CEO Logivan: “Covid-19 khiến vận tải gặp khó hơn bao giờ hết”

Việc kết nối giữa các chủ hàng cần tìm xe và các chủ xethông qua ứng dụng công nghệ đã trở nên dễ dàng hơn

Xung quanh câu chuyện vượt lên thách thức của đại dịch Covid-19,  bà Phạm Thị Khánh Linh, Nhà sáng lập kiêm CEO Logivan, đã chia sẻ những kinh nghiệm với VnEconomy.

Là một start-up hoạt động trong lĩnh vực vận tải, đại dịch Covid-19 tác động ra sao tới hoạt động của Logivan, thưa bà?

Thời gian qua, liên tiếp những làn sóng dịch bệnh xảy ra trên khắp cả nước khiến toàn bộ nền kinh tế điêu đứng, mà huyết mạch của thương mại chính là vận tải càng gặp những trở ngại và khó khăn hơn bao giờ hết. 

Riêng đối với Logivan, giữa đại dịch, thách thức và nguy cơ là vô kể. Điển hình, số lượng tài xế, chủ xe giảm vì không kham nổi chi phí xét nghiệm thường xuyên. Bên cạnh đó, các bất cập về tạo QR luồng xanh cho chủ xe khiến giao thương ách tắc và chậm trễ.

Về phía chủ hàng, các quy định về an toàn dịch tễ và giãn cách cùng Chỉ thị 16 của Chính phủ làm ngưng trệ giao hàng. Không có bốc xếp cũng là một khó khăn thường trực do quy định 3 tại chỗ, dính F0, hoặc đang trong khu cách ly, phong tỏa. Và bốc xếp nếu có cũng rất chậm (gấp 2 lần thời gian lên xuống hàng thông thường) . 

Ngoài ra, chủ hàng cũng gánh chịu nhiều chi phí như chi trả sắp xếp cho công nhân 3 tại chỗ, chi phí test covid thường xuyên, chi phí vận tải tăng do cung giảm mạnh hơn cầu…

Vậy giải pháp của Logivan để khắc phục những thách thức trên cũng như có thể giữ vững được mục tiêu tăng trưởng của mình là gì? 

Trong bối cảnh đại dịch có khả năng kéo dài và ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, thay đổi cục diện về cung ứng, các chuỗi cung ứng đứt gãy vì khâu vận chuyển, Logivan đã tìm cho mình được cơ hội trong nguy nan. Cụ thể, việc kết nối giữa các chủ hàng cần tìm xe và các chủ xe, tài xế thông qua ứng dụng công nghệ đã trở nên tiện lợi và dễ dàng hơn các phương pháp truyền thống. 

 
Logivan là một trong bốn start-up Việt vừa được xướng tên trong danh sách 100 startup và công ty nhỏ đáng mong đợi ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Forbes.  Theo Forbes, đây là các công ty đã đạt được những tiến bộ vượt bậc và mang lại tác động đáng kể, bất chấp những thách thức do đại dịch Covid-19 gây ra.

Ngoài ra, Logivan còn hỗ trợ các tài xế và chủ xe cá nhân đăng ký QR Luồng Xanh hoàn toàn miễn phí, thay vì phải thông qua các “cò” đăng ký luồng xanh, tiền mất tật mang gây bức xúc cho tài xế và nhà xe. Điều này góp phần giúp đối tác yên tâm thực hiện và hoàn thành đơn hàng nhanh chóng, tiết kiệm chi phí. 

Ngoài ra, việc đứt gãy các chuỗi cung ứng do khó khăn về vận tải sẽ được Logivan giải quyết nhanh chóng khi sở hữu số lượng đối tác tài xế và chủ xe lớn đã đăng ký Luồng Xanh. Các chủ xe và tài xế được tối giản hóa thủ tục, nhanh chóng hoàn thành đơn hàng hơn. Do đó, Logivan vẫn giữ vững được đà tăng trưởng theo đúng mục tiêu ban đầu.

Trước những thách thức lớn như vậy, liệu lĩnh vực giao hàng và vận tải tại Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng hay không trong và sau đại dịch? 

Hiện nay lĩnh vực giao hàng tại Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh, và chắc chắc sẽ còn tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa sau đại dịch. Thói quen của người tiêu dùng đã, đang và sẽ thay đổi từ offline sang online. Điều này vừa giúp họ tiết kiệm thời gian, tránh phải chờ đợi, được tham khảo giá từ nhiều nguồn cũng như giảm thiểu các nguy cơ về lây lan dịch bệnh. 

Mặt khác, việc các ứng dụng mua hàng hộ, chuyển đổi số của các đơn vị và người bán truyền thống ra đời và phát triển cũng tạo cơ hội cho lĩnh vực giao hàng bùng nổ về doanh số. Khi doanh số bán lẻ tăng, nhu cầu vận chuyển phía trên chuỗi cung ứng (first & middle mile delivery) cũng sẽ tăng theo tỉ lệ thuận.

Việc kết nối giữa các chủ hàng cần tìm xe và các chủ xethông qua ứng dụng công nghệ đã trở nên dễ dàng hơn
Việc kết nối giữa các chủ hàng cần tìm xe và các chủ xethông qua ứng dụng công nghệ đã trở nên dễ dàng hơn

Dù hiện tại quy định có khó khăn nhưng để nuôi sống nền kinh tế, mạch máu là giao hàng vẫn sẽ tăng trưởng bất chấp khó khăn.  

Hiện trong khu vực Đông Nam Á thì theo quan sát của tôi, Việt Nam chỉ đứng sau Indonesia, Singapore – những thị trường có thương mại điện tử rất phát triển cùng nhiều kỳ lân công nghệ cũng như các công ty công nghệ ứng dụng cho logistics, tự động hoá cho kho và vận tải…

Mục tiêu và kế hoạch của Logivan trong thời gian tới là gì trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp?

Kế hoạch ngắn hạn của Logivan là hỗ trợ các tài xế hiện là đối tác có được QR luồng xanh một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất. Chúng tôi cũng cố gắng tận dụng tối đa các nguồn lực hiện có là hơn 60.000 chủ xe và tài xế, chủ hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn về xe và giá phù hợp nhu cầu. 

Còn về kế hoạch dài hạn, chúng tôi kỳ vọng sẽ đưa Logivan thành nền tảng kết nối chủ hàng, chủ xe (tài xế) trở thành sự lựa chọn tốt nhất trên thị trường vận tải & giao nhận với mục tiêu “Không còn xe tải rỗng một chiều”. Đây cũng là mục tiêu sống còn của Logivan.

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

4 DN Việt Nam Logivan, Lozi, Hoozing và Med247 lọt danh sách 100 đáng chú ý của Forbes Asia: Có tiềm năng lớn, vẫn tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp Covid-19

Những doanh nghiệp này được Forbes đánh giá đã góp phần giải quyết các vấn đề như cải thiện lưu thông, mở rộng kết nối, bình ổn giá cả ở các vùng sâu vùng xa… trong đại dịch.

Chia sẻ :


Hải Phát Land “thích nghi số” với Covid-19: Thay đổi vượt thách thức

Trải qua 3 đợt dịch trước đây, Hải Phát Land đã tích luỹ được những kinh nghiệm ứng phó với các tình huống, từ đó từng bước chuyển đổi số, áp dụng công nghệ vào kinh doanh…

Chia sẻ :


Môi giới bất động sản: Cơ thể đang “nhiễm bệnh, thiếu oxy”

Khi dịch bệnh Covid đầu tiên diễn ra, hàng nghìn nhà môi giới bất động sản rơi vào tình cảnh thất nghiệp. Từ gây khó khăn về kinh tế, Covid-19 cũng kéo theo tâm lý khủng hoảng, bỏ cuộc của hàng loạt cá nhân và hàng trăm đơn vị môi giới trong lĩnh vực này…

Chia sẻ :


Chuyển đổi số logistics, phục hồi chuỗi cung ứng để bứt phá sau đại dịch

Làng Công nghệ Logistics sẽ là nơi quy tụ, kết nối và chia sẻ kinh nghiệm giữa các start-up công nghệ trong lĩnh vực, thúc đẩy chuyển đổi số để logistics Việt Nam bứt phá sau đại dịch…

Chia sẻ :


HSBC hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam xuống 6,1%, nhận định tỷ giá sẽ biến động mạnh

HSBC cho rằng, đại dịch bùng phát nhiều nơi và diễn biến phức tạp, sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng GDP và tỷ giá biến động mạnh trong nửa cuối năm…

Chia sẻ :


Doanh nghiệp khởi nghiệp trong “cơn lốc” Covid-19

Biến cố Covid-19 như một phép thử nghiệt ngã với các doanh nghiệp, nhất là với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (start-up). Không ít start-up đã phải “đóng băng”, dừng cuộc chơi hoặc “xóa bài chơi lại”, nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp vẫn phát triển bứt phá ..

Chia sẻ :


Vì sao nhiều doanh nghiệp nhỏ sụt giảm doanh số bán hàng trên Facebook?

Những khó khăn do dịch bệnh đang khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ sụt giảm doanh số bán hàng trên facebook. Có tới 76% doanh nghiệp Việt Nam vừa tham gia khảo sát ghi nhận sụt giảm, tỷ lệ này tăng 14% so với giai đoạn đầu năm…

Chia sẻ :


TP.HCM sẽ thí điểm mở lại dịch vụ ăn uống tại chỗ

TP.HCM sẽ thí điểm mở lại các dịch vụ ăn uống tại chỗ trên tinh thần khẩn trương, nhưng phải đánh giá kỹ tình hình trong thời gian tới…

Chia sẻ :


Giảm giá cước tin nhắn giúp ngân hàng có thêm nguồn lực hỗ trợ cộng đồng

Theo  TS. Nguyễn Trí Hiếu, các công ty viễn thông nên tính toán để có mức giảm giá cước tin nhắn đối với các dịch vụ ngân hàng tương xứng với những hỗ trợ của ngành Ngân hàng trong thời gian qua…

Chia sẻ :


Các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài gửi tâm thư lên Thủ tướng

Việt Nam chậm mở cửa trở lại có nghĩa là đang bỏ lỡ những cơ hội đầu tư có thể không quay trở lại…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *