CEO Cuccu: Điều ý nghĩa nhất là tiền quảng cáo không chảy ra nước ngoài mà vẫn ở lại Việt Nam

CEO Đỗ Xuân Thắng trong chiến dịch tiêu thụ vải Bắc Giang.

CEO Đỗ Xuân Thắng trong chiến dịch tiêu thụ vải Bắc Giang.

CEO Đỗ Xuân Thắng trong chiến dịch tiêu thụ vải Bắc Giang.

Khi đại dịch COVID-19 bùng phát từ tháng 5 tới nay, giãn cách xã hội kéo dài đã khiến đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, khó khăn trong lưu thông đã thúc đẩy nông sản được tiêu thụ mạnh trên các nền tảng online. Tôi được biết, Cuccu.vn đã tiêu thụ thành công 100 tấn vải Bắc Giang, 30 tấn na Chi Lăng, 20 tấn nhãn Hưng Yên nhiều tấn hàng hóa khác chỉ trong thời gian ngắn và hiện nay trên sàn Cuccu.vn đang tiếp tục phân phối khá nhiều mặt hàng nông sản khác. Điều này có thể thấy là Cuccu.vn đang hướng tới mục tiêu trở thành kênh phân phối và tiêu thụ nông sản chuyên nghiệp. Ông có thể chia sẻ về những thế mạnh của nền tảng Cuccu.vn trong việc phân phối nông sản trong bối cảnh dịch bệnh vừa qua?

Ông Đỗ Xuân Thắng: Nông sản hiện tại được phân phối phổ biến theo 2 cách chính. Một là thông qua các thương lái, thương lái đổ đến chợ buôn, từ chợ buôn tỏa ra cửa hàng, siêu thị, người bán hàng dong. Hai là thông qua công ty bán hàng online, họ quảng cáo facebook để tìm kiếm khách hàng.
Với cách 1 thì rất phụ thuộc thương lái, và nhất là dịch bệnh thương lái không đến mua được là người nông dân rất bị động, nhiều nơi nông sản tới vụ thu hoạch không thể tiêu thụ được. Đồng thời theo cách này thì nông sản chỉ là nông sản đơn thuần, người mua không biết được cái ngon, cái hay, cái đặc sắc của nông sản theo từng vùng. Vì không có ai kể “câu chuyện” sản phẩm cả.
Với cách 2 thì người mua có thể chủ động mua sản phẩm khi sản phẩm không cần có sẵn trên quầy hàng. Tuy nhiên, việc quảng cáo qua các kênh sẽ tốn tiền, hay chính xác hơn là tiền chảy vào các kênh quảng cáo và không ở lại Việt Nam.
Với cách Cuccu.vn đang làm thì xử lý được cả 2 vấn đề trên. Câu chuyện sản phẩm được đội ngũ Cuccu “kể” một cách hấp dẫn giúp người mua hiểu được vì sao vải thiều Bắc Giang lại ngon, vì sao lại là na “bay” Chi Lăng. Hơn nữa, bằng việc tổ chức cho hàng ngàn đại sứ bán hàng thay vì tiền đổ vào kênh quảng cáo trên mạng xã hội thì tiền được chuyển hóa thành hoa hồng cho đại sứ, tức tiền vẫn ở lại Việt Nam. Điều này rất ý nghĩa.
Và Cuccu đặt mục tiêu trở thành nền tảng chuyển đổi số nông nghiệp, giúp thực hiện giấc mơ nâng tầm nông sản Việt.
Giải pháp bán hàng trên Cuccu.vn thông qua đội ngũ cộng tác viên đã khá hiệu quả trong các chiến dịch tiêu thụ nông sản vừa qua.

Giải pháp bán hàng trên Cuccu.vn thông qua đội ngũ cộng tác viên đã khá hiệu quả trong các chiến dịch tiêu thụ nông sản vừa qua.

Ông đánh giá thế nào về tiềm năng của thị trường tiêu thụ nông sản qua các kênh thương mại điện tử?
Ông Đỗ Xuân Thắng: Các kênh thương mại điện tử ngày càng phát triển, đặc biệt người dùng ngày càng quen với việc mua sắm online, đặc biệt trong đại dịch COVID-19 đã giúp người dùng càng đẩy nhanh tiến trình mua hàng online này.
Nông sản là mặt hàng dễ mua, nên việc nông sản được đẩy trên các kênh thương mại điện tử là tất yếu.
Theo tôi được biết, bán nông sản online không khó, vì nhu cầu người mua các mặt hàng đặc sản khá lớn. Tuy nhiên, khó nhất là khâu vận chuyển, bảo quản và giao nhận, làm sao để đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Ông có thể chia sẻ về những khó khăn mà Cuccu.vn gặp phải trong quá trình bán nông sản online?
Ông Đỗ Xuân Thắng: Rất dễ để người dùng mua nông sản vì giá trị không cao mà nhu cầu lại lớn. Tuy nhiên nông sản là mặt hàng không dễ bảo quản, chất lượng lại không đồng nhất. Do vậy việc vận chuyển rất khó khăn.
Đặc biệt nếu dùng ship thông thường của các hãng chuyển phát thì họ không chuyên vận chuyển nông sản nên dễ bị va đập, dẫn tới hỏng nông sản. Khó khăn này Cuccu đã trải nghiệm rất nhiều trong các chiến dịch bán nông sản vừa qua.

Và Cuccu.vn đã phải giải quyết những khó khăn này như thế nào?

Ông Đỗ Xuân Thắng: Cuccu.vn đã tổ chức đội giao hàng riêng biệt để đảm bảo được hiệu quả của hoạt động này. Tuy nhiên đầu tư cho đội ngũ giao hàng riêng rất tốn kém tiền của và sức lực.
Ông có thể chia sẻ về định hướng của Cuccu.vn trong việc triển khai tiêu thụ nông sản trong thời gian tới?

Ông Đỗ Xuân Thắng: Cuccu.vn sẽ phối hợp với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở các tỉnh, thành phố để nhờ sự hỗ trợ kết nối, từ đó đẩy mạnh tiêu thụ nông sản khi tới vụ thu hoạch. Tôi cho rằng, tiềm năng của kênh phân phối nông sản online rất lớn.
Tiềm năng của nông sản online rất lớn, nhưng để có thể mở rộng phân phối nông sản online ra ngoài thị trường Hà Nội thì theo quan điểm của ông Cuccu.vn cần có thêm những điều kiện gì?

Ông Đỗ Xuân Thắng: Thị trường ngoài Hà Nội thì chúng tôi có thể hướng tới Sài Gòn và Đà Nẵng là những thành phố lớn. Còn những địa phương khác thì sẽ rất khó khăn trong khâu giao hàng vì với nông sản phải giao hàng trong ngày, do đó Cuccu.vn hiện tại chỉ định hướng ở Hà Nội trước đã.
Xin cảm ơn ông!
Nhật Xuân (thực hiện)

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Dồn sức tiêu thụ bưởi Phúc Trạch trên sàn thương mại điện tử

Việc mở rộng kênh tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử trong giai đoạn chống dịch căng thẳng, cần có sự liên kết chặt chẽ thông tuyến vận tải giữa các tỉnh trong việc vận chuyển hàng hoá nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu phòng dịch…

Chia sẻ :


Cam Cao Phong lên sàn điện tử

Hòa Bình đã khẩn trương tổ chức các buổi kết nối tiêu thụ cam Cao Phong giữa các hộ gia đình, hợp tác xã với doanh nghiệp, sàn thương mại điện tử để đưa ra các giải pháp tiêu thụ cam trong thời gian tới.

Chia sẻ :


Từ chuyện vải thiều ‘vỡ kế hoạch’ đến việc ‘mở đường’ cho nông sản Việt trên kênh online

Bất chấp những khó khăn do dịch COVID-19 hoành hành, năm 2021 đã có trên 9.000 tấn vải thiều với hơn 1 triệu đơn hàng được tiêu thụ trong mùa vải thiều Bắc Giang trên các sàn thương mại điện tử lớn (không kể các kênh trực tuyến mạng xã hội khác).

Chia sẻ :


Vì sao hàng Việt “lép vế” đối thủ ngoại trên sàn thương mại điện tử?

Các sản phẩm mang thương hiệu Việt chỉ chiếm trung bình 17% các mặt hàng được tìm mua trên sàn thương mại điện tử trong năm 2020 và nửa đầu 2021, và tiếp tục có dấu hiệu suy giảm. Vì đâu dẫn đến thực trạng đáng lo ngại này?..

Chia sẻ :


Từ ngôi làng nhỏ Việt Nam thành tay bán buôn xuyên biên giới

Ngồi nhà lên mạng bán buôn, nhiều chủ doanh nghiệp đã tìm kiếm được bạn hàng lớn trên các sàn thương mại điện tử (B2B) quốc tế.

Chia sẻ :


Xuất khẩu ách tắc, tồn kho lúa gạo tăng cao

Hiện Vinafood 1 đang tổ chức giao 50.000 tấn gạo nhưng lại bị ách tắc tại cảng ở TP. HCM. Việc xuất hàng tại các cảng Thốt Nốt-Cần Thơ và Mỹ Thới-An Giang cũng đang bị ngưng trệ do thiếu lực lượng bốc xếp…

Chia sẻ :


Thủ tướng chỉ thị: Người dân tiêm đủ liều vắc xin được sản xuất, vận chuyển hàng

Bảo đảm hệ thống giao thông vận tải thông suốt tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc vận chuyển nông sản, vật tư đầu và tiêu thụ, xuất khẩu; hướng dẫn cho người lao động đã được tiêm đủ liều vắc xin để có lao động.

Chia sẻ :


Ưu tiên chuyển đổi số cho “trụ đỡ” của nền kinh tế trong thời kỳ mới

Hơn 1.300 đại biểu Việt Nam và quốc tế từ hơn 35 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tham gia “Diễn đàn Quốc tế Chuyển đổi số Nông nghiệp Việt Nam 2021” là một tín hiệu rất tích cực cho thấy, nông nghiệp và quá trình chuyển đổi tại Việt Nam đang thu hút sự quan tâm rất lớn của toàn xã hội…

Chia sẻ :


Nhà đầu tư “găm” bất động sản nào chờ sốt đất trở lại?

“Sốt đất” – đó là kịch bản của các nhà đầu tư lạc quan. Chính bởi vậy, họ vẫn luôn tìm kiếm cơ hội bổ sung hàng hoá vào danh mục sản phẩm đầu tư của chính mình.

Chia sẻ :


Doanh nghiệp TP.HCM trước nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu

Báo cáo mới nhất cho thấy chỉ riêng tại Cần Thơ đã có 98% doanh nghiệp phải tạm ngưng hoạt động do dịch Covid-19. Như vậy những doanh nghiệp ở TP.HCM đang có đối tác tại Cần Thơ cũng sẽ đối diện nguy cơ phải dừng hoạt động nếu hết nguyên vật liệu…

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *