Cảnh giác với lừa đảo đa cấp trong mùa dịch

Thời gian gần đây, không ít đối tượng đã lợi dụng mạng xã hội để lôi kéo sinh viên vào con đường đa cấp bất chính với nhiều “chiêu trò” mới.

Các đối tượng dưới vỏ bọc là nhà kinh doanh, trưởng dự nhóm dự án, để thực hiện hành vi lừa đảo đa cấp. Ngoài ra, để tăng “uy tín” của mình, các đối tượng còn lấy hình ảnh, tên tuổi của các thầy cô giáo để cắt ghép và “thuyết phục” những hệ thống bán hàng, dự án này có sự tham gia của các thầy cô. Một số trường hợp còn sử dụng hình ảnh của những dự án khác và nhận mình là người tổ chức, thực hiện dự án.

Các đối tượng chủ động liên lạc đến các bạn sinh viên thông qua mạng xã hội. Qua đó, muốn các bạn tham gia vào tổ chức và hứa hẹn mang lại nhiều ưu đãi. Huỳnh Thu Thủy (trường ĐH Ngân hàng TP. HCM) kể: “Mình đã từng gặp phải nhiều trường hợp về lừa đảo. Ban đầu, họ giới thiệu mình là trưởng nhóm hoặc là ban tổ chức đang thực hiện một dự án cộng đồng. Sau đó, họ cho biết tham gia vào dự án sẽ được quyền lợi về việc nâng cao thu nhập, kỹ năng mềm, giao tiếp hoặc ngoại ngữ nhằm lôi kéo sinh viên như mình”.

Có những trường hợp còn tìm cách liên lạc, hẹn gặp trực tiếp các bạn sinh viên để thực hiện hành vi lừa đảo. Như trường hợp của Võ Như Khánh, (trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM) chia sẻ: “Mình đã gặp trường hợp người gọi điện đến giới thiệu bản thân đến từ công ty và hẹn gặp phỏng vấn trực tiếp. Khi mình đến chỗ hẹn thì đó hoàn toàn không phải là công ty như đã nói. Họ còn dẫn dụ bằng cách đề cập đến việc nhẹ lương cao, làm việc tại nhà thoải mái. Đồng thời, còn bắt buộc đưa ra các giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, thẻ ATM và đòi đóng phí trước. Cũng may mà mình cảnh giác”.

Cảnh giác với lừa đảo đa cấp trong mùa dịch ảnh 1
Không ít sinh viên bị các đối tượng lừa đảo nhắn tin, lôi kéo tham gia vào các hệ thống bán hàng đa cấp bất chính.

Để phòng tránh tình trạng này, mỗi bạn trẻ cần tự cảnh giác và sớm nhận ra hành vi lừa đảo trên mạng để tránh rơi vào những bẫy giăng sẵn của những đối tượng lừa đảo đa cấp bất chính.

ThS Nguyễn Quỳnh Nga, Phó Trưởng Phòng Thanh tra – Pháp chế – Sở hữu trí tuệ, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM cho biết, không phải tất cả các tổ chức kinh doanh đa cấp đều là bất chính, lừa đảo. Một số ít doanh nghiệp hiện nay kinh doanh mô hình này một cách chân chính, có tuân thủ quy định của pháp luật. Tuy nhiên, một số mô hình đa cấp đã “biến tướng”, trở nên bất hợp pháp tại Việt Nam. Phương thức này gọi là “mô hình kim tự tháp”: hoạt động huy động tài chính trái phép và vận hành dựa trên sự lừa đảo.

Cũng theo ThS Nguyễn Quỳnh Nga, nếu như các bạn tham gia tổ chức kinh doanh bán hàng đa cấp được yêu cầu đóng một khoản tiền, mua một số lượng sản phẩm nhất định, hoặc được trả “hoa hồng”, nếu rủ rê thêm nhiều người khác đăng ký tham gia thì tổ chức này đang kinh doanh trái với quy định của pháp luật theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 5 Nghị định 40/2018/NĐ-CP.

Cảnh giác với lừa đảo đa cấp trong mùa dịch ảnh 2
ThS Nguyễn Quỳnh Nga “bật mí” một số cách để tránh “bẫy đa cấp” bất chính.

Đứng trước vấn đề lừa đảo kinh doanh đa cấp, các bạn sinh viên cần phải có những kỹ năng để bảo vệ chính mình. ThS Nguyễn Quỳnh Nga chia sẻ thêm: “Trên quan điểm cá nhân, mình có một số lời khuyên đến các bạn. Đầu tiên, bạn phải tìm hiểu thật kỹ quy định của pháp luật về lĩnh vực đó trước khi bắt đầu thực hiện. Cần tìm hiểu tất cả những thông tin về doanh nghiệp, tổ chức mà bạn dự định đăng ký, nộp hồ sơ. Đó có phải là các công ty mà báo chí, cơ quan chức năng vẫn đang cảnh báo hay không? Tiếp theo, các bạn cần chủ động và dành thời gian nhiều hơn cho việc tìm hiểu thông tin về kinh tế, đời sống xã hội… Cuối cùng, hãy trình báo cơ quan chức năng nếu như bạn hay người thân là nạn nhân của mô hình kinh doanh bất hợp pháp này”.

nguồn: svvn.tienphong.vn

Chia sẻ :


Bài viết liên quan

Xuất hiện hợp đồng ‘lạ’ khi mua căn hộ chung cư, nhà đầu tư cần cảnh giác

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng vừa đưa ra cảnh báo về một số hợp đồng không căn cứ vào Luật Nhà ở, văn bản đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai của Sở Xây dựng.

Chia sẻ :


Giải thích trò lừa đảo của bán hàng đa cấp biến tướng

Cảnh giác về những nguy hiểm và hoạt động của MLM là đặc biệt quan trọng, bởi vì chúng là những mô hình kim tự…

Chia sẻ :


Hà Nội dự kiến chỉ có 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường

Thành phố Hà Nội cho biết, dự kiến sẽ chỉ có 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường trong thời gian Hà Nội chống dịch. Công an thành phố Hà Nội được giao nhiệm vụ cấp phát, quản lý, kiểm tra, kiểm soát xử lý về cấp giấy đi đường cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố…

Chia sẻ :


Sập bẫy sàn ảo mùa dịch: Các chủ sàn ảo thách thức cơ quan pháp luật

Mặc dù các đường dây sàn ảo hoạt động từ nhiều năm nay khiến cả trăm ngàn nạn nhân sập bẫy với số tiền bị lừa hàng ngàn tỉ đồng, nhưng đến nay vẫn hoành hành như thách thức cơ quan thực thi pháp luật.

Chia sẻ :


Rủi ro tiềm ẩn khi vay tiền qua mạng

Rủi ro từ việc vay tiền trên mạng cũng ngày càng trở nên phổ biến, bởi chính các thủ tục vay quá “nhanh chóng và đơn giản” của hình thức vay tiền trên mạng tồn tại nhiều yếu tố lừa đảo trong đó.

Chia sẻ :


Thủ tướng yêu cầu Hà Nội xử lý ngay bất cập trong việc cấp giấy đi đường

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu UBND TP. Hà Nội có hướng dẫn cụ thể, kịp thời điều chỉnh nội dung còn bất cập trong việc cấp giấy đi đường cho các nhóm đối tượng theo quy định đã ban hành, không để xảy ra tình trạng người dân và doanh nghiệp chờ đợi kéo dài…

Chia sẻ :


Thị trường chứng khoán biến động, làm thế nào để giữ được tâm lý ổn định và vượt qua khủng hoảng?

Thị trường chứng khoán biến động mạnh từ tháng 6 đến tháng 8 gây ra nhiều ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực cho nhà đầu tư. Nhiều nhà đầu tư hoang mang, không biết xử lý bán ra hay mua vào như thế nào, dẫn đến thiệt hại một khoản tiền lớn do sự tăng lên và giảm xuống bất ngờ của thị trường.

Chia sẻ :


Bắt nhóm cho vay lãi nặng tới 365%/năm, yêu cầu thế chấp bằng “video nóng”

Chỉ tính riêng từ năm 2018 đến nay, Lương Minh Ngọc và Nguyễn Thái Quý đã cho rất nhiều người dân trên địa bàn vay tiền với số tiền lên đến hàng tỷ đồng, lãi suất từ 180-365%/năm. Đối với người vay không có tài sản, các đối tượng này sử dụng thủ đoạn yêu cầu người vay tiền “thế chấp” bằng các video, hình ảnh nhạy cảm của họ để cho vay.

Chia sẻ :


Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng rà soát tác động việc hủy phát hành trái phiếu của Tân Hoàng Minh

Bộ Tài chính và Bộ Xây dựng đang rà soát, đánh giá tác động của việc hủy phát hành trái phiếu của Tân Hoàng Minh liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp (DN) và bất động sản.

Chia sẻ :


Ông Trịnh Văn Quyết chủ tịch FLC bị bắt: Thao túng có hệ thống, phải xử nặng

Theo các chuyên gia, sự kiện ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố, bắt tạm giam dù gây rúng động thị trường nhưng thực sự là tin tức được nhiều nhà đầu tư ủng hộ, bởi nó đã khởi đầu cho việc tạo và giữ môi trường đầu tư sạch, an toàn.

Chia sẻ :


Phản hồi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *