị trường chứng khoán nói chung và thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói riêng, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi mới đây đã yêu cầu rà soát các chế độ chính sách, có chế tài nghiêm khắc hơn đối với sai phạm. Đồng thời lưu ý Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cần phải phối hợp với các đơn vị chức năng, sớm phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm.

Có ba khía cạnh quan trọng đó là: công bằng; hiệu lực thực thi và hiệu quả đối với sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Theo TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế tài chính, Học viện Tài chính, thị trường trái phiếu đóng một vai trò rất quan trọng với sự phát triển của nền kinh tế, trong bối cảnh hệ thống ngân hàng đã đi đến giới hạn về quy mô.

Thời gian qua, dư nợ bất động sản cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tăng trưởng tín dụng và tạo nên những giới hạn, khiến các ngân hàng thương mại trở nên thận trọng khi cho các doanh nghiệp bất động sản vay, vì thế các doanh nghiệp bất động sản phải tham gia vào thị trường trái phiếu.

Về khung pháp lý, điều mà chúng ta hay gọi là “luật chơi” thì thể hiện vai trò của Nhà nước rất lớn, một khung pháp lý tốt, có nhiều khía cạnh để đánh giá nhưng có ba khía cạnh quan trọng đó là: công bằng; hiệu lực thực thi và hiệu quả đối với sự phát triển của thị trường. Đạt được ba yêu cầu này, thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói riêng và thị trường tài chính nói chung sẽ có bước phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Thứ nhất, là công bằng về thông tin, vì đã có sự mất cân đối giữa thông tin của người bán và người mua. Thông thường người bán nắm nhiều thông tin hơn và nếu không công bố, không minh bạch để cho người mua biết thì giữa chất lượng hàng hóa cũng như giá cả sẽ có sự sai lệch. Và nếu người mua cảm thấy không nắm được chất lượng, không biết có tương xứng với giá cả bỏ ra hay không, thì họ không tham gia thị trường nữa, như vậy thị trường không phát triển được.

Trong hai năm gần đây, thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển mạnh, đặt ra vấn đề là có rất nhiều nhà đầu tư cá nhân tham gia và họ không nắm được nhiều thông tin, hiểu biết cũng hạn chế, tạo nên rủi ro. Dù các cơ quan quản lý đã vào cuộc kịp thời bằng việc đưa ra một loạt các Nghị định 153, 155, 156 để tăng cường yêu cầu về việc công bố thông tin đối với các tổ chức phát hành. Ví dụ phải đưa ra các thông tin cụ thể về chương trình dự án đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ trong ba năm gần nhất,…

“Việc ban hành hay siết chặt các quy định về thông tin có một sự đánh đổi giữa ngắn hạn và dài hạn. Về ngắn hạn, nếu siết chặt quá thì sẽ có ít doanh nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu và lúc đó, sẽ ảnh hưởng đến việc huy động vốn trên thị trường. Nhưng theo quan điểm của tôi, thì chúng ta nên nhìn dài hạn, đó là các quy định phải tương đối cao, bởi vì đối tượng tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp là những đối tượng mà khẩu vị rủi ro của họ không cao và họ cần một sự an toàn. Vì thế, chúng ta cần phải đảm bảo sự an toàn đó để đảm bảo quản lý rủi ro mới hấp dẫn người tham gia lâu dài. Cho nên tôi vẫn thiên về việc, các quy định công bố thông tin nên ở mức cao, không nên hời hợt”, TS. Nguyễn Đức Độ nói.

Thứ hai, về tính hiệu lực pháp lý, thì nhà nước đảm bảo hiệu lực bằng cách thanh tra giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm. Nhưng quá trình thanh tra giám sát tốn rất nhiều chi phí và thị trường càng phát triển, thì việc để lọt các vi phạm cũng rất dễ xảy ra. Nhưng để bù lại, chúng ta phải cần có những chế tài xử phạt nghiêm minh, thậm chí nặng, có tính răn đe cao, khi đó các vi phạm mới giảm bớt và độ an toàn cho nhà đầu tư được nâng cao.

Chế tài mạnh với sai phạm trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp

UBCKNN đã huỷ 9 đợt phát hành trái phiếu của nhóm các công ty thuộc tập đoàn Tân Hoàng Minh

“Nếu nhìn vào Nghị định 156 Chính phủ ban hành cuối năm 2020, tôi thấy rằng phần lớn các chế tài xử phạt có mức tối đa bằng tiền, trong đó sẽ có sự “du di” khi xử phạt vi phạm làm cho tính nghiêm minh của pháp luật không được đề cao. Theo tôi nghĩ, chúng ta nên chỉnh sửa bổ sung để làm sao phần lớn các quy định mức xử phạt theo mức độ gây thiệt hại, cũng như mức độ trục lợi thì mới có tính răn đe cao”, vị chuyên gia đề xuất.

Thứ ba, đó là đạt được hiệu quả thị trường, hiệu quả của quy định pháp lý. Theo đó, các quy định pháp lý một mặt phải bao quát được tất cả các giao dịch, tất cả các hoạt động của các chủ thể đều phải được điều tiết, nhưng mặt khác cũng phải thông thoáng để cho thị trường phát triển.

Về phía cạnh này, cơ quan quản lý hiện tại vẫn chưa theo kịp được tốc độ phát triển của thị trường. Trên thị trường có những sản phẩm mới ra đời mà cơ quan quản lý có thể chưa nắm rõ, chưa có những quy định để điều tiết, điều này dẫn đến hệ quả là rơi vào tình trạng không quản lý, bỏ lỏng và quyền lợi của những người tham gia thị trường có thể không được đảm bảo, gây nên những tranh cãi, những vấn đề về xã hội…

“Theo tôi nghĩ, Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước cần phải khắc phục. Đáng chú ý về tình trạng không quản được thì cấm và nếu cấm, thì những cái hữu ích của các sản phẩm cung cấp ra thị trường sẽ không phát huy được. Đây cũng là một thế lưỡng nan của Chính phủ. Trong tương lai, điều này cần phải khắc phục, Chính phủ cần phải theo kịp với thị trường và hệ thống công chức, như chúng ta đã biết tính khuyến khích trong hệ thống Nhà nước không được cao, chưa có tính chủ động trong việc bám sát, bắt kịp với thị trường và thường chúng ta gặp vấn đề thì mới giải quyết, như vậy dẫn đến tình trạng bị chậm và không theo kịp thị trường”, TS. Nguyễn Đức Độ lý giải.

Từ sự việc huỷ 9 đợt phát hành trái phiếu của nhóm các công ty thuộc tập đoàn Tân Hoàng Minh, cũng như khởi tố ông Đỗ Anh Dũng – chủ tịch HĐTV tập đoàn và những người liên quan, đại diện lãnh đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thông tin thêm, các doanh nghiệp phát hành (công ty đại chúng và chưa đại chúng), các tổ chức trung gian (tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán, tổ chức đăng ký, lưu ký trái phiếu, đại lý phát hành…) có hành vi vi phạm trong hoạt động chào bán trái phiếu riêng lẻ sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (hiện nay là Nghị định số 156/2020/NĐ-CP và Nghị định số 128/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 156/2020/NĐ-CP).

Bên cạnh đó, với hành vi công bố thông tin sai lệch, sai sự thật hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chào bán trái phiếu riêng lẻ, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1 tỷ đồng trở lên, hoặc thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng trở lên.

Ngày 7/4/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký ban hành Công điện số 304/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh hoạt động thị trường trái phiếu doanh nghiệp và đấu giá quyền sử dụng đất. Ở góc độ thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Phó Thủ tướng yêu cầu:

Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương khẩn trương phối hợp với các cơ quan liên quan điều tra, xác minh để xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm các hoạt động phát hành, đầu tư và sử dụng vốn trái phiếu doanh nghiệp đúng mục đích, hiệu quả, lành mạnh, minh bạch, ổn định, an toàn, góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô;

Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng theo dõi, giám sát chặt chẽ diễn biến thị trường tài chính, tiền tệ, các hoạt động phát hành, đầu tư, phân phối, giao dịch và sử dụng vốn trái phiếu doanh nghiệp, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật hiện hành; chủ động rà soát khung khổ pháp luật, xây dựng các kịch bản ứng phó gắn với việc triển khai quyết liệt các giải pháp ổn định, phát triển thị trường và ổn định tâm lý nhà đầu tư; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, kịp thời cung cấp các thông tin chính thống về tình hình kinh tế vĩ mô và thị trường vốn; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, công bố thông tin và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm;

Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng khẩn trương thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về phát hành, đầu tư, phân phối, giao dịch và sử dụng vốn thu được từ phát hành trái phiếu, nhất là phát hành trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp bất động sản, của tổ chức tín dụng có liên quan đến doanh nghiệp bất động sản, các doanh nghiệp có khối lượng phát hành lớn, lãi suất cao, các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ, các doanh nghiệp phát hành không có tài sản bảo đảm hoặc tài sản bảo đảm không chất lượng…

Cơ quan quản lý thị trường phải có chế tài cảnh báo sớm, quản lý rủi ro và xử lý mạnh mẽ, nghiêm minh các hành vi vi phạm quy định pháp luật. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả rà soát trước ngày 30 tháng 4 năm 2022. Đồng thời chủ động công bố thông tin liên quan đến vụ việc nêu trên và thực hiện các giải pháp ổn định tâm lý nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư theo đúng quy định pháp luật…

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Bộ Tài chính đề xuất nhiều quy định mới để minh bạch thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Trong bối cảnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp có dấu hiệu phát triển nóng, phát sinh những rủi ro mới, Bộ Tài chính đã đánh giá, rà soát và xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 153/2020/NĐ-CP với nhiều quy định mới nhằm tăng tính công khai, minh bạch, giảm thiểu các rủi ro phát sinh. Qua đó, hướng đến mục tiêu phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp bền vững.

Chia sẻ :


Khẩn trương thanh tra phát hành trái phiếu của DN bất động sản, tổ chức tín dụng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng khẩn trương thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về phát hành, đầu tư, phân phối, giao dịch và sử dụng vốn thu được từ phát hành trái phiếu, nhất là phát hành trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp bất động sản, của tổ chức tín dụng.

Chia sẻ :


Thanh, kiểm tra 10 công ty chứng khoán và doanh nghiệp có khối lượng phát hành trái phiếu lớn

Trong tháng 10, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước lập 4 đoàn kiểm tra 10 công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ trái phiếu doanh nghiệp. Đồng thời, đưa vào “tầm ngắm” những doanh nghiệp có khối lượng phát hành lớn nhưng tài chính yếu kém…

Chia sẻ :


Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng rà soát tác động việc hủy phát hành trái phiếu của Tân Hoàng Minh

Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng đang rà soát, đánh giá tác động của việc hủy phát hành trái phiếu của Tân Hoàng Minh liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp (DN) và bất động sản.

Chia sẻ :


Trái phiếu bất động sản rủi ro cao

Đây là ý kiến được các chuyên gia đưa ra tại tọa đàm trực tuyến “Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp (DN)” do…

Chia sẻ :


Bắt Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng: Những thông điệp từ Bộ Tài chính

Việc Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị khởi tố, bắt giam đã cho thấy quyết tâm làm trong sạch thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Chia sẻ :


Bộ Tài chính đã chuyển công an điều tra một số vụ lợi dụng chứng khoán để rửa tiền

Thông qua vấn đề kiểm tra đã phát hiện ra nhiều vi phạm, không những trong lĩnh vực chứng khoán mà kể cả lợi dụng thị trường chứng khoán để rửa tiền, đã chuyển cho cơ quan điều tra một số vụ để xử lý nghiêm

Chia sẻ :


Sự vụ tại Tân Hoàng Minh sẽ tác động mạnh tới khả năng huy động vốn của doanh nghiệp bất động sản?

Sự việc hủy bỏ 9 đợt chào bán trái phiếu của Tân Hoàng Minh có thể ảnh hưởng đáng kể tới khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp bất động sản, đồng thời có thể châm ngòi cho làn sóng bán trái phiếu doanh nghiệp trước hạn từ phía nhà đầu tư, theo đánh giá của Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS).

Chia sẻ :


Bỏ tiền tỉ mua trái phiếu lãi suất cao: Nhiều rủi ro tiềm ẩn

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua “trăm hoa đua nở” với mức lãi suất huy động tăng nhanh. Bộ Tài chính liên tục cảnh báo rủi ro, không ít người mua khi chưa thể tìm hiểu kỹ doanh nghiệp phát hành.

Chia sẻ :


Bộ Tài chính: Xử lý nghiêm vi phạm, hoàn thiện cơ chế cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản lý, giám sát, thanh, kiểm tra các hoạt động liên quan đến phát hành, cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) của các công ty chứng khoán, doanh nghiệp phát hành và các tổ chức cung cấp dịch vụ để phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tăng cường tính minh bạch của thị trường để đảm bảo thị trường TPDN trở thành một kênh huy động vốn quan trọng, hiệu quả cho DN.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *